YOMEDIA
NONE

Giữa hai điểm AB của một mạch điện có hiệu điện thế không đổi 12V, người ta mắc hai điện trở R1= 6Ω và R2= 12Ω song song nhau.

a. Tính cường độ dòng điện qua mạch chính và qua mỗi điện trở.

b. Mắc thêm điện trở R3 vào đoạn mạch nói trên thì cường độ dòng điện qua mạch chính lúc này là 2A. Hỏi mắc R3 vào mạch như thế nào? Tính các giá trị R3 và cường độ dòng điện qua mỗi điện trở.

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • Cường độ dòng điện qua mạch chính và qua mỗi điện trở

    Điện trở tương đương của mạch là \({{R}_{t}}=\frac{{{R}_{1}}.{{R}_{2}}}{{{R}_{1}}+{{R}_{2}}}=\frac{6.12}{6+12}=4\Omega \)

    Cường độ dòng điện qua mạch chính là \({{I}_{{}}}=\frac{U}{{{R}_{t}}}=\frac{12}{4}=3A\)

    Cường độ dòng điện qua R1 là \({{I}_{1}}=\frac{U}{{{R}_{1}}}=\frac{12}{6}=2A\)

    Cường độ dòng điện qua R2 là \({{I}_{_{2}}}=\frac{U}{{{R}_{2}}}=\frac{12}{12}=1A\)

    Để cường  độ dòng điện qua mạch chính là  I= 2A< 3A  thì điện trở tương đương của mạch phải tăng lên. Vậy R3 phải mắc nối tiếp.

    Điện trở tương đương của mạch lúc này là \({{R}_{t}}=\frac{U}{I}=\frac{12}{2}=6\Omega \)

    Khi R3 mắc nối tiếp với đoạn mạch nói trên thì Rtđ= R3+R12= 6W

    \({{R}_{3}}=6-4=2\Omega \)

     - Khi R3 mắc nối tiếp với R1 thì \({{R}_{t}}=\frac{({{R}_{1}}+{{R}_{3}}).{{R}_{2}}}{{{R}_{1}}+{{R}_{3}}+{{R}_{2}}}=\frac{(6+{{R}_{3}}).12}{18+R_{3}^{{}}}=6\Omega \)   

    \(\Rightarrow {{R}_{3}}=6\Omega \)

     Vậy khi R3 nối tiếp với đoạn mạch gồm R1 song song R2 thì R3= 2Ω

    khi R3 nối tiếp với  R1 thì R3= 6Ω.                               

      bởi My Van 20/04/2022
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON