YOMEDIA
NONE

Tính công suất của con ngựa kéo xe chuyển động đều quãng đường 240m trong thời gian 1 phút ?

Một con ngựa có thể kéo xe chuyển động đều quãng đường 240m trong thời gian 1 phút

a) Hãy tính công mà con ngựa đã thực hiện được .Biết rằng lực kéo là 200N

b) Tính công suất của con ngựa

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (37)

  • a) Công của con ngựa đã thực hiện được là:

    A= F.S = 200.240 = 48000 (J)

    b) Công suất của con ngựa là:

    \(P\)= \(\dfrac{A}{t}\) = \(\dfrac{48000}{60}\) =800 (W)

    Đáp số: A = 48000J

    \(P\) = 800W

      bởi Lại Minh Hải 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Một con ngựa có thể kéo xe chuyển động đều quãng đường 240m trong thời gian 1 phút

    a) Hãy tính công mà con ngựa đã thực hiện được .Biết rằng lực kéo là 200N

    b) Tính công suất của con ngựa

      bởi Nguyễn Minh Minh 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Công của con ngựa:

    A= F*s= 200* 240= 48000(J)

    Công suất của con ngựa:

    P= A/t = 48000/60 = 800(W)

      bởi Nguyễn Thị Yến Linh 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Khi đưa 1 vật lên cao 2m bằng mặt phẳng nghiêng, ng ta thực hiện công.
    A, Tính trọng lượng của vật ( công 3000J, hiệu suất là 80%)
    B, Cho biết chiều dài của mặt phẳng nghiêng là 20m, tìm công để thắng lực ma sát, và độ lớn của lực ma sát đó.

      bởi Lê Nhật Minh 25/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt

    h=2m

    H= 80%= 0,8

    ATP= 3000J

    l= 20m

    a, Công có ích là:

    Ai= H*ATP= 0,8*3000= 2400(J)

    Trọng lượng của vật là:

    P= Ai/h = 2400/2= 1200(N)

    b, Công để thắng ma sát:

    Avi= ATP-Ai= 3000-2400= 600(J)

    Độ lớn của lực ma sát:

    Fms= Avi/l= 600/20 = 30(N)

      bởi Nguyễn Pii 25/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • một người đi xe đạp trên 1/3 quãng đường với v1=14 km/h tính v2 trên đoạn đường còn lại biết vtb=12km/h

      bởi Hương Lan 27/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • gọi quãng đường người đó đi là s

    t1 là thời gian đi hết 1/3 quãng đường đầu

    t2 là thời gian đi hết qđ còn lại

    Theo đề ta có:

    t1=\(\frac{S}{3.v_{^{ }}1}\)

    t2=\(\frac{2S}{3v_2}\)

    vtb=\(\frac{S}{t}=\frac{S}{t1+t2}=\frac{S}{\frac{S}{3v1}+\frac{2S}{3v2}}=\frac{S}{S\left(\frac{1}{3v1}+\frac{2}{3v2}\right)}=\frac{1}{\frac{v2+2v1}{3v1v2}}=\frac{3v1v2}{v2+2v1}=\frac{12km}{h}\)

    <=>\(\frac{3.14v2}{v2+28}=\frac{42v2}{v2+28}=12\)<=> 42v2=12v2+366 =>v2=12.2 km/h

      bởi Nguyễn Phương Dung 27/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Cách đổi lít sang kg như thế nào ạ?

      bởi thu hằng 29/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1lít = 1000cm3
    Công thức chuyển đổi lít thành kg là:
    A = B x C/1000
    A là khối lượng có đơn vị tính bằng kg.
    B là dung tích có đơn vị tính bằng lít.
    C là khối lượng riêng tính trên 1m3 = 1000000cm3 = 1000 lít
    VD1: nước có khối lượng riêng 1 tấn/m3 = 1000kg/m3
    Khối lượng của 1 lít nước = 1 x 1000kg/1000 = 1kg
    VD2: xăng có khối lượng riêng (trung bình thôi vì có nhiều loại xăng khác nhau và còn thể còn được pha thêm 1 số chất khác như chì,....) 0,74 tấn/m3 = 740kg/m3
    Khối lượng của 1 lít xăng = 1 x 740kg/1000 = 0,74kg

      bởi Thảo T. Thanh 29/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một đập thủy điện cao 30m, công suất 50mW. Khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3. Tính thể tích nước và công suất đập tuôn xuống trong 1 giây.

      bởi Bánh Mì 31/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Viết hoa chữ M ở 50MW đi chứ làm mình cứ tưởng mét.

    Gọi Vn là thể tích nước.

    Từ công thức:

    \(P_{cs}=\dfrac{A}{t};A=P.h;P=D_n.V\\ \Rightarrow A=D_n.V.h\\ \Rightarrow P_{cs}=\dfrac{D_n.V.h}{t}\)(Pcs là công suất không viết hoa được)

    Thời gian là 1s.

    \(\Rightarrow V=\dfrac{P_{cs}.t}{D_n.h}=\dfrac{50000000.1}{1000.30}\approx1666,7\left(m^3\right)\)

    Công đập tuôn xuống trong 1s:

    \(A=P_{cs}.t=50000000.1=50000000\left(J\right)\)

    Thấy đúng thì tick nha.

      bởi Thái Bá Quân 31/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • một vật được móc vào 1 lực kế và cho chìm trong nước lực kế chỉ 8.5N . khi đó nước tràn ra là 0.5 lít
    a.tính lực đẩy acsimets
    b tính khối lượng riêng của vật ? và cho biết chất làm vật là chất gì ? kí hiệu hóa học của chất đó

      bởi thi trang 03/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a) 0,5 lít = 0,5dm^3=0,0005m^3

    Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật là :

    \(F=d.V=10000.0,0005=5\left(N\right)\)

    b) Trọng lượng của vật là :

    \(P_v=F_A+P=8,5+5=13,5\left(N\right)\)

    Trọng lượng riêng của vật là :

    \(d=\frac{P}{V}=\frac{13,5}{0,0005}=27000\)(N/m^3)

    Khối lượng riêng của vật là :

    \(D=\frac{d}{10}=\frac{27000}{10}=2700\)(kg/m^3)

    Chúc bạn học tốt!!!

      bởi nguyen viet cuong 04/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Khi đưa 1 vật lên cao 2m bằng mặt phẳng nghiêng, ng ta thực hiện công.
    A, Tính trọng lượng của vật ( công 3000J, hiệu suất là 80%)
    B, Cho biết chiều dài của mặt phẳng nghiêng là 20m, tìm công để thắng lực ma sát, và độ lớn của lực ma sát đó.

      bởi Nguyễn Xuân Ngạn 07/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt

    h=2m

    H= 80%= 0,8

    ATP= 3000J

    l= 20m

    a, Công có ích là:

    Ai= H*ATP= 0,8*3000= 2400(J)

    Trọng lượng của vật là:

    P= Ai/h = 2400/2= 1200(N)

    b, Công để thắng ma sát:

    Avi= ATP-Ai= 3000-2400= 600(J)

    Độ lớn của lực ma sát:

    Fms= Avi/l= 600/20 = 30(N)

      bởi Tuấn Lê 07/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một vật đặc, đồng chất có thể tích V=0,00016m3 và có trọng lượng trong không khí là P1=4N

    A/ Treo vật vào lực kế,khi vật đứng yên thì lực kế chỉ bao nhiêu ?

    B/ Thả vật chìm hoàn toàn trong dầu , giữ vật cân bằng nhưng không chạm vào đáy và thành bình . Hãy tính độ lớn lực đẩy Acsimet Fa tác dụng lên vật và chỉ số P2 của lực kế khi đó ? Cho trọng lượng riêng của dầu = 8000N/m3

     

      bởi Goc pho 11/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a) Treo vật vào lực kế, mà P1= 4 N thì khi vật đứng yên lực kế chỉ 4N.

    b) Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật là :

    FA = d x V = 8000 x 0,00016 = 1,28 (N).

    Chỉ số P2 của vật lúc đó là :

    P2 = P1 - FA = 4 - 1,28 = 2,72 (N).

      bởi Triển Phan 11/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một khối gỗ hình trụ cao 30cm, có diện tích đáy là 150cm2 được thả nổi thẳng đứng trong một bình nước.

    a) Tính lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên khối gỗ.

    b) Độ cao phần gỗ chìm trong nước.

    c) Công để nhấc khối gỗ đó ra khỏi nước và biểu diễn công đó trên đồ thị.

    Khối lượng riêng của gỗ và nước là D1 = 0,8ghttps:https://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.https://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.hoc247.nethttps://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.imagehttps://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.faqhttps://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.data2https://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.563596_.m3 ; D2 = 1ghttps:https://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.https://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.hoc247.nethttps://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.imagehttps://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.faqhttps://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.data2https://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.563596_.m3

      bởi hà trang 16/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Cơ học lớp 8

      bởi Phạm Linh 16/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 1: Phát biểu nào sau đây KHÔNG đúng ?
    a. Một vật có thẻ có cả động năng và thế năng
    b. Động năng là cơ năng của vật có được khi đang chuyển động
    c. Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật là thế năng đàn hồi.
    d. Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất được gọi là thế năng trọng trường .

    Câu 2: Chỉ ra kết luận SAI trong các kết luận sau :
    a. Chuyển động của các hạt phấn hoa trong chuyển động Brao - nơ là do các phân tử nước chuyển động va chạm vào
    b. Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng
    c. Nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh thì vật cũng chuyển động càng nhanh
    d. Nhiệt độ càng cao thì phân tử, nguyên tử chuyển động càng nhanh

    Câu 3: Hiện tượng kh

      bởi Nguyễn Ngọc Sơn 21/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 1: Phát biểu nào sau đây KHÔNG đúng ?
    a. Một vật có thẻ có cả động năng và thế năng
    b. Động năng là cơ năng của vật có được khi đang chuyển động
    c. Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật là thế năng đàn hồi.
    d. Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất được gọi là thế năng trọng trường .

    B. Động năng là cơ năng của vật có được khi đang chuyển động

    Câu 2: Chỉ ra kết luận SAI trong các kết luận sau :
    a. Chuyển động của các hạt phấn hoa trong chuyển động Brao - nơ là do các phân tử nước chuyển động va chạm vào
    b. Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng
    c. Nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh thì vật cũng chuyển động càng nhanh
    d. Nhiệt độ càng cao thì phân tử, nguyên tử chuyển động càng nhanh

    C. Nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh thì vật cũng chuyển động càng nhanh

    Câu 3: Hiện tượng khuếch tán xảy ra vì:
    a. Giữ các hạt phân tử có khoảng cách
    b. Các hạt phân tử chuyển động không ngừng
    c. Cả 2 đáp án trên đều đúng
    d. cả 2 đáp án trên đều sai

    C.Cả 2 đáp án trên đều đúng

    Câu 4: Nếu chọn mặt đắt làm mốc để tính thế năng thì trong các vật sau đây vật nào không có thế năng ?
    a. Lò xò để tự nhiên ở một độ cao sao với mặt đất
    b. Viên đạn đang bay
    c. Lò xò đang lăn trên mặt đất
    d. Lò xo bị ép đặt ngay trên mặt đất

    B.Viên đạn đang bay

      bởi Triệu Quang Mạnh Triệu 21/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • ai có đề thi hsg lý 8 cập thị xã năm 2016-2017 hông cho mik vs

      bởi A La 26/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • PHÒNG GD&ĐT THANH CHƯƠNG

    TRƯỜNG THCS THANH THỊNH

    KỲ THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN

    NĂM HỌC 2015 - 2016

    Câu 1: (3 điểm)

    Một vật chuyển động từ A đến B cách nhau 360km. Trong nửa đoạn đường đầu vật đi với vận tốc v1 = 18 km/h, nửa đoạn đường còn lại vật chuyển động với vận tốc v2 = 4m/s.

    a. Sau bao lâu vật đến B?

    b. Tính vận tốc trung bình của vật trên cả đoạn đường AB.

    Câu 2: (2 điểm) Một căn phòng rộng 4m, dài 5m, cao 3m.

    a. Tính khối lượng của không khí chứa trong phòng. Biết khối lượng riêng của không khí là 1,29kg/m3.

    b. Tính trọng lượng của không khí trong phòng.

    Câu 3: (2,5 điểm)

    Thả một vật bằng kim loại vào bình đo thể tích có vạch chia độ thì nước trong bình từ mức 130cm3 dâng lên đến 175cm3. Nếu treo vật vào một lực kế trong điều kiện vật vẫn nhúng hoàn toàn trong nước thì lực kế chỉ 4,2N. Cho trọng lượng riêng của nước d = 10000N/m3.

    a. Tính lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật.

    b. Xác định khối lượng riêng của chất làm nên vật.

    Câu 4: (2,5 điểm)

    Một bình thông nhau có hai nhánh giống nhau chứa thủy ngân. Đổ vào nhánh A một cột nước cao h1 = 30cm, vào nhánh B một cột dầu cao h2 = 5cm. Tìm độ chênh lệch mực thủy ngân ở hai nhánh A và B. Cho trọng lượng riêng của nước, của dầu, của thủy ngân lần lượt là d1 = 10000N/m3, d2 = 8000N/m3, d3 = 136000N/m3

      bởi Mông Văn Vũ 26/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Hãy giải thích các trường hợp sau

    + Một học sinh bóp nát một viên phấn thành những hạt rất nhỏ và nói rằng đó chính là các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên viên phấn. Theo em ý kiến đó có đúng không? Tại sao?

    + Hãy giải thích khi rắc từ từ một thìa đường tinh và một cốc nước đầy thì nước không tràn ra ngoài và có vị ngọt?

    + Một vật dù nóng hay lạnh đều có nhiệt năng. Theo em kết luận như vậy có đúng không? Tại sao?

    + Tại sao bát, đĩa thường làm bằng bành sứ. Còn nồi, ấm thường làm bằng kim loại?

    + Khi xoa hai bàn tay vào nau, hai bàn tay đều nóng lên. Có thể nói hai bàn tay đã nhận nhiệt lượng từ cơ thể không? Tại sao?

    + Khi nắm chặt đồng xu trong tay, đồng xu nóng lên. Có thể nói đồng xu đã nhận nhiệt lượng tử cơ thể không? Tại sao?

    + Gạo đang nấu trong nồi và gạo đang xát đều nóng lên. Hỏi về mặt thay đổi nhiệt năng thì có gì giống và khác nhau trong hai hiện tượng trên.

      bởi Hy Vũ 04/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1.các hạt phấn là phần tử còn các hạt phân tử ,nguyên tử rất nhỏ mắt thường ko thể thấy được

    2.vì giửa các hạt phân tử nước có khoảng cách cho nên các hạt phân tử đường có thể xen vào các khoảng đó.cho nên vì thế thể tích hỗn hợp nước đường tăng ko đáng kể

      bởi võ văn tý 04/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một bình thông nhau cs 2 nhánh tiết diện bằng nhau.Người ta đổ nước vào bình.Sau đó đổ dầu vào 2 nhánh,bên trái cột dầu cao 10cm, bên phải cột dầu cao 15cm.Cột chất lỏng chênh lệch ở 2 bên là... cm. Cho d nước = 10000Nhttps:https://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.https://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.hoc247.nethttps://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.imagehttps://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.faqhttps://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.data2https://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.563596_.m^3, d dầu=7500Nhttps:https://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.https://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.hoc247.nethttps://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.imagehttps://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.faqhttps://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.data2https://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.563596_.m^3.(nhập kết quả dưới dạng chữ số thập phân đơn giản nhất)

      bởi thanh duy 11/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • h1 h2 h A B dầu nước dầu

    Xét 2 điểm A và B cùng nằm trên một mặt phẳng nằm ngang đi qua mặt phân cách giữa dầu và nước ở bình có cột dầu cao hơn.

    pA = pB

    \(\Rightarrow d_2.h_1=d_2.h_2+d_1.h\Rightarrow h=\dfrac{d_2.h_1-d_2.h_2}{d_1}\)

    \(=\dfrac{7500.0,15-7500.0,1}{10000}=0,0375\left(m\right)=3,75\left(cm\right)\)

    Độ chênh lệch của chất lỏng 2 bình là

    \(h_1-h_2-h=15-10-3,75=1,25\left(cm\right)\)

      bởi hoang thi viet hang 11/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • VÌ sao container lại có nhiều bánh hơn xe ô tô ? Vì sao xe tăng, xe máy kéo phải chạy bằng xích?

      bởi Anh Trần 18/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • +xe container có tải trọng lớn nên phải có nhiều bánh xe để tăng diện tích tiếp xúc lên măt đường

    + xe tăng, xe máy kéo phải chạy bằng xích vì tăng s tiếp xúc bề mặt để k bị lật đổ vì các loại xe này hoạt động trong địa hình k bằng phẳng

      bởi Trương Sơn 18/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Hai thanh kim loại tiết diện đều, đồng chất có cùng chiều dài bằng 20cm và tiết diện nhưng trọng lượng riêng của thanh thứ nhất và thanh thứ hai là d1 = 1,25d2. Hai thanh kim loại được hàn chặt một đầu vào nhau và được treo lên bằng một sợi dây tại chỗ hàn đó. Để làm cho hai thanh kim loại cân bằng người ta có hai cách:

    - Cắt một phần thanh thứ nhất và đặt lên chính giữa phần còn lại của thanh đó. Tìm chiều dài phần đã cắt.

    - Cắt bỏ một phần thanh thứ nhất. Tìm chiều dài phần bị cắt.

      bởi Anh Nguyễn 25/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Gọi chiều dài của hai thanh là l, S là tiết diện của mỗi thanh.

    a) Hệ thông hai thanh là một đòn bẩy có điểm tựa tại O.

    Cơ học lớp 8

    Gọi chiều dài phần bị cắt là l1.

    Phân tích các lực tác dụng lên đòn bẩy:

    - Trọng lượng \(\overrightarrow{P_1}\) của thanh thứ nhất, do phần thanh bị cắt đã được đặt lên chính giữa phần còn lại nên trọng lực của thanh sẽ có điểm đặt tại trung điểm của phần còn lại của thanh, cánh tay đòn của trọng lực này là \(\dfrac{l-l_1}{2}\)

    - Trọng lượng \(\overrightarrow{P_2}\) của thanh thứ hai, điểm đặt tại trung điểm của thanh thứ hai, cánh tay đòn là \(\dfrac{l}{2}\)

    Do hai thanh đã cân bằng nên theo điều kiện cân bằng của đòn bẩy ta có:

    \(P_1\cdot\dfrac{l-l_1}{2}=P_2\cdot\dfrac{l}{2}\\ \Rightarrow d_1.l.S\dfrac{l-l_1}{2}=d_2.l.S\dfrac{l}{2}\\ \Leftrightarrow1,25d_2\cdot\dfrac{l-l_1}{2}=d_2\cdot\dfrac{l}{2}\\ \Leftrightarrow1,25\cdot\dfrac{l-l_1}{2}=\dfrac{l}{2}\\ \Leftrightarrow l_1=l-2\dfrac{\dfrac{l}{2}}{1,25}\\ =20-2\dfrac{\dfrac{20}{2}}{1,25}=4\left(cm\right)\)

    b)

    Cơ học lớp 8

    Gọi chiều dài phần bị cắt là l2, trọng lượng của phần bị cắt là P1'

    Phân tích các lực tác dụng lên đòn bẩy:

    - Trọng lượng của phần còn lại của thanh thứ nhất có độ lớn là P1 - P1', điểm đặt tại trung điểm phần còn lại của thanh thứ nhất, cánh tay đòn là \(\dfrac{l-l_2}{2}\)

    - Thanh thứ hai vẫn như phần a.

    Do hai thanh đã cân bằng nên theo điều kiện cân bằng của đòn bẩy ta có:

    \(\left(P_1-P_1'\right)\cdot\dfrac{l-l_2}{2}=P_2\cdot\dfrac{l}{2}\\ \Rightarrow\left(d_1.S.l-d_1.S.l_2\right)\dfrac{l-l_2}{2}=d_2.l.S\dfrac{l}{2}\\ \Leftrightarrow1,25d_2.S\left(l-l_2\right)\cdot\dfrac{l-l_2}{2}=d_2.l.S\dfrac{l}{2}\\ \Leftrightarrow1,25\left(l-l_2\right)\dfrac{l-l_2}{2}=l\dfrac{l}{2}\\ \Leftrightarrow1,25\dfrac{\left(l-l_2\right)^2}{2}=l\dfrac{l}{2}\\ \Leftrightarrow\left(l-l_2\right)^2=2\dfrac{l\dfrac{l}{2}}{1,25}=2\dfrac{20\dfrac{20}{2}}{1,25}=320\\ \Leftrightarrow l_2=20-\sqrt{320}\approx2,11\left(cm\right)\)

    Do l2 > 0

      bởi Toại Toại 25/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một máy nén thủy lực dùng để nâng dữ một ô tô. Diện tích của pittông nhỏ là 1,5 cm2 , diện tích của pittông lớn là 140 cm2 . Khi tác dụng lên pittông nhỏ một lực 240N thì lực do pittông lớn tác dụng lên ô tô là bao nhiêu?

      bởi Nguyễn Thị Thúy 02/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Theo định luật vật lý trong bình thông nhau ta có

    \(\frac{F_1}{F_2}=\frac{S_1}{S_2}=>F_1=\frac{F_2}{S_2}.S_1=240.\frac{140}{1,5}=22400\left(N\right)\)

    Vậy lực so pitton tác dụng lên ô tô là: 22400N

      bởi Phan Thị Đoan Hạnh 02/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1. Một ng đi xe đạp xuống dốc dài 100m hết 25 giây. hết dốc, xe lăn tiêp 1 đoạn đường 50m rôì dừng hẳn. tinh vận tốc xe trên mỗi quãng đương và cả quãng đường

    2. một hồ sâu 12m đầy nước. Tính ps suất của nước ên đáy hồ và 1 điểm cách đáy hồ 7,5m.nếu nhúng vật thể tích 50dm3 vào vị trí đó, tinh lực đẩy acsimet lên vật. biết trọng lượng riêng của nước là 10.000N/m3

      bởi thu hảo 11/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1. Phần này phải dùng đến gia tốc vì chuyển động là nhanh dần và chậm dần.

    2. Áp suất của nước lên đáy hồ là P = d.h = 10000.(12-7,5) = 4,5.10^4(N/m^3)

    d - chiều cao của điểm xét đến mặt thoáng nước

    tại điểm này nhúng vật ta có lực đẩy Acsimet là

    F_A = d.V = 10 000. 0,05=500N.

    Đổi 50 dm^3 = 50/1000 = 0,05m^3.

     

      bởi Lương Trần 11/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bài1: Một cục nước đcó thể tích 360 cm3 và nổi trên mặt nước. Biết khối lượng riêng của cục nước đá và nước lần lượt là 0,92 g/m3 ; 1 g/cm3. Hỏi thể tích phần nổi cảu cục nước đá là bao nhiêu cm3 ?

    Bài 2: Hai xe chuyển động thẳng đều từ hai địa điểm A và B và cùng đi về C. Biết AC = 80 km/h ; BC = 60 km/h ; xe khởi hành từ A đi với vận tốc 40 km/h. Muốn hai xe đến C cùng một lúc thì xe đi từ B phải chuyển động với vận tốc là bao nhiêu ?

    Bài 3: Hai quả cầu bạc và thủy tinh có cùng khối lượng 220,5 g và được treo về hai phía của một đòn cân. Khi nhúng phập quả cầu bạc vào nước thì cân mất thăng bằng. Biết khối lượng riêng của bạc, thủy tinh và nước lần lượt là 10500 kg/m3 ; 2500 kg/m3 ; 1000 kg/m3. Để cân thăng bằng trở lại ta cần đặt quả cân có khối lượng bằng bao nhiêu vào đĩa cân có quả nào ?

    Bài 4: Một chiếc xà lan dạng hình hộp chữ nhật dài 12 m và rộng 3,6 m. Khi đạu trong bến bến xà lan ngập sâu trong nước là 0,42 m. Hỏi xã lan có khối lượng là bao nhiêu ?

    Bài 5:Một vật nặng 3,6 kg có khối lượng riêng bằng 1800 kg/m3. Khi thả vật vào chất lỏng có khối lượng riêng là 850 kg/m3 , nó hoàn toàn nằng dưới mặt chất lỏng. Hỏi vật có thể tích và độ lớn lực đẩy Ac - si - mét bằng bao nhiêu ?

    Bài 6: Một bình thông nhau có hai nhánh bằng nhau chứa nước biển. Ngừoi ta đổ thêm xăng vào một nhánh. Hai mặt thoáng chênh nhau 18 cm. Cho dxăng = 7000 N/m3 ; dnước biển = 10300 N/m3. Hỏi độ cao của cột xăng là bao nhiêu ?

    Bài 7: Tác dụng một lực f = 380 N lên pittông nhỏ của một máy ép dùng nước. Diện tích pittông nhỏ là 2,5 cm2 , diện tích pittông lớn là 180 cm2. Hỏi áp suất tác dụng lên pittông nhỏ và lực tác dụng lên pittông lớn là bao nhiêu ?

    Bài 8: Trong bình thông nhau, nhánh lớn có tiết diện gấp đôi nhánh bé. Khi chưua mở khóa K mực nước tỏng nhánh lớn là 30 cm. Sau khi mở khóa K mực nước đứng yên. Bỏ qua thể tích ống nối hai nhánh thì mực nước hai nhánh là bao nhiêu ?

      bởi Bi do 20/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 3.220,5g=0,2205kg=2,205N

    Thể tích của vật bằng bạc là:

    Vbạc=\(\frac{P}{d_{bạc}}=\frac{2,205}{105000}=\frac{21}{1000000}m^3\)

    Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật bằng bạc:

    FA=d.V=10000.\(\frac{21}{1000000}\)=0,21N

    -Để cân cân bằng thì phải bỏ vào bên bạc 1 vật có trọng lượng 0,21N=0,021kg=21g

      bởi Nguyễn Hữu Nhật Trường 20/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF