YOMEDIA
NONE

Một vòng nhôm có trọng lượng là \(62,{8.10^{ - 3}}\;N\) được đặt sao cho đáy của tiếp xúc với mặt chất lỏng đựng trong một cốc thuỷ tinh. Đường kính trong và đường kính ngoài của vòng nhôm lần lượt bằng 48 mm và 50 mm. Cho biết hệ số căng bề mặt của nước là \({72.10^{ - 3}}\;N/m\) và của rượu là \({22.10^{ - 3}}\;N/m\). Xác định lực kéo vòng nhôm đê bứt nó lên khỏi mặt thoáng của chất lỏng trong hai trường hợp:

a) chất lỏng là nước

b) chất lỏng là rượu

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • Muốn kéo vòng nhôm bứt khỏi mặt thoáng của nước thì cần tác dụng lên nó lực Fhướng thẳng đứng lên trên và có cường độ nhỏ nhất bằng tổng trọng lực P của vòng nhôm và lực căng bề mặt Fcủa nước :   F1 = P + Fc

    Vì mặt thoáng của nước tiếp xúc với cả mặt trong và mặt ngoài của vòng nhôm nên lực căng bề mặt Fc có độ lớn bằng :

    Fc = σπ(d + D)

    Từ đó suy ra: F1= P + σπ(d + D).

    a) Với chất lỏng là nước có σ = 72.10-3 N/m, ta tìm được :

    F1 = 62,8.10-3 + 72.10-3.3,14.(48 + 50). 10-3 ≈ 85.10-3 N

    Với chất lỏng là rượu có σ = 22.10-3 N/m, ta tìm được :

    F2 = 62,8.10-3 + 22.10-3.3,14.(48 + 50).10-3 ≈ 69,5.10-3 N.

      bởi My Le 04/01/2022
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON