Nêu nguyên nhân và biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường
qua các bài thực hành tìm hiểu môi trường em hãy nhận xết tình hình môi trường nước ở địa phương và đưa 1 số biện pháp hạn chế ôi nhiễm môi trường mình sinh sống
Trả lời (1)
-
Nông thôn Việt Nam nói chung và địa phương em nói riêng là nơi sinh sống chủ yếu là nông dân, là vùng sản xuất nông nghiệp là chính. Tuy nhiên trong những năm qua, kinh tế địa phương tôi tương đối phát triển mạnh nhờ sản xuất đa ngành, từ một địa phương thuần nông nay xuất hiện nhiều ngành nghề như làm bún truyền thống, nuôi trâu bò, nuôi lợn, nuôi gà,trồng hoa màu, một số hoạt động kinh doanh dịch vụ cũng xuất hiện…nhờ đó đã làm cho đời sống kinh tế của người dân địa phương tôi có những bước phát triển mới. Cùng với sự phát triển đó thì đời sống bà con địa phương được nâng lên. Các hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra sôi nổi; nhà nhà làm kinh tế, người người làm kinh tế. Công ăn việc làm ở địa phương cơ bản được giải quyết. Tình trạng nông nhàn sinh ra các tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc hầu như không đáng kể. Các hộ nghèo giảm hẳn. Nhà của của bà con được xây dựng khang trang kiên cố. Đường xá được bê tông hóa nên giao thông đi lại rất thuận tiện. Ai đi xa lâu ngày khi trở về quê đều không khỏi ngỡ ngàng trước sự thay đổi lớn của địa phương. Tuy nhiên, từ đó cũng nảy sinh vấn đề xã hội nan giải là ô nhiễm môi trường. Địa phương tôi cũng phải sống trong cảnh môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng từ nước thải chuồn trại gia súc không đảm bảo, nước thải sản xuất bún , sản xuất nông nghiệp, rác thải sinh hoạt…
Nghiên cứu tác động của ô nhiễm môi trường đến môi trường xã hội địa phương, tìm ra hướng giải quyết cho vấn đề này là công việc hết sức cấp bách nhằm ổn định xã hội về phát triển kinh tế, bảo vệ sức khỏe cho bà con, phòng chống các bệnh về hô hấp, tiêu hóa, đặc biệt là các bệnh dịch có sức lây lan nhanh như xuất huyết, tiêu chảy cấp…qua đó nâng cao chất lượng cuộc sống từ vật chất đến tinh thần cho bà con địa phương, xây dựng nếp sống làng xã ngày một văn minh hơn.
II, Thực trạng:
Hiện nay, địa phương có khoảng 180 hecta trồng lúa, 20 hecta rau màu, 200 hộ nuôi lợn( Mỗi hộ bình quân nuôi từ 10 đến 20 con lợn), khoảng 20 hộ nuôi gà( tất cả khoảng 10 ngàn con), 10 hộ nuôi trâu bò( Khoảng 200con) và khoảng 30 hộ làm bún truyền thống. Đây là tiềm lực kinh tế lớn của địa phương nhưng cũng là những ngành nghề gây ô nhiễm nhất.
Hơn nữa mấy năm địa phương chỉ chú trọng đến phát triển kinh tế mà chưa chú trọng đến bảo vệ môi trường phát triển bền vững. Chưa nhận thức rõ môi trường tác động đến đời sống xã hội như thế nào. Hiện nay địa phương tôi cũng rất lúng túng chưa có hướng giải quyết nhằm cải thiện về vấn đề môi trường để địa phương có nếp sống văn minh, thôn sóm sạch đẹp, cải thiện chất lượng cuộc sống của bà con qua đó phòng ngừa một số dịch bệnh sống cho bà con địa phượng, ổn định xã hội. Nhiều cuộc họp dân với sự tham gia của chính quyền địa phương nhưng vấn đề này chưa có hướng giải quyết. Cũng chưa có cuộc nghiên cứu đánh giá cụ thể nào về ô nhiễm môi trường tác động đời sống xã hội của nhân dân địa phương.
Nhìn chung ô nhiễm môi trường ở địa phương tôi diễn ra ngày một nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống sức khỏe của bà con địa phương, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi, tác động đến cảnh quan môi trường thiên nhiên, môi trường xã hội.
III, Nguyên nhân:
Qua tìm hiểu thì tôi nhận thấy những thực tế điều kiện hoàn cảnh thực trạng vấn đề như sau:
1, Ô nhiễm từ chất thải chăn nuôi:
Hầu hết các hộ chăn nuôi tự phát theo hộ gia đình, quy mô nhỏ, có khi nuôi gia súc thả rong, làm chuồng trại tạm bợ không đạc tiêu chuẩn. Các chất thải từ chuẩn trại không không được xử lý. Chất thải nầy vừa gây ô nhiễm nguồn nước, tạo cơ hôi cho các dịch bệnh phát triển lại vừa gây ra mùi khó chịu làm ô nhiễm không khí.
2, Ô nhiễm từ chất thải nghề làm bún:
Đây cũng tác tác nhân gây ô nhiễm không kém. Tương tư như chăn nuôi, các chất thải hữu cơ từ nghề làm bún cũng gây ô nhiễm nguồn nước và không khí, làm ảnh hưởng đến môi trường sống của địa phương, ảnh hương đến sưc khỏe đời sống của bà con ở địa phương.
3, Ô nhiễm từ sản xuất nông nghiệp:
Do kinh nghiệm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón của bà con ta còn hạn chế, tùy tiện nên xảy ra tình trạng dư lượng thuốc và phân tồn đọng trong môi trường và trên sản phẩm nông nghiệp gây ảnh hương không nhỏ đến sức khỏe cộng đồng. các chai lọ bao bì đựng phân thuốc vất ngổn ngan ra môi trường làm thêm ô nhiễm, nếu không có biện pháp hạn chế ngăn chặn thì lâu dài là rất nguy hiểm.
4, Ô nhiễm từ chất thải sinh hoạt:
Do chưa có đội ngũ thu gom xử lý rác thải sinh hoạt đồng thời ý thức bà con vất rác đúng nơi quy định của bà con địa phương còn hạn chế. Vì vậy đi đâu cũng thấy rác làm mất vệ sinh và cảnh quang thôn xóm, cũng là tác nhân gây ô nhiễm trầm trọng.
IV, Hậu quả của sự ô nhiễm môi trường:
Ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sông bà con địa phương. Kinh tế phát triển, đời sống bà con được nâng lên rõ rệt, nhưng đồng thời sức khỏe cư dân địa phương bị đe dọa trầm trọng. Các bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp, bệnh ngoài da… có dấu hiệu phát triển mạnh, ảnh hưởng trầm trộng đến chất lượng sống của cư dân trên địa bàn.
Đặt biệt ô nhiễm cũng gây thiệt hại kinh tế to lớn; dịch bệnh từ chăn nuôi diễn biến phức tạp gây thiệt hại lớn cho hàn chục gia đình chăn nuôi ở địa phương.
V, Các giải pháp đề xuất:
-Để ngành chăn nuôi phát triển bền vững thì lãng đạo địa phương học hỏi kinh nghiệm địa phương khác về mô hình chuồn trại khép kín: chuồn thông thoáng, phân được xử lý sử dụng làm phân bón cho nông nghiệp. đặc biệt tuyên truyền vận động bà con xây hầm bi-o-ga vừa kinh tế vừa bảo đảm vệ sinh môi trường. Lãnh đạo địa phương có trách nhiệm hướng dẫn bà con kỹ thuật và hỗ trợ một phần kinh phí.
– Về nghề bún thì hướng dẫn vận động các hộ sản xuất áp dụng các hình thức sản xuất mới khép kín vệ sinh. Xây dựng các bể xử lý chất thải sử dụng các chất vi sinh, nuôi bèo bể để nước thải được xử lí trước khi thải ra môi trường.
-Tuyên truyền vận động bà con cách sử dụng phân, thuốc bảo vệ thực vật đúng cách tránh lãng phí, hiệu quả kinh tế. Đặc biệt tuyên truyền cho bà con hiểu chai lọ bao bì phân thuốc bảo thực vật là rác rất nguy hiểm cầ phải vất đúng chỗ để tiện thu gom xử lý.
-Về rác thải sinh hoạt thì rất cấp bách; phải tuyên truyền bà con thải rác đúng nơi quy định. Xây dựng đội ngũ thu gom rác tự quản. Kinh phí thì vận động mỗi hộ gia đình đóng 10 ngàn đồng/tháng để đội này hoạt động thường xuyên hiệu quả. Hình cho được dịch vụ thu gom rác hoạt động một cách bền vững. tuyền từng gia đình ý thức bảo vệ môi trường , hợp tác nhau triệt để
Trên đây là những đề những đề xuất có nghiên cứu từ thực tiển. Nếu được nghiên cứu triển khai đồng bộ thì tôi tin chắc rằng môi trường địa phương tôi sẽ được cải thiện, ô nhiễm môi trường sẽ được khống chế và đẩy lùi. Kinh tế địa phương sẽ phát triển một cách bền vững, sức khỏe bà con trên địa bàn sẽ được đảm bảo; hạn chế, đẩy lùi các dịch bệnh. Đời sống vật chất lẫn tinh thần của bà con sẽ được nâng cao toàn diện.
bởi Nguyễn Tấn Triển 16/11/2018Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
23/11/2022 | 1 Trả lời
-
22/11/2022 | 1 Trả lời
-
22/11/2022 | 1 Trả lời
-
23/11/2022 | 1 Trả lời
-
23/11/2022 | 1 Trả lời
-
23/11/2022 | 1 Trả lời
-
22/11/2022 | 1 Trả lời
-
23/11/2022 | 1 Trả lời
-
22/11/2022 | 1 Trả lời
-
22/11/2022 | 1 Trả lời
-
Chiều dài của một phân tử ADN là 1079500 Å. Vậy ADN đó có tổng số Nu là
27/11/2022 | 0 Trả lời
-
tại sao khi gen thay đổi cấu trúc thì tính trạng thay đổi
28/11/2022 | 0 Trả lời
-
Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy định quả vàng. Gen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với gen b quy định quả bầu dục. Viết các kiểu gen có thể có đều quy định quả đỏ, bầu dục.
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Đột biến số lượng NST
01/12/2022 | 0 Trả lời
-
đột biến hình thái là j?
giúp mik với
13/12/2022 | 0 Trả lời
-
Một gen có A = 100 Nucleotit G= 300 Nucleotit
1.Tính tổng số Nucleotit của gen trên
2.Tính chiều dài của gen
3.Tính số lien kết hidro trong gen
3.Gen trên bị đột biến tăng 6 liên kết hidro. Hãy tính số Nucleotit mỗi loại của gen sau đột biến
13/12/2022 | 0 Trả lời
-
các nguyên tắc thể hiện cấu tạo phân tử adn mạch kép
18/12/2022 | 0 Trả lời
-
một tế bào sinh dục của Ruồi giấm 2n = 8 nhiễm sắc thể thực hiện quá trình giảm phân Em hãy cho biết kết thúc quá trình giảm phân sẽ có bao nhiêu tế bào con được tạo ra số lượng nhiễm sắc thể trong một tế bào con là bao nhiêu
24/12/2022 | 0 Trả lời
-
Đột biến gen là những biến đổi xảy ra ở:
A. NST và ADN B. Gen
C Tế bào chất D. Phân tử ARN
26/12/2022 | 1 Trả lời
-
Ở một loài thực vật, gen A qui định tính trạng thân cao là trội hoàn toàn so với gen a qui định tính trạng thân thấp, gen B qui định tính trạng quả đỏ là trội hoàn toàn so với gen b qui định tính trạng quả vàng.
1/ Bằng phép lai làm thế nào để nhận biết được 2 gen: quy định chiều cao của cây và màu sắc quả độc lập hay di truyền liên kết với nhau? Biết rằng gen nằm trên NST thường.
2/ Cây thân cao, quả đỏ không thuần chủng có thể có những kiểu gen viết như thế nào trong trường hợp các gen độc lập hoăc liên kết?
3/ Khi cho 2 dòng thuần chủng cây thân cao, quả vàng lai với thân thấp quả đỏ. Kết quả ở F2 0sẽ như thế nào về KG, KH trong trương hợp 2 gen độc lập hoặc liên kết, (biết các gen nếu liên kết thì liên kết hoàn toàn)
28/12/2022 | 0 Trả lời
-
a. Xác định tỉ lệ kiểu hình và tỉ lệ kiểu gen của phép lai AaBB x aaBb
b. Bố mẹ phải có kiểu gen và kiểu hình như thế nào dễ dời con có tỉ lệ kiểu hình là 37,5% cây cao hot dù 57,5% cây cao, hoa trắng - 12,5% cây thấp, hoa đỏ : 12.5% cây thấp hoa trắng.
26/01/2023 | 1 Trả lời
-
Ở 1 loài thực vật, gen B quy định hoa đỏ trội không hoàn toàn so với gen a quy định hoa trắng.
a/ Cho P: cây hoa đỏ x cây hoa trắng thu được F1, cho các cây F1 tự thụ phấn được F2. Quy ước và viết sơ đồ lai tử P->F2.
b/ Khi lấy cây hoa đỏ lai với cây hoa trắng (Pa), thu được Fa có tỉ lệ 1 hoa hồng : 1 hoa trắng. Biện luận xác định kiểu gen ở các cây Pa và viết sơ đồ lai.
08/02/2023 | 0 Trả lời
-
Bài 4: Có 3 tế bào A, B, C của một cơ thể cùng phân chia tổng cộng 12 lần. Trong đó, tế bào B có số lần phân chia gấp 2 lần tế bào A, nhưng chỉ bằng 2/3 số lần phân chia của tế bào C. Hãy tính:
a) Số lần phân chia mỗi tế bào và tổng số tế bào con được tạo thành khi kết thúc quá trình phân chia của các tế bào.
b) Nếu nhân mỗi tế bào chứa 6 nhiễm sắc thể thì quá trình phân chia trên đã cần môi trường tế bào cung cấp bao nhiêu nhiễm sắc thể?
Biết cứ 1 lần phân bào thì 1 tế bào mẹ cho 2 tế bào con.
15/02/2023 | 1 Trả lời
-
Ở 1 loài thực vật, người ta thực hiện các phép lai và thu được kết quả sau:
Phép lai 1: Cho các cây hoa dỏ tự thụ phấn (P) thu được F, có tỉ lệ kiểu hình là 75% cây hoa đỏ và 25% cây hoa trắng.
Phép lai 2: Cho hạt phấn các cây hoa đỗ thụ phấn cho các cây hoa trắng đã được khử nhị (P), thu được F. có 60% cây hoa dò và 40% cây hoa trắng. Biết răng không xảy ra đột biến, tính trạng màu hoa do cặp gen Aa quy định.
a. Biện luận và xác định tỉ lệ kiểu gen ở F1 của hai phép lại trên.
b. Nếu cho tất cả cây F1 của phép lai 2 giao phân ngẫu nhiên thì sẽ thu được tỉ lệ kiểu hình ở là như thế nào?23/02/2023 | 0 Trả lời
-
Cá rô phi ở nước ta chết khi nhiệt độ xuống thấp dưới 5độ C hoặc cao hơn 42 độ C và sinh sống tốt nhất ở 30 độ
A Các giá trị ở nhiệt độ 5độ c 42 độ c 30 độ c khoảng cách 2 giá trị 5độ c 42độ c đc gọi là j ??
B Cá chép nuôi ở nc ta có giá trị nhiệt độ tương ứng 2độ c ,44 độ c so sánh giới hạn sinh thái của 2 loài và cá chép loài nào phân bố rộng hơn .Vẽ sơ đồ giới hạn sinh thái của 2 loài trên cung 1 đồ thị
03/03/2023 | 1 Trả lời