YOMEDIA
NONE

Tính công của máy kéo dùng một lực là 15000N thực hiện trong 5s ?

khi kéo cày một máy kéo dùng một lực là 15000N và di chuyển với vận tốc 7,2 km/h

a) Tính công của máy kéo thực hiện trong 5s.

b) Nếu dùng bò để thay thế máy kéo thì công suất của bò bằng \(\dfrac{1}{50}\) công suất của máy kéo. Vậy bò phải mất bao nhiêu thời gian để kéo.

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (35)

  • Tóm tắt:

    \(F_k=P=15000N\)

    v= 7,2 km/h= 2,0833 m/s

    \(t_{mk}\)=5s

    ________________________

    Giải:

    a, Công của máy kéo thực hiện trong 5 giây là:

    \(A_k=F_k.s_k\)= 15000. ( 5. 2, 0833)= 15000 . 10, 4165= 156247,5(J)

    Công suất của máy kéo là:

    Cơ học lớp 8=\(\dfrac{A_k}{t}=\dfrac{156247,5}{2,0833}=75000\left(J\right)\)

    b, Công suất kéo của bò là:

    Cơ học lớp 8\(=\dfrac{1}{50}.75000=1500\left(J\right)\)

    Vậy:..................................

      bởi Phạm Hông 22/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Để đo khoảng cách từ trái đất đến một hành tinh , ng ta phóg lên hành tinh đó mottj tia la de sau 12 giây máy thu dc tia la de phản hồi về mặt đất . biết van toc của tia la de là 3.10^5km/h . tính khoảng cách từ trái đất đến hành tinh đó

      bởi Huong Duong 23/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Trái Đất HT A B v=3.10^5 t=12s

    Vì khi phát tia đến hành tinh ,tia đó gặp vật cản và quay về trái đất nên thời gian 12s là tổng thời gian từ lúc phát âm tới khi thu đc âm

    =>t=2tAB

    =>tAB=t:2=12:2=6

    Do đó khoảng cách từ trái đất đến hành tinh đó là:

    S=v.t=>S=v.tAB=3.105.6=18.105(km)

    Đ/s....

      bởi Thảoo Nguyênn 23/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một quả bóng bay trẻ em được thổi phồng bằng khí hiđrô có thể tích 4dm3. Vỏ bóng bay có khối lượng 3g buộc vào một sợi dây dài và đều có khối lượng 1g trên 10m. Tính chiều dài của sợi dây được kéo lên khi quả bóng đứng cân bằng trong không khí. Biết khối lượng 1 lít không khí là 1,3g và của 1 lít hiđrô là 0,09g. Cho rằng thể tích quả bóng và khối lượng riêng của không khí không thay đổi khi quả bóng bay lên.

      bởi Mai Thuy 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một quả bóng bay trẻ em được thổi phồng bằng khí hiđrô có thể tích 4dm3. Vỏ bóng bay có...
      bởi Nguyễn Khoa 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • một bơm dầu từ mỏ ở độ sâu 400m lên với lưu lượng 1000l trong 1 phút

    a,tính công mà bơm thực hiện biết trọng lượng riên của dầu là 9000N/\(^{m^3}\)

    b,tính công suất máy bơm

    giúp mình cái nha mình cần gấp rồi

      bởi Thanh Nguyên 25/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a)

    Đổi: \(1000l=1m^3.\)

    Trọng lượng của lượng dầu cần bơm là:

    \(P=d.V=9000.1=9000\left(N\right)\)

    Công mà máy bơm cần thực hiện để bơm lượng dầu đó là:

    \(A=P.h=9000.400=3600000\left(J\right)\)

    b)

    Công suất máy bơm là:

    \(P=\dfrac{A}{t}=\dfrac{3600000}{60}=60000\left(W\right)\)

    Vậy: .....

      bởi Lý Nguyễn Văn Truyền 25/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Cho 2 gương M và N và 2 điểm A,B .Hãy vẽ tia sáng xuất phát từ A phản xạ lần lượt trên gương rồi đến B trong 2 trường hợp:

    a)Đến M trước

    b)Đến N trước

    Vẽ hình giùm mình nha

      bởi Nguyễn Hồng Tiến 27/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Cho biết áp suất ở chân 1 ngọn núi là 750mmHg, ở đỉnh núi là 705mmHg, cứ lên cao 12,5m thì áp suất giảm 1mmHg. Hỏi ngọn núi này cao bao nhiu ?

      bởi Vũ Hải Yến 30/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt :

    \(p_1=750mmHg\)

    \(p_2=705mmHg\)

    \(h=...?\)

    GIẢI :

    Gọi \(p_1\)\(p_2\) lần lượt là áp suất ở chân núi và đỉnh núi.

    Độ cao của ngọn núi là :

    \(h=\left(p_1-p_2\right).12,5=\left(750-705\right)=562,5\left(m\right)\)

    \(\Rightarrow h_{núi}=562,5\left(m\right)\)

    Vậy ngọn núi này cao 562,5m

      bởi Madridista Ten 30/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một vật không thấm nước treo vào lực kế, lực kế chỉ giá trị P=100N. Nếu nhúng ngập vật trong nước lực kế chỉ còn giá trị P1=60NN

    a) Tính lực đẩy Acsimet của nước tác dụng lên vật ?

    b) Biết trọng lượng riêng của nước là d1=10000N/m3. Tính thể tích của vật ?

    c) Nhúng ngập vật vào một chất lỏng khác thì lực kế lại chỉ giá trị P2=68N. Tính trọng lượng riêng d2 của chất lỏng đó ?

      bởi nguyen bao anh 02/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    \(P_{kk}=100N\)

    \(P_n=60N\)

    __________________

    a) \(F_A=?\)

    b) \(d_n=10000N/m^3\)

    \(V=?\)

    c) \(P_{n_1}=68N\)

    \(d_l=?\)

    Giải:

    a) Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật là:

    \(F_A=P_{kk}-P_n=100-60=40\left(N\right)\)

    b) Thể tích của vật là:

    \(V=\dfrac{F_A}{d_n}=\dfrac{40}{10000}=0,004\left(m^3\right)\)

    c) Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật trong trường hợp này là:

    \(F_{A_1}=P_{kk}-P_{n_1}=100-68=32\left(N\right)\)

    Trọng lượng riêng của chất lỏng là:

    \(d_l=\dfrac{F_{A_1}}{V}=\dfrac{32}{0,004}=8000\left(N/m^3\right)\)

    Đáp số: ...

      bởi Trương Ngọc Hà 02/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một vật làm bằng kim loại, bỏ vào một bình chia độ thể tích nước trong bình dâng thêm 100cm3. Nếu treo vật vào lực kế thì lực kế chỉ 7,8 N. Biết trọng lượng riêng của nước d=10000N/m3

    a) Tính lực đẩy Acsimet của nước tác dụng lên vật ?

    b) Xác định khối lượng riêng của chất làm nên vật ?

    Giúp mình với ạ

      bởi Nguyễn Trung Thành 05/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    \(V=100cm^3=0,0001m^3\)

    \(P=7,8N\)

    \(d_n=10000N/m^3\)

    _________________________

    a) \(F_A=?\)

    b) \(D_v=?\)

    Giải:

    a) Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật là:

    \(F_A=d_n.V=10000.0,0001=1\left(N\right)\)

    b) Trọng lượng riêng của chất làm vật là:

    \(d_v=\dfrac{P}{V}=\dfrac{7,8}{0,0001}=78000\left(N/m^3\right)\)

    Khối lượng riêng của chất làm vật là:

    \(D_v=\dfrac{d_v}{10}=\dfrac{78000}{10}=7800\left(kg/m^3\right)\)

    Đáp số: ...

      bởi Lại Minh Hải 05/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Áp lực của gió tác dụng trung bình lên một cánh buồm là 7200N, khi đó cánh buồm chịu 1 áp suất 360N/m2
    a) diện tích của cánh buồm là bao nhiu ?
    b) Nếu lực tác dụng lên cánh buồm là 8400N, thì cánh buồm phải chịu áp suất là bao nhiu ?

      bởi Ngoc Nga 09/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    \(F_1=7200N\)

    \(p_1=360N\backslash m^3\)

    \(S=...?\)

    ____________________________________

    \(F_2=8400N\)

    \(p_2=...?\)

    GIẢI :

    a) Diện tích của cánh buồm là :

    \(S=\dfrac{F_1}{p_1}=\dfrac{7200}{360}=20\left(m^2\right)\)

    b) Cánh buồm phải chịu áp suất là :

    \(p_2=\dfrac{F_2}{S}=\dfrac{8400}{20}=420\left(Pa\right)\)

    Đáp số : \(\left\{{}\begin{matrix}S=20m^2\\p_2=420Pa\end{matrix}\right.\)

      bởi Điệp Hồng 09/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Treo một vật vào lực kế trong đó không khí chỉ 92N. Vẫn treo vật vào lực kế nhưng nhúng chìm hoàn toàn vào nước thì lực kế chỉ 52N

    a)Tính FA khi nhúng chìm hoàn toàn

    b)Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3 .Tính trọng lượng riêng của chất làm vật

      bởi Nguyễn Ngọc Sơn 14/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt

    P\(_1\)= 92N

    P\(_2\)= 52N

    d\(_n\)= 10000N/m\(^3\)

    ------------------------

    Fa= ?

    d\(_v\)= ?

    Giải

    a, Lực đẩy acsimet tác dụng lên vật là:

    Fa= P\(_1\)- P\(_2\)= 92 - 52= 40N

    b, Khi vật lơ lửng trong nước thì có 2 lực tác dung lên vật là trọng lượng(P)

    với lực đẩy acsimet(Fa) và P=Fa

    Ta có:

    Fa= d\(_n\).V= 10000.V

    => V= \(\dfrac{Fa}{d_n}\)= \(\dfrac{40}{10000}\)= 0,004N/m\(^3\)

    Mà P= Fa

    => d\(_v\)= \(\dfrac{P}{V}\)= \(\dfrac{40}{0,004}\)= 10000N/m\(^3\)

      bởi Phạm Thức 14/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một ly thủy tinh hình trụ cao 25cm, chứa nước còn cách miệng 5cm. Tính áp suất của nước gây ra ở đáy ly

    Đổ thêm dầu vào để cho đầy ly, tính áp suất do các chất lỏng gây ra ở đáy ly khi đó ? Cho trọng lượng riêng của nước d1=10000N/m3; trọng lượng riêng của dầu d2=8000NN/m3

      bởi hi hi 19/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • tóm tắt :

    h1=25cm = 0,25m d1 = 10000 N/M3

    h2<h1 5cm =0,05m d2= 8000N/ M3

    P= ? P = của 2 clong

    giải

    a) chiều cao của mực c lỏng là :

    h= h1 - h2 = 0,25 - 0,05 = 0,2 (m)

    as của nc td lên đáy ly là :

    p1= d* h= 10000 * 0,2 = 2000( Pa)

    b) as của dầu td lên đáy bình là :

    p2= d* h2 = 8000 * 0,05 = 400( Pa)

    AS của 2 c lỏng td lên dáy cốc là

    p= p1 + p2 = 2000 + 400 = 2400 ( Pa)

    cái này mình tự làm đó

      bởi Nguyễn Lý Hồng Châu 19/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một vận động viên thực hiện cuộc đua vượt đèo như sau: Quãng đường lên dèo 45 km, đi trong 2h15'. Quãng đường xuống đèo 30km, đi trong 24'. Tính vận tốc trên mỗi quãng đường đua và trên cả quãng đường.

    #Mọi người giúp em nha. Cảm ơn mọi người nhiều ạ.

      bởi Dương Minh Tuấn 24/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    \(s_1=45km\)

    \(t_1=2h15p=2,25h\)

    \(s_2=30km\)

    \(t_2=24p=0,4h\)

    ______________________

    \(v_1=?\)

    \(v_2=?\)

    \(v_{tb}=?\)

    Giải:

    Vận tốc đi của vận động viên trong quãng đường lên đèo là:

    \(v_1=\dfrac{s_1}{t_1}=\dfrac{45}{2,25}=20\left(km/h\right)\)

    Vận tốc đi của vận động viên trong quãng đường xuống đèo là:

    \(v_1=\dfrac{s_1}{t_1}=\dfrac{30}{0,4}=75\left(km/h\right)\)

    Vận tốc trung bình của vận động viên trên cả quãng đường là:

    \(v_{tb}=\dfrac{s_1+s_2}{t_1+t_2}=\dfrac{45+30}{2,25+0,4}=28,3\left(km/h\right)\) Vậy ...
      bởi Nguyễn thị thanh Hoà 24/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một ôtô đi từ A đến B phải qua địa điểm C, trên đoạn đường AC dài 40km ôtô đi hết 30phút. Trên đoạn đường từ C đến B với vận tốc 60km/h ôtô đó đu hết 15phút

    a) Tính vận tốc trung bình của ôtô trên đoạn đường AC, độ dài đoạn đường CB ?

    b) Tính vận tốc trung bình của ôtô trên cả quãng đường từ AB

      bởi Bảo Lộc 02/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    \(s_{AC}=40km\)

    \(t_{AC}=30p=0,5h\)

    \(v_{CB}=60km/h\)

    \(t_{CB}=15p=0,25h\)

    ________________________

    a) \(v_{AC}=?\)

    \(s_{CB}=?\)

    b) \(v_{tb}=?\)

    Giải:

    a) Vận tốc trung bình của ô tô trên đoạn đường AC là:

    \(v_{AC}=\dfrac{s_{AC}}{t_{AC}}=\dfrac{40}{0,5}=80\left(km/h\right)\)

    Độ dài quãng đường CB là:

    \(s_{CB}=v_{CB}.t_{CB}=60.0,25=15\left(km\right)\)

    b) Vận tốc trung bình của ô tô trrn cả quãng đường AB là:

    \(v_{tb}=\dfrac{s_{AC}+s_{CB}}{t_{AC}+t_{CB}}=\dfrac{40+15}{0,5+0,25}=73,33\left(km/h\right)\)

    Đáp số: ...

      bởi Nguyễn Xuân Tất Thắng 02/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một quyển sách có khối lượng là 300g đặt trên mặt bàn. Biểu diễn các lực tác dụng lên quyển sách khi đó.

      bởi Nguyễn Thủy Tiên 09/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Đổi 300g = 0,3kg

    Trọng lượng của quyển sánh là:

    \(P=10.m=10.0,3=3\left(N\right)\)

    1N P > P=3N

      bởi phạm nguyễn quỳnh nhiên 09/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Để đưa một vậy nặng 200kg lên cao 1,2m bằng mặt phẳng nghiêng có chiều dài 4m thì cần phải tác dụng một lực là bao nhiêu trong các trường hợp sau:

    a) Bỏ qua ma sát

    b) Khi có ma sát biết hiệu suất của mặt phẳng nghiêng là 80%

      bởi minh dương 16/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a) Trọng lượng của vật là:

    P = 10m = 10.200 = 2000(N)

    Nếu bỏ qua lực ma sát thì cần phải tác dụng 1 lực tối thiểu là 2000N

    b) Công có ích là:

    \(A_1\) = P.h = 2000.1,2 = 2400 (J)

    Do hiệu suất của mặt phẳng nghiêng là: 80%

    => Công toàn phần là:

    \(A_2\) = \(\dfrac{2400}{80\%^{ }:100\%}\) = \(\dfrac{2400}{0,8}\)=3000(J)

    Công của lực ma sát là:

    \(A_{ms}=A_2-A_1\)= 3000 - 2400 = 600(J)

    Lực cản ma sát là:

    \(F_{ms}=\dfrac{A_{ms}}{S}\)=\(\dfrac{600}{4}\)=150(N)

    Vậy khi có ma sát thì lực cần tác dụng tối thiểu là:

    \(F_{tt}=P+F_{ms}\)=2000+150 = 2150(N)

      bởi Ngọc Chinh 16/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Ai giải giúp em với ạ. Cảm ơn nhiều!

    Chỉ với các dụng cụ và vật liệu sau: lực kế, bình nước (khối lượng riêng của nước trong bình là D0). Hãy trình bày cách xác định và viết công thức tính khối lượng riêng của một vật kim loại có hình dạng bất kì.

      bởi Phạm Phú Lộc Nữ 23/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Đo trọng lượng của vật bằng lực kế

    Treo vật vào lực kế rồi nhúng chìm vào nước, xác định chỉ số lực kế này

    Tính lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật bằng cách trừ trọng lượng của vật với trọng lượng của vật trong nước.

    Biết trọng lượng riêng của nước và lực đẩy Ác-si-mét rồi thì có thể tình thể tích của vật bằng công thức FA/dn

    Sau khi tính thể tích thì tính trọng lượng riêng của vật khi đã biết thể tích và trọng lượng riêng của vật

      bởi Đồng Việt Thắng 24/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một người công nhân dùng đòn bẩy để nâng vật nặng có khối lượng 260kg. Hỏi người công nhân phải tác dụng phải cánh tay đòn một lực là bao nhiêu. Biết cánh tay đòn dài là 2,6m , cánh tay đòn ngắn là 0,5m ( bỏ qua ma sát ở điểm tựa ).

      bởi Đặng Ngọc Trâm 31/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Gọi AB là chiều dài thanh đòn bẩy

    O là điểm đặt lực(điểm tựa)

    \(P_1,P_2\)lần lượt là các điểm tác dụng lên điểm A, điểm B

    Trọng lực tác dụng lên vật là:

    \(P_1=10m\)= 10.260 = 2600(N)

    Khi thanh cân bằng thì ta có:

    \(P_1\).OA = \(P_2\).OB

    <=> 2600.2,6 = \(P_2\).0,5

    => \(P_2\)= \(\dfrac{2600.2,6}{0,5}\)= 13520 (N)

    Vậy cần phải tác dụng 1 lực 13520N

      bởi Le huynh an An 01/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một xe đi từ A về B. Trong 1/3 quãng đường đầu, xe chuyển động với vận tốc v1= 40km/h. Trên quãng đường còn lại, xe chuyển động thành 2 giai đoạn, 2/3 thời gian đầu, v2=45km/h, thời gian còn lại vận tốc là v3. Tính v3 biết vtb=40km/h

      bởi Hoai Hoai 09/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Gọi t (h) là thời gian ô-tô đi hết quãng đường AB
    1/3 quãng đường đầu ô-tô đí hết thời gian t1 = (AB/3)/40 = AB/120
    1/3 ................... sau ............................. t2 = (AB/3)/50 = AB/150
    1/3 ................... cuối ............................ t3 = (AB/3)/V3 = AB/3V3
    => t = t1+t2+t3 = AB(1/120 +1/150 +1/3V3)
    Mà vận tốc TB của ô-tô là: Vtb = AB/t
    => 45 = 1/(1/120 +1/150 +1/3V3)
    => 45 = 1/(3/200 +1/3V3)
    => 45 = 1/[(9V3 +200)/(600V3)]
    => 45 = 600V3/(9V3 +200)
    => 600V3 = 405V3 +9000
    => 195V3 =9000
    => V3 ~ 46,15
    Vậy vận tốc ở 1/3 quãng đường cuối là: V3 = 46,15 km/h

      bởi P. Linh Lê 09/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF