YOMEDIA
NONE

Nêu đặc điểm chung của bò sát

Câu 1: Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước và thích nghi với đời sống ở cạn?

Câu 2:Nêu vai trò của Lưỡng Cư đối với con người?

Câu 3: Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn

Câu 4: So sánh bộ xương thằn lằn với bộ xương ếch

Câu 5: Nêu đặc điểm chung của bò sát

Câu 6: Trình bày đặc điểm sinh sản của chim bồ câu

Câu 7: So sánh kiểu bay vỗ cánh và kiểu bay lượn của chim

Câu 8: Trình bày đặc điểm chung của lớp chim

Câu 9: Nêu cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với điều kiện sống

Câu 10: Tại sao thú có khả năng sống ở nhiều môi trường

Câu 11: Nêu vai trò của thú

Câu 12: Thế nào là sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính

Câu 13: Hãy nêu đặc điểm của thú móng guốc? phân biệt thú guốc chẵn và thú guốc lẽ

khocroiGiúp mình với cần rất rất gấp! ):khocroigianroi

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • Câu 1:

    Những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước:

    + Đầu dẹp, nhọn khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước

    + Da trần, phủ chất nhầy và ẩm,dễ thấm khí.

    + Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón (giống chân vịt)

    - Những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở cạn:

    + Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu (mũi ếch thông với khoang miệng và phổi vừa để ngửi vừa để thở)

    + Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ.

    + Chi năm phần có ngón chia đốt, linh hoạt.

    Câu 2:

    - Lưỡng cư có ích cho nông nghiệp vì chúng tiêu diệt sâu bọ phá hoại mùa màng về ban đêm, bổ sung cho hoạt động này của chim về ban ngày. Lưỡng cư còn tiêu diệt sinh vật trung gian gây bệnh như ruồi, muỗi,...
    Lưỡng cư có giá trị thực phẩm, thịt ếch đồng là thực phẩm đặc sản. Bột cóc dùng làm thuốc chữa suy dinh dưỡng ở trẻ em. Nhựa cóc (thiềm tô) chế lục thần hoàn chữa kinh giật. Ếch đồng là vật thí nghiệm trong môn sinh lí học.

    ​Câu 3:

    - Hô hấp bằng phổi nhờ sự co dãn của cơ liên sườn.

    - Tâm thất có vách ngăn hụt, máu nuôi cơ thể ít pha trộn.
    - Thằn lằn là động vật biến nhiệt.
    - Cơ thể giữ nước nhờ lớp vảy sừng và sự hấp thụ lại nước trong phân, nước tiểu.
    - Hệ thần kinh và giác quan tương đối phát triển.

    ​Câu 4:

    - Bộ xương thằn lằn cũng có các bộ phận tương tự bộ xương ếch. Tuy nhiên bộ xương thằn lằn có nhửng bộ phận phát triển hơn so với xương ếch. ơ thằn lằn đốt sống thân mang xương sườn, một sô kết hợp với xương mó ác tạo thành lồng ngực để bảo vệ nội quan và tham gia hô hấp, cổ có 8 đốt sống (nhiều hơn ở ếch đồng), nên rất linh hoạt, phạm vi quan sát rộng. Đốt sống đuôi dài, đuôi dài có tác dụng làm tăng ma sát giúp cho sự di chuyển trên cạn.

    Câu 5:

    - Bò sát là động vật có xương sống thích nghi hoàn toàn với đời sống ở cạn: da khô, vảy sừng khô, cố’ dài, màng nhĩ nam trong hốc tai, chi yếu có vuốt sắc, phổi có nhiều vách ngăn, tim có vách hụt ngăn tâm thất (trừ cá sấu), máu đi nuôi cơ thế vẫn là máu pha, là động vật biến nhiệt. Có cơ quan giao phối, thụ tinh trong, trứng có màng dai hoặc vỏ đá vôi bao bọc. giàu noãn hoàng.

    ​Câu 6:

    - Chim bồ câu trống có cơ quan giao cấu tạm thời (do xoang huyệt các lộn ra), thụ tinh trong, đẻ 2 trứng/1 lứa, trứng có vỏ đá vôi. Trứng thì được cả chim trống và chim mái ấp, chim non yếu, được nuôi bằng sữa diều của chim bố mẹ.

    ​Câu 7:

    ​Câu 8:

    - Mành có lông vũ bao phủ, chi trước biến đổi thành cánh, có mỏ sừng, phổi có mạng ống khí và có túi khí tham gia vào hô hấp, tim có 4 ngăn, máu nuôi cơ thể là máu tươi, là động vật hằng nhiệt. Trứng lớn có vỏ đá vôi, được ấp nở ra con nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ.

    Câu 9:

    Câu 10:

    - Vì các loài động vật có khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường nên mới có thể sống được ở nhiều môi trường khác nhau.

    ​Câu 11:

    ​Câu 12:

    +) Sinh sản hữu tính:

    - Sinh sản hữu tính là kiểu sinh sản tạo ra cá thể mới qua hình thành và hợp nhất 2 loại giao tử đơn bội đực và cái để tạo ra hợp tử lưỡng bội, hợp tử phát triển cá thể mới.

    +) Sinh sản vô tính:

    - Sinh sản vô tính là kiểu sinh sản mà một cá thể sinh ra một hoặc nhiều cá thể mới giống hệt minh, không cây sự kết hợp giữa tinh trùng và tế bào trứng.

    Câu 13:

    Đặc điểm đặc trưng của thú Móng guốc là :

    - Thú móng guốc có số lượng ngón chân tiêu giảm, đốt cuối của mỗi ngón có bao sừng bao bọc, được gọi là guốc.

    - Thú Móng guốc di chuyển nhanh, vì thường có chân cao, trục ống chân, cổ chân, bàn và ngón chân gần như thẳng hàng, chỉ những đốt cuối của ngón chân có guốc mới chạm đất (diện tích tiếp xúc với đất hẹp)

    Phân biệt thú Guốc chẵn và thú Guốc lẻ

    Thú Guốc chẵn Thú Guốc lẻ

    - Móng guốc có hai ngón chân giữa phát triển bằng nhau.

    - Đa số sống theo đàn.

    - Có loài ăn tạp, có loài ăn thực vật, nhiều loài nhai lại.

    - Móng Guốc có một ngón chân giữa phát triển nhất.

    - Sống theo đàn (ngựa) hoặc sống đơn độc (tê giác).

    - Ăn thực vật, không nhai lại.

      bởi Thương Ánh 06/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON