YOMEDIA
NONE

Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về vẻ đẹp trong phong cách văn hóa của Bác

Viết một đoạn văn nêu suy nghĩ của em về vẻ đẹp trong phong cách văn hóa của bác theo phương pháp quy nạp trong đoạn có sử dụng một

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (2)

  • Hồ Chí Minh là bậc đại trí, đại nhân, đại dũng. Cả cuộc đời Người là tấm gương sáng về sự tận tụy, đức hy sinh vì nước, vì dân, không một chút riêng tư. Sinh thời, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Thống kê trong di sản Hồ Chí Minh để lại có tới gần 50 tác phẩm bàn về vấn đề đạo đức. Có thể nói đạo đức là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng. Đạo đức Hồ Chí Minh gồm 5 nội dung lớn, đó là những phẩm chất của một lãnh tụ vĩ đại, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, rất cao xa nhưng cũng rất đời thường mà mỗi chúng ta ở những mức độ và cấp độ khác nhau đều có thể học tập và noi theo. Một là, tấm gương trọn đời phấn đấu hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người và nhân loại. Hai là, tấm gương của ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, vượt qua mọi khó khăn thử thách để đạt mục đích cách mạng. Ba là, tấm gương tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Bốn là, tấm gương của một con người nhân ái, vị tha, bao dung, nhân hậu hết mực vì con người. Năm là, tấm gương cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường. Có thể nói, phong cách Hồ Chí Minh vô cùng phong phú và toàn diện, bao gồm phong cách tư duy, phong cách diễn đạt, phong cách làm việc, phong cách ứng xử, phong cách sinh hoạt… Để học tập phong cách của Người, chúng ta có thể tập trung vào một số đặc trưng nổi bật như: phong cách quần chúng, phong cách khoa học và phong cách nêu gương.

      bởi Trương Quốc Vương 11/09/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

    1. Đoạn văn phân tích, cảm nhận về một đoạn văn, đoạn thơ. Hướng dẫn viết đoạn: Yêu cầu về nội dung: - Xác định chính xác đoạn thơ, đoạn văn trích trong tác phẩ m nào, của tác giả nào. - Đặc sắc về nội dung hoặc nghệ thuật của đoạn là gì, phân tích nội dung và hiệu quả của biện pháp nghệ thuật trong việc thể hiện nội dung đó. - Đánh giá đoạn thơ, đoạn văn đó ( có thể kết hợp đánh giá về tác giả, tác phẩm). Yêu cầu về hình thức: như yêu cầu về hình thức chung của đoạn văn. Ví dụ 1: - Bài tập: Viết một đoạn văn phân tích giá trị gợi hình và biểu cảm của hai hình ảnh thơ song đôi trong khổ thơ sau: “ Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy quang lưng. Mùa xuân người ra đồng, Lộc trải đầy nương mạ”. ( “ Mùa xuân nho nhỏ”- Thanh Hải)
    2. - Đoạn văn minh hoạ: “ Mùa xuân nho nhỏ” là bài thơ ngũ ngôn trường thiên của Thanh Hải ra đời vào những ngày tháng cuối năm 1980. Nó được phổ nhạc thành ca khúc mùa xuân làm xao xuyến và say đắm lòng người. Bài thơ có những hình ảnh xuân của thiên nhiên, của đất nước, của con người thật đẹp, trong đó có bốn câu thơ nói về mùa xuân sản xuất và chiến đấu của nhân dân ta. Cấu trúc thơ song hành đối xứng để chỉ rõ hai nhiệ m vụ chiến lược ấy: “ Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy quang lưng. Mùa xuân người ra đồng, Lộc trải đầy nương mạ”. “ Lộc” là chồi non, cành biếc mơn mởn. Khi mùa xuân về cây cối đâm chồi nảy lộc. “ Lộc” trong văn cảnh này tượng trưng cho vẻ đẹp mùa xuân và sức sống mãnh liệt của đất nước. Người lính khoác trên lưng vành lá nguỵ trang xanh biếc, mang theo sức sống mùa xuân, sức mạnh của dân tộc để bảo vệ Tổ quốc. Người nông dân, đem mồ hôi và sức lao động cần cù làm nên màu xanh cho ruộng đồng, “ trải dài nương mạ” bát ngát quê hương. Ý thơ vô cùng sâu sắc: máu và mồ hôi của nhân dân đã góp phần tô điểm mùa xuân và để giữ lấy mùa xuân mãi mãi. Ví dụ 2:
    3. - Bài tập: Viết đoạn văn diễn dịch trong đó có câu ghép (gạch chân câu ghép đó): phân tích khổ thơ đầu bài thơ “ Sang thu” của hữu Thỉnh: “ Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về”. - Đoạn văn minh hoạ: “ Từ chiến hào tới thành phố” là tập thơ – đoá hoa đầu mùa của Hữu Thỉnh, xuất bản vào tháng 5.1985. Cái duyên c ủa nhà thơ- người lính lái xe thiết giáp này thể hiện khá đậm đà ở một số bài thơ ngũ ngôn, trong đó có bài “ Sang thu”. Mở đầu bài thơ là một nét chớm thu nơi đồng quê êm đềm, dịu dàng và thơ mộng được cảm nhận và diễn tả một cách tinh tế, tài hoa: “ Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về”. Mùa thu là mùa đẹp nhất, đáng yêu nhất. nắng vàng tươi, trời xanh trong bao la. Có trăng sáng, có gió mát. Nhiều thi sĩ xưa nay đã nói thật hay, thật đẹp về thu: “ Long lanh đáy nước in trời Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng”
    4. ( Nguyễn Du) ‘ Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu” ( Nguyễn Khuyến) Hữu Thỉnh cũng góp cho thơ thu dân tộc một nét thu: đất trời, quê hương ngày đầu thu, buổi chớm thu. Hình như đã nhiều ngày đêm chờ mong thu về, sớm nay nhà thơ khẽ reo lên: “ Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió thu” Mùa thu là mùa của trái chín: chuối tiêu trứng cuốc, chuối ngự vàng khươm, trái hồng đỏ mọng,…Hương vị thu là “ hương cốm mới”, là hương thơm ngọt ngào của trái cây. Với HữuThỉnh, cái tín hiệu báo mùa thu đang tới là hương ổi nơi vườn quê; cái hương thơm nồng nàn ấy, thân thuộc ấy đang “ phả vào trong gió se”. Gió thu lành lạnh, khô khô, se se . Hương ổi toả ra nồng nàn như “ phả” vào cảnh vật, được gió thu mang đi, làm ngây ngất hồn người. Hương ổi là một thi liệu độc đáo thể hiện bút pháp nghệ thuật Hữu thỉnh. Chữ “ bỗng” trong câu thơ “ Bỗng nhận ra hương ổi” diễn tả sự ngạc nhiên, niềm vui bất ngờ chợt đến, mớ i cảm nhận được, mới phát hiện ra. Không chỉ là hương ổi, là gió se, tín hiệu sang thu còn có sương thu: “ Sương chùng chình qua ngõ
    5. Hình như thu đã về” Hai chữ “ chùng chình” đã nhân hoá sương thu. Sương thu ngập ngừng vấn vương, chờ đợi… một chút gì bang khuâng. Nhìn thấy sương trắng nhạt phủ mờ ngõ nhỏ, nhà thơ cảm thấy thu đã về. Hai chữ “ hình như” là phỏng đoán, nửa tin nửa ngờ. Nhà thơ cảm nhận bước đi của mùa thu trong khoảnh khắc chớm thu không chỉ bằng khứu giác (nhận ra hương ổi), không chỉ bằng xúc giác (gió se), bằng thị giác ( sương chùng chình qua ngõ) mà còn bằng tất cả sự rung động của tâm hồn, linh hồn. Bâng khuâng, rạo rực, rung động và xôn xao. Không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật và tâm trạng nghệ thuật đồng hiện khá tinh tế, đầy chất thơ. Mô hình cấu trúc đoạn văn : Đoạn văn diễn dịch: - Câu chủ đề: “ Mở đầu bài thơ …tinh tế, tài hoa” nêu đặc sắc khổ thơ. - Các câu khai triển phân tích cảm nhận những đặc sắc đó. Câu ghép được gạch chân. Ví dụ 3: - Bài tập: Viết một đoạn văn phát biểu cảm nhận của em về tình mẹ qua đoạn thơ sau trong bài thơ “ Con cò” của Chế Lan Viên ( trong đó, kết thúc đoạn là một câu hỏi tu từ): “Ngủ yên! Ngủ yên! Ngủ yên! Cành có mềm,mẹ đã sẵn tay nâng!
    6. Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân! Con chưa biết con cò, con vạc Con chưa biết những cành mềm mẹ hát Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân.” - Đoạn văn minh hoạ: Tình mẫu tử thiêng liêng tự cổ chí kim là đề tài muôn thuở của các văn nhân, thi sĩ. Mỗi tác giả khai thác đề tài này ở những khia cạnh khác nhau. Chế Lan Viên với bài thơ “ Con cò” đã nói về sự nâng đỡ dịu dàng và bền bỉ của người mẹ đối với các con. Bài thơ mở đầu là lời ru của mẹ bên nôi, đưa con vào giấc nhủ êm đềm, chập chờn cánh cò, cánh vạc trong ca dao xưa…rồi hình ảnh cò mẹ lặn lội kiế m ăn ban đêm để nuôi đàn con bé bỏng, chẳng may “ đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao”…lời ru của mẹ chứa đựng nỗi ngậm ngùi xót thương cho những thân phận vất vả, nhọc nhằn trong cuộc sống thời xưa. Ngắm nhìn con ngủ say, mẹ càng thấy con của mẹ may mắn được sống đầy đủ, no ấm trong vòng tay mẹ: “Ngủ yên! Ngủ yên! Ngủ yên! Cành có mềm,mẹ đã sẵn tay nâng! Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân! Con chưa biết con cò, con vạc Con chưa biết những cành mềm mẹ hát
    7. Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân.” Mẹ đã dành cho con thơ tất cả: cánh tay dịu hiền của mẹ, lời ru câu hát êm đềm của mẹ, dòng sữa ngọt ngào của mẹ. những hoán dụ nghệ thuật ấy đã hình tượng hoá tình mẫu tử bao la. Nhịp thơ cũng là nhịp võng, nhịp cánh nôi nhẹ đưa, vỗ về. Điệp ngữ “ngủ yên”, “ con chưa biết” và “con cò” láy đi láy lại nhiều lần làm cho giọng thơ trở nên đầm ấ m, ngọt ngào, tha thiết dìu dịu chan chứa hạnh phúc yêu thương. Lời ru đậm đà tình nghĩa, ẩn chứa lời dạy về đạo lí làm người, qua âm hưởng, nhịp điệu trầm bổng theo tháng ngày mà thấm vào máu thịt, vào tâm hồn của đứa con yêu. Đọc những câu thơ như thế, ai mà không xúc động trước tình mẹ mênh mông như biển rộng, bất tận như suối nguồn? Câu kết đoạn là câu hỏi tu từ. Ví dụ 4: - Bài tập:Viết một đoạn văn quy nạp nêu cảm nhận của em về đoạn văn miêu tả tâm lí nhân vật ông Hai ( trong “ Làng” của Kim Lân) khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc. - Đoạn văn minh hoạ: Trong lúc ông Hai đang hồ hởi với những chiến tích kháng chiến, những gương dũng cảm anh hùng của quân và dân ta thì ông như bị sét đánh về cái tin “dữ” cả làng Chợ Dầu “Việt gian theo Tây”… “vác cờ thần ra hoan hô” lũ giặc cướp! Ông tủi nhục cúi gằm mặt xuống mà đi, nằm vật ra giường như bị ố m nặng, nước mắt cứ
      bởi Super Misoo 26/10/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON