Ưu điểm lối sống giản dị của Bác Hồ
Bác Hồ vị lãnh tụ muôn vằn lĩnh yêu của chúng ta sống rất giản dị theo em lối sống ấy có ưu điểm gì?
Trả lời (2)
-
Trong cuộc sống đời thường, Bác thanh bạch và giản dị từ cách ăn, mặc đến cách nói, cách viết, cách tiếp xúc với quần chúng; thanh bạch, giản dị ở mọi không gian, thời gian, hoàn cảnh.
Cách ăn: Món ăn chính của Bác thường là quả cà giòn với món cá kho ngọt dầm tương quen thuộc của xứ Nghệ, quê nhà. Còn lúc tiếp xúc với quần chúng, Người gần gũi, thân tình như người bác, người cha, người ông, không hề có sự phân cách giữa lãnh tụ và nhân dân, Bác tặng kẹo cho trẻ thơ, tặng luạ cho cụ già, vỗ tay cất nhịp cùng hát bài kết đoàn...
Cách mặc: Quần áo Bác mặc thường ngày là bộ ka ki màu vàng, bộ bà ba nâu với đôi dép cao su. Mùa đông, có lần Bác bận chiếc áo Tôn Trung Sơn có mảnh vá. Có người hỏi: "Kính thưa Chủ tịch, vì sao Người là Chủ tịch nước mà lại mặc áo vá?" Người trả lời vui vẻ: "Đất nước còn nghèo, Chủ tịch có mặc áo vá thì dân mới có áo lành mặc".
Hẳn nhiều người chúng ta đã được xem một bộ phim, tả cảnh trên đường công tác, Bác Hồ xuống suối tắm, tắm xong, Bác phơi quần áo trên mũ và chiếc gậy vác lên vai tiếp tục lên đường. Hình ảnh đó đã làm chúng ta xúc động đến rơi nước mắt.
Cách nói và cách viết: Người luôn nói và biết để mọi người dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo, nhất là quần chúng lao động. Đại tướng Võ Nguyên Giáp, trong một bài viết có kể lại: Hồi ở Việt Bắc, Bác giao cho Đại tướng viết bài báo để ca ngợi phụ nữ. Đại tướng đã để công viết hai trang đánh máy, cho là hay và đem trình Bác. Bác đọc và nói, bài chú viết hay nhưng dân ở đây đọc sẽ không hiểu. Chú rút ngắn lại. Đại tướng đã rút ngắn dần, đem cho nhiều người đọc, đến lúc chỉ còn 200 chữ, đưa trình Bác, Bác đọc và cho đưa đăng.
Bác là người thông tuệ, không chỉ ngôn ngữ dân tộc mà còn biết nhiều ngôn ngữ trên thế giới. Bác là nhà chính trị, ngoại giao sắc sảo, là nhà văn, nhà thơ lớn đã từng viết những áng văn tuyệt tác như Tuyên ngôn Độc lập, những vần thơ Nhật ký trong tù, sắc nét của Đường thi. Nhưng bao giờ Bác cũng lấy sự giản dị, trong sáng làm đầu.
Theo không gian: dù ở nước ngoài, chiến khu Việt Bắc, đến khi trở về Thủ đô, cuộc sống riêng của Bác đều giản dị, thanh bạch. Theo chân Bác, tìm đến ngôi nhà Người từng sống và làm việc bên Pháp, rồi về suối Lênin, hang Bắc Pó, về lán Nà Lừa và cuối cùng là ngôi nhà sàn đơn sơ giữa lòng Thủ đô Hà Nội, ngắm những vật dụng tối thiểu trong sinh hoạt của Người: cuốn từ điển, viên gạch hồng, chiếc quạt nan, chiếc rađio… khiến ta không khỏi xúc động về đời tư trong sáng, cuộc sống riêng giản dị.
Có nhớ chăng hỡi gió rét thành Balê
Một viên gạch hồng Người chống lại cả một mùa băng giá
Và sương mù thành Luân Đôn, người có nhớ
Giọt mồ hôi Người nhỏ xuống giữa đêm khuya
Chế Lan Viên
Theo thời gian: Trước hay sau khi đã làm Chủ tịch, cuộc sống riêng của Người cũng không hề thay đổi. Vẫn đôi dép cao su, vẫn bữa cơm đạm bạc 2 – 3 món quê nhà. Người từ chối không ở tại Phủ Chủ tịch, Phủ Toàn quyền Đông Dương xưa mà xuống ở cùng anh em thợ điện trong căn nhà cấp bốn đã cũ và sau đó là ngôi nhà sàn đơn sơ lộng gió bốn phương.
Nhà gác đơn sơ một góc vườn
Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn
Mong manh áo vải hồn muôn trượng
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn
Tố Hữu
Theo hoàn cảnh: Người là tấm gương sáng về người lãnh đạo, người đứng đầu ở vị trí cao nhất nhưng luôn trung thành, tận tụy vì lợi ích của Tổ quốc và nhân dân, không mưu cầu lợi ích riêng cho cá nhân và gia đình. Khi nghe tin cậu em Côn ngày nào đã trở thành Chủ tịch nước, bà Thanh và ông Khiêm đều lặn lội đến thăm em. Song họ cũng chỉ có cơ hội hàn huyên, tâm sự ít ngày rồi lại chia tay, bởi Nguyễn Tất Thành còn bao trọng trách phải gồng lên gánh vác.
Mong muốn của Người khi giữ trọng trách Chủ tịch nước – địa vị đỉnh cao của công danh, phú quý và quyền lực là đây “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lâp, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh, nước biếc để câu cá, trồng hoa, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, em trẻ chăn trâu, không dính líu gì đến vòng danh lợi”.
Tư tưởng và tấm gương “tuyệt nhiên không ham muốn công danh phú quý chút nào” một lần nữa lại được Hồ Chí Minh trịnh trọng tuyên bố trước Kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa I (31/10/1946): “Lần này là lần thứ hai Quốc hội giao phó cho tôi phụ trách Chính phủ một lần nữa. Việt Nam chưa được độc lập, chưa được thống nhất thì bất kỳ Quốc hội ủy cho tôi hay cho ai cũng phải cố gắng mà làm. Tôi xin nhận. Giờ tôi xin tuyên bố trước Quốc hội, trước quốc dân và trước thế giới rằng: Hồ Chí Minh không phải là kẻ tham quyền cố vị, mong được thăng quan phát tài”.
Những dịp sinh nhật, Người đều tìm từ chối lễ nghi phiền phức của vị Chủ tịch nước, lãnh tụ tối cao của Ðảng, Nhân cách ấy, sự cao thượng ấy càng làm cho hình ảnh Bác Hồ trở nên cao đẹp và là tấm gương mẫu mực về đức tính giản dị, trong sáng và đạo lý làm người cao đẹp nhất.
Tuy nhiên, chúng ta cũng cần khẳng định, sự trong sáng, giản dị của Bác hoàn toàn không phải là giản đơn, xuề xòa, dễ dãi mà là biểu hiện, kết tinh của một nhân cách văn hóa và cao thượng “tiên ưu, hậu lạc” của bậc thánh nhân, nhà hiền triết Hồ Chí Minh.
* Khiêm tốn
Giữ những chức vụ cao nhất của Nhà nước Việt Nam, một trong những lãnh tụ xuất sắc của phong trào cách mạng thế giới, trước sau Người vẫn là Cụ Hồ, là Bác Hồ gần gũi với mọi người, mọi nhà, dù là mầu da, tiếng nói khác nhau. Ðồng chí Song Tùng, Ðại sứ Việt Nam nhiều năm ở nước ngoài có kể một câu chuyện về đạo đức khiêm tốn ấy của Bác như sau:
Sáng ngày 23 tháng 7 năm 1957, trong bữa cơm trưa thân mật, Chủ tịch nước Ba Lan Davátski có hỏi Bác: "Thưa Chủ tịch, đồng chí là một người nổi tiếng về khiêm tốn. Vậy theo đồng chí, khiêm tốn phải thế nào?". Bác trả lời rằng: "Khiêm tốn là nền tảng đạo đức của cả dân tộc Việt Nam. Ðối với bản thân thì bao giờ cũng nhìn ra điều kém cỏi của mình. Ðối với đồng chí và bạn bè thì ai cũng là thầy học của mình, tìm cho được điều mình phải học tập. Ðối với kẻ thù cần biết cái mạnh của địch, cái yếu của ta".
Ðịnh nghĩa "khiêm tốn" này của Bác thật là bao trùm, có một "cái gì đó" rất dân tộc, rất Việt Nam trong suốt cả chiều dài lịch sử giữ nước, dựng nước, rất dân gian mà còn "siêu" khoa học, thấu lý, đạt tình.
Một trong những đức tính cần có ở người cán bộ cách mạng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nhắc nhở, là: không nên tự mãn, tự kiêu, tự ti; phải thường xuyên học hỏi, cầu tiến bộ. Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc, Người phê phán: “Có nhiều đồng chí có bệnh tự tôn, tự đại , khinh rẻ người ta, không muốn biết, muốn học những ưu điểm của người khác. Biết được vài câu lý luận đã cho mình là giỏi, không xem ai ra gì, tưởng mình là hơn hết. Đó là bệnh hẹp hòi hạng nặng”, “... tự cho mình cái gì cũng giỏi, việc gì cũng biết. Làm biếng học hỏi, làm biếng suy nghĩ... Ưa người ta tâng bốc mình, khen ngợi mình. Hễ làm được việc gì hơi thành công thì khoe khoang, cho ai cũng không bằng mình. Không thèm học hỏi quần chúng, không muốn cho người ta phê bình... Tự cho mình là anh hùng, là vĩ đại”, đó chính là những căn bệnh kiêu ngạo, hiếu danh, hẹp hòi, tham lam.
Theo Người, đã là người cán bộ cách mạng thì phải biết khiêm tốn, cầu thị, cầu tiến bộ, ham học hỏi: "Mình đối với mình: Đừng tự mãn, tự túc; nếu tự mãn, tự túc thì không tiến bộ. Phải tìm học hỏi cầu tiến bộ, đừng kiêu ngạo, học lấy điều hay của người ta. Đối với đồng chí mình... học cái hay, sửa chữa cái dở...”; tư cách của một người cách mạng là: “Không hiếu danh, không kêu ngạo. Nhẫn nại chịu khó. Hay nghiên cứu xem xét...”.
Bản thân Người cũng thực hành điều này trong cuộc sống đời thường một cách nhuần nhuyễn, nghiêm túc trong mọi cách nói, cách viết, cách tiếp xúc, cách xưng hô, ứng xử với mọi người, ở mọi không gian, thời gian, hoàn cảnh.
Khi nghe tin Cụ Nguyễn Văn Tố nguyên là Hội trưởng Hội truyền bá Quốc ngữ từ trước Cách mạng Tháng Tám 1945; sau cách mạng, được mời giữ chức Bộ trưởng Bộ Cứu tế xã hội trong Chính phủ lâm thời, là đại biểu Quốc hội khóa I, Trưởng ban Thường trực Quốc hội bị giặc bắt và sát hại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tự tay viết "Lời truy điệu cụ Tố" và kèm bức thư sau đây gửi tới cụ Bùi Bằng Đoàn, một nhà nho, nhờ đọc. Lời lẽ bức thư thể hiện thái độ vô cùng khiêm tốn và cầu thị: "Kính gửi cụ Bùi, Trưởng ban Thường trực Quốc hội. Tôi muốn có một bài truy điệu cụ Tố. Nhưng nhờ người viết thì không biết nhờ ai. Tự viết lấy thì viết không được, vì xưa nay tôi chưa hề tập viết văn tế. Vậy tôi cứ bạo dạn thảo ra đây, trình cụ xem. Nếu có thể sửa, thì xin cụ sửa giùm. Nếu không thể sửa thì ta làm văn xuôi vậy. Khi tôi thảo xong, đọc lại, nghe khá chướng tai, vì đối với cụ, tôi không dám giấu dốt, cho nên cứ gửi để cụ xem. Mong kỳ Hội đồng sau sẽ được gặp cụ. Kính chúc cụ mạnh khỏe và xin cụ chuyển lời tôi hỏi thăm cụ Phan và cụ Vi. Chào thân ái và quyết thắng".
Hồ Chí Minh viết: "Tự viết lấy thì không viết được, vì xưa nay tôi chưa hề tập viết văn tế". Đó là lời nói thẳng, nói thật, nói rõ ràng về hạn chế của mình mà không viện bất kỳ lý do nào để che giấu cái hạn chế ấy.
Nhà thơ hiện nay có mấy ai đủ can đảm và bản lĩnh nhận xét về sản phẩm của mình như thế này: "Khi tôi thảo xong, đọc lại, nghe khá chướng tai". Để hạ được câu tự nhận xét "nặng ký" ấy với một người địa vị, danh tiếng thấp hơn mình thì không chỉ phải là người thực sự cầu thị mà còn phải là người có tầm văn hóa, trên hết phải là người có bản lĩnh vững vàng, tin ở sự tiến bộ phía trước.
Nhân gian tổng kết: "Văn mình vợ người". Văn mình bao giờ cũng hay, cũng nhất. Thoát khỏi được sự cái tổng kết chết người ấy thật chẳng dễ nếu không có sự tỉnh táo, sáng suốt. Tiến thêm được một bước nữa, là phục người khác lại là điều khó khăn.
Hồ Chí Minh đã đi nhiều nơi, gặp nhiều hạng người trong xã hội, bản thân Người sử dụng thành thạo 29 thứ tiếng, tạo lập danh tiếng và sự ngưỡng mộ đối với nhân dân trong nước và thế giới, song Người vẫn khiêm tốn tự nhận mình là người "học trò nhỏ "của các bậc vĩ nhân đại diện cho nền văn minh nhân loại từ Đức Phật thích ca, Đức Chúa Giê su, Khổng tử, K.Mác, Lênin, đến Tôn Trung Sơn, thánh Gandhi, hay nhà văn L. Tônxtôi... Người trân trọng, nâng niu từng tài năng, khiêm nhường gọi Cụ Tố, Cụ Bằng, Cụ Phan, Ông Nguyễn, Ngài Lê Đình Tụng… cũng như khiêm nhường, cung kính trước sự trọng thị, tôn kính của các bậc cao tuổi, các tầng lớp nhân dân.
Sự khiêm nhường, tôn kính ấy càng khiến Người vĩ đại hơn, song như lời Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói về Bác: "Hồ Chí Minh cao mà không xa, mới mà không lạ, lớn mà không làm ra vĩ đại, soi sáng mà không choáng ngợp".
Người khiêm tốn tự nhận mình không có công trạng gì, sự nghiệp anh hùng cách mạng Việt Nam là của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta; còn khuyết điểm thì Người nhận về mình. Hiếm có một lãnh tụ nào trên thế giới đứng trước toàn dân để Tự phê bình, nhận thấy khuyết điểm của mình và cho rằng do mình “tài hèn đức mọn, cho nên chưa làm đầy đủ những sự mong muốn của đồng bào”. Có lẽ, Hồ Chí Minh là lãnh tụ duy nhất trên thế giới có nhiều đóng góp vĩ đại cho Tổ quốc mình, nhưng khi đi vào cõi vĩnh hằng trên ngực áo không hề có bất kỳ một tấm huân, huy chương nào.
Từ sự giản dị, khiêm tốn của Bác, chúng ta nghĩ nhiều về nếp sống hiện nay. Lịch sử đất nước đã sang trang, đất nước và cuộc sống đã có những đổi thay kỳ diệu. Nhưng đất nước ta vẫn đang còn nghèo, bình quân thu nhập của người dân vẫn còn thấp thua nhiều nước trên thế giới và khu vực, nguy cơ lạc hậu còn tiềm ẩn. Thế mà, một số cán bộ làm việc lười biếng, ăn chơi đua đòi, học làm sang, xa rời quần chúng. Một số vừa lên chức lên quyền, chỉ cán bộ xã, phường thôi, cũng đã lên mặt, doạ nạt nhân dân. Báo chí chẳng thèm đọc, chỉ vụ thành tích, vụ lợi, thích nghe lời nịnh hót. Có người lợi dụng những khe hở của cơ chế, tham ô, tham những, lãng phí, ăn chơi phè phỡn.
Nhắc lại vài nét về nếp sống cần kiệm, giản dị, khiêm tốn của lãnh tụ vĩ đại để mỗi chúng ta cùng suy ngẫm, tự nhìn lại mình, cố gắng thực hiện những điều Bác dạy. Ta học Bác bắt đầu bằng cố gắng sống không cầu kì, xa hoa, sống sao cho phù hợp với hoàn cảnh xã hội, hoàn cảnh cá nhân; bằng cố gắng rèn rũa lời ăn, tiếng nói cẩn thận, không khoa trương, không xa hoa, bóng bẩy, ta học viết ngắn gọn, dễ hiểu, truyền đạt đúng và đầy đủ thông tin trong mỗi văn bản tham mưu…
bởi Nguyen Thao Nguyen 11/09/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
ừ sự giản dị, khiêm tốn của Bác, chúng ta nghĩ nhiều về nếp sống hiện nay. Lịch sử đất nước đã sang trang, đất nước và cuộc sống đã có những đổi thay kỳ diệu. Nhưng đất nước ta vẫn đang còn nghèo, bình quân thu nhập của người dân vẫn còn thấp thua nhiều nước trên thế giới và khu vực, nguy cơ lạc hậu còn tiềm ẩn. Thế mà, một số cán bộ làm việc lười biếng, ăn chơi đua đòi, học làm sang, xa rời quần chúng. Một số vừa lên chức lên quyền, chỉ cán bộ xã, phường thôi, cũng đã lên mặt, doạ nạt nhân dân. Báo chí chẳng thèm đọc, chỉ vụ thành tích, vụ lợi, thích nghe lời nịnh hót. Có người lợi dụng những khe hở của cơ chế, tham ô, tham những, lãng phí, ăn chơi phè phỡn.
Nhắc lại vài nét về nếp sống cần kiệm, giản dị, khiêm tốn của lãnh tụ vĩ đại để mỗi chúng ta cùng suy ngẫm, tự nhìn lại mình, cố gắng thực hiện những điều Bác dạy. Ta học Bác bắt đầu bằng cố gắng sống không cầu kì, xa hoa, sống sao cho phù hợp với hoàn cảnh xã hội, hoàn cảnh cá nhân; bằng cố gắng rèn rũa lời ăn, tiếng nói cẩn thận, không khoa trương, không xa hoa, bóng bẩy, ta học viết ngắn gọn, dễ hiểu, truyền đạt đúng và đầy đủ thông tin trong mỗi văn bản tham mưu…
bởi Super Misoo 26/10/2019Like (0) Báo cáo sai phạm
Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Tóm tắt tác phẩm Làng của Kim Lân
24/11/2022 | 1 Trả lời
-
Viết một đoạn văn từ 6-8 câu nên cảm nhận của em về hình ảnh người lính qua bài thơ "Đồng Chí" và "Bài thơ về tiểu đội xe không kính"
Mọi người giúp em với ạ em cảm ơn ạ
Mong mn đừng chép mạng
01/12/2022 | 0 Trả lời
-
Bản thân em cần làm gì để thể hiện lòng nhân ái trong cuộc sống (khoảng 3 đến 5 câu)
05/12/2022 | 0 Trả lời
-
Dàn ý kể về một câu chuyện cảm động ở xóm em
10/12/2022 | 0 Trả lời
-
Chú ý không chép mạng không quá dài đầy đủ các yếu tố trên đề là được ạ cỡ 2 trang giấy thi
15/12/2022 | 0 Trả lời
-
Làm bài 3 cho mình nhé
18/12/2022 | 0 Trả lời
-
Chỉ ra và nêu tác dụng của 1 biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: “Có lẽ bởi vậy mà khi cặp đôi học trò Minh Hiếu - Tất Minh (trường THPT Triệu Sơn 5, tỉnh Thanh Hóa) suốt 10 năm liền cõng nhau đến trường bất kể nắng mưa, bất kể giông bão, người ta bỗng thấy sao mà kỳ diệu quá.”
21/12/2022 | 0 Trả lời
-
Có một người phụ nữ nọ vừa chuyển đến nơi ở mới. Hàng xóm của bà là một người mẹ nghèo sống cùng cậu con trai đang tuổi thiếu nhi. Một buổi tối mất điện, bà chưa kịp thắp nến lên cho sáng thì có tiếng gõ cửa. Bà ra mở cửa, thì ra đó là con của nhà hàng xóm. Cậu bé nói: "Con chào dì, dì cho con hỏi nhà dì có nến không ạ?". Người phụ nữ tham nghĩ: Cái gia đình này nghèo đến nỗi ngay cả nến cũng không có sao. Tốt nhất là không cho, vì nếu cho, họ sẽ ở lại mất". Nghĩ vậy, bà trả lời: “Dì không có”. Đúng lúc bà đang chuẩn bị đóng cửa thì cậu bé cười rạng rỡ và lấy trong túi áo ra hai cây nến: “Mẹ và con sợ dì sống một mình không có nến nên con đen sang biếu dì hai cây nến để thắp sáng ạ". Lúc này, bà vừa thấy xấu hổ, vừa cảm động rơi nước mắt, rồi bà liền ôm chặt cậu bé vào lòng.
Câu 1 .Xác định phương thức biểu đạt chỉnh được sử dụng trong văn bản.
Câu 2. Tìm và ghi lại 01 lời dẫn trực tiếp có trong văn bản trên.
Câu 3. Theo em, vì sao người phụ nữ lại vừa thấy xấu hổ, vừa cảm động rơi nước mắt?
Câu 4. Bài học nào trong văn bản có ý nghĩa nhất với em? Vì sao? (Trả lời khoảng 3 đến 5
dòng )cho xin đáp án ạ
26/12/2022 | 0 Trả lời
-
Ý nghĩa nhan đề
04/01/2023 | 1 Trả lời
-
Câu 1 (8,0 điểm)
Khi vua bóng đá Pêlêlập được kì tích ghi một ngàn bàn thắng trong cuộc đời cầu thủ
của mình, một kỉ lục cho đến lúc đó chưa ai đạt tới, có người hỏi: "Trong số một ngàn
bàn thắng đã ghi được vào lưới đối thủ, bàn thắng nào làm ông cảm thấy hài lòng nhất?".
"Bàn thẳng thứ 1001!" – Pêlê vui vẻ trả lời với thái độ nghiêm túc, Đố
-
(Trích
99 câu chuyện về triết li, Nguyễn Kim Lân sưu tầm và biên soạn,
NXB Văn hóa Thông tin, 2008, tr.185)
Hãy viết bài văn trình bày ý kiến của em về vấn đề được gợi ra từ câu chuyện trên.Cho tớ hỏiii vấn đề của bài này là gi được k ặ??
05/01/2023 | 0 Trả lời
-
hinh anh nhung nguoi linh lai khong chi the hien qua so dung cam qua tinh thuong
07/01/2023 | 0 Trả lời
-
nêu cảm nhận về tình cảm của con đối với cha trong chiến tranh qua văn bản "chiếc lược ngà"
12/01/2023 | 0 Trả lời
-
viết đoạn văn quy nạp 12 câu phân tích tình cảm yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai trong văn bản Làng
14/01/2023 | 0 Trả lời
-
hiện tượng đốt pháo ngày tết
29/01/2023 | 0 Trả lời
-
Chỉ ra dấu hiệu nghệ thuật và cho biết nỗi dung diễn đạt ở các đoạn thơ sau:
a) "Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn"
b) "Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc"
c) "Người dồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đòng mình tự đục dá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục"
17/02/2023 | 0 Trả lời
-
Nêu ý nghĩa của câu chuyện cô thompson và cậu teddy
18/02/2023 | 0 Trả lời
-
viết bài văn nêu suy nghĩ về tầm quan trọng của ước mơ đối với tuổi trẻ
22/02/2023 | 0 Trả lời
-
viết một đoạn văn sử dụng ít nhất 2 phép liên kết và chỉ rõ các pháp liên kết đó
cần gấp ạaaaaaaaaaaaaaa
24/02/2023 | 0 Trả lời
-
Trong văn bản, tác giả khẳng định: Chúng ta tự để mình bị hạn chế một số mặt đáng kể do môi trường sống, nền giáo dục và việc tin vào những điều không đúng về bản thân mình và thế giới xung quanh....Còn có ý kiến khác cho rằng: Trường học đã giết chết sự sáng tạo của học sinh. Anh/chị có suy nghĩ như thế nào về vấn đề này? Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày quan điểm của anh/chị!
giúp em với ạ
25/02/2023 | 0 Trả lời
-
viết 1 đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em ve ý nghĩa của việc biết trân trọng những điều bình dị quanh ta
giúp vớiiiiii
26/02/2023 | 0 Trả lời
-
viết 1 đoạn không quá 15 câu văn trình bày suy nghĩ của em về vấn đề sau "bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta" trong đó có sử dụng thành phần khởi ngữ ( gạch chân thành phần khởi ngữ)
07/03/2023 | 0 Trả lời
-
1. Ông hai trong truyện ngắn
2. Làng Bé Thu / Ông Sáu trong chuyện chiếc lược ngà
3. Vũ nương trong chuyện người con gái nam xương
13/03/2023 | 0 Trả lời
-
1. Ông hai trong truyện ngắn Làng
2. Bé Thu / Ông Sáu trong chuyện chiếc lược ngà
3. Vũ nương trong chuyện người con gái nam xương
13/03/2023 | 0 Trả lời
-
Làm hộ mình bài này với bài này khó quá mình ko làm đc
Lấy tựa đề "Gia đình và quê hương"là" chiếc nôi nâng đỡ cuộc đời con. Em hãy nêu suy nghĩ của mình về cội nguồn yêu thương của mỗi người
Làm hộ mình cái luận cứ này nhé:
Liên hệ mở rộng tới những tác phẩm viết về gia đình và quê hương để thấy được ý nghĩa của quê hương trong đời sống tinh thần mỗi người.VD: Quê hương (Đỗ Trung Quan) Quê hương (Tế Hanh
15/03/2023 | 0 Trả lời
-
Đi từ sáng không ngủ. Tôi cũng đi bây giờ. Các bạn cố gắng nhé. (NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI)
Trong các câu văn trên câu nào được dùng với nghĩa hàm ý? Chỉ rõ hàm ý được chứa trong câu văn mà em vừa xác định. Hàm ý đó thể hiện vẻ đẹp gì ở nhân vật đại đội trưởng?19/03/2023 | 0 Trả lời