Sưu tầm các câu chuyện về phong cách sống của Bác Hồ
Sưu tầm 1-2 câu chuyện nói về phong cách sống của bác
Trả lời (2)
-
Tôi là người cộng sản như thế này này!
Bác Hồ của chúng ta, từ sau khi bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế thứ ba tại Đại hội Tua Đảng Xã hội Pháp đêm 30/12/1920, thì cũng từ giờ phút ấy, Người trở thành người cộng sản, trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, đồng thời cũng là người cộng sản Việt Nam đầu tiên.
Từ người yêu nước trở thành người cộng sản, như Người đã nói rõ, là do trải qua thực tế đấu tranh và nghiên cứu lý luận, Người đã hiểu được rằng “chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nộ lệ”.
Trong gần 50 năm mang danh hiệu người cộng sản, khi thuận lợi, lúc khó khăn, dù khi chỉ là một người thợ ảnh bình thường hay đã trở thành vị Chủ tịch nước đầy uy tín và danh vọng, ở buổi cách mạng thắng lợi ròn rã hay khi bị kẻ thù dồn dập phản kích, lúc nào Bác Hồ của chúng ta cũng tỏ ra là một người cộng sản kiên định, thủy chung, nghĩa khí, thắng không kiêu, bại không nản, vô cùng khiêm tốn nhưng cũng rất mực tự hào về danh hiệu người cộng sản của mình.
Đã có thời, có người nhấn mạnh quá đáng phẩm chất siêu việt của người cộng sản, cho rằng đó là những người có một tính cách đặc biệt riêng, v.v… được cấu tạo bằng một chất liệu đặc biệt riêng. Không biết đó có phải là một trong những nguyên nhân đẻ ra cái gọi là “thói kiêu ngạo cộng sản” hay không?
Có điều chắc chắn rằng Bác Hồ của chúng ta không tán thành cách nói thậm xưng đó, nhất là khi Đảng cầm quyền, vào lúc cách mạng đang thuận lợi. Người nói: “Đảng viên chúng ta là những người rất tầm thường, vì chúng ta đều là con của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động… thế thôi. Chính vì chúng ta rất tầm thường nên Đảng ta rất vĩ đại”.
Người đã từng nói nhiều lần: Người cộng sản cũng là con người, nên có ưu, có khuyết, có tốt, có xấu.
“Đảng ta không phải trên trời sa xuống. Nó ở trong xã hội mà ra”. “Cũng như những người hàng ngày lội bùn mà trên người họ có hơi bùn, vết bùn… Cần phải tắm rửa lâu mới sạch”. Vì vậy, Người dạy: Không phải cứ khắc lên trán hai chữ “cộng sản” là được nhân dân tín nhiệm đâu; phải khiêm tốn, không hiếu danh, không kiêu ngạo, phải nhớ mình vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ của nhân dân.
Bác Hồ của chúng ta, trong cuộc đời hoạt động cách mạng đi Âu về Á, đã từng giáp mặt với bao gian khổ, khó khăn (hai lần ngồi tù: 1931 – 1933 và 1942 – 1943), đã từng lĩnh án tử hình vắng mặt (năm 1929); nhưng vì tin vào lý tưởng, tin vào nhân dân, tin ở chính mình, nên lúc nào Người cũng ung dung, tự tại, luôn thể hiện nhân cách cao đẹp của người cộng sản.
Năm 1931, khi Người bị giam trong nhà ngục Victoria của đế quốc Anh tại Hồng Kông hoặc khi bị bệnh phải đưa vào nhà thương, nhiều “ông bà” người Anh có quyền thế và cả một số nhân viên người Trung Quốc đã rủ nhau đến xem, ý chừng họ muốn thấy mặt mũi “lạ lùng” của một người cộng sản! Cuối cùng, họ đã bắt gặp một nhân cách lớn mà họ rất khâm phục và sẵn lòng giúp đỡ từ đó.
Năm 1944, tại Liễu Châu, tuy Người được ra khỏi ngục Quốc dân đảng, nhưng vẫn bị quản thúc vì họ biết Người là lãnh tụ cộng sản, không muốn thả cho về nước. Bác Hồ nói thẳng với Trương Phát Khuê: “Tôi là người cộng sản, nhưng điều mà tôi quan tâm hiện nay là độc lập và tự do của nước Việt Nam”. Chính lòng yêu nước, đức độ và tài trí của Bác Hồ đã làm cho Trương cảm phục, trả lại tự do và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Người trở về Việt Nam.
Năm 1946, ở Pa-ri, trong một cuộc họp báo, một nhà báo Pháp muốn làm giảm thiện cảm của những người Pháp không ưa cộng sản đối với Bác, bằng cách đưa ra một câu hỏi:
– Thưa Chủ tịch, Ngài có phải là cộng sản không?
Bác Hồ của chúng ta liền đi đến lẵng hoa bày trên bàn, vừa rút ra từng bông tặng mỗi người, vừa vui vẻ nói:
– Tôi là người cộng sản như thế này này!
Đó cũng là điều giúp ta có thể hiểu được vì sao mấy chục năm qua, thế giới có bao sự đổi thay, Bác Hồ vẫn luôn được cả thế giới tôn kính và ngưỡng vọng, coi như một biểu tượng cao cả của nhân đạo, chính nghĩa của hòa bình, một kiểu người cộng sản hài hòa giữa yêu nước và quốc tế, anh hùng dân tộc và danh nhân văn hóa, phương Đông và phương Tây.
Có thể dẫn ra đây một ý kiến, trong rất nhiều ý kiến của nhà báo Mỹ Sa-phơ-len, viết từ năm 1969:
“Trong rừng Việt Bắc, Cụ Hồ như một ông tiên. Nếu có ai bảo đấy là một người cộng sản thì tôi có thể nói Cụ là một người cộng sản khác với quan niệm chúng ta vẫn thường nghĩ; và theo tôi, có thể dùng một từ mới: Một người cộng sản phương Đông, một người cộng sản Việt Nam”.
(Theo Những mẫu chuyện về Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh – NXB CTQG).
Bác Hồ với Trung thu độc lập đầu tiên
Chiều hôm đó, thứ sáu, ngày 21/9/1945 tức ngày 15/8 năm Ất Dậu, tan giờ làm việc, Bác bảo đồng chí thư ký về nhà trước, còn Bác ở lại Bắc Bộ phủ để đón các em thiếu nhi vui Tết Trung thu.
Ngay từ chiều, Bác đã cho mời đồng chí Trần Huy Liệu, Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền và một đồng chí phụ trách thiếu nhi của Thanh niên đến hỏi về tổ chức Trung thu tối nay cho các em. Nghe báo cáo chỉ có ba địa điểm xung quanh Bờ Hồ để bày mâm cỗ cho hàng vạn em, Bác bảo các anh chị phụ trách phải tổ chức cho thật khéo để em nào cũng có phần. Về chương trình vui chơi, Bác khen là có nhiều cố gắng về mặt hình thức và căn dặn là phải đảm bảo an toàn, nhất là đối với các em nhỏ.
Sau đó, Bác trở về phòng làm việc của mình trên căn gác 2 ở Bắc Bộ phủ. Nhưng chốc chốc Bác lại hỏi:
– Các em đã tập trung đủ ở Bờ Hồ chưa?
Trăng đã bắt đầu lên. Bác Hồ ra đứng ở cửa ngắm đêm trăng và lắng nghe tiếng trống rộn ràng từ các đường phố vọng đến. Ai mà biết được niềm vui lớn đêm nay của Bác Hồ, người chiến sĩ cách mạng bôn ba khắp năm châu, bốn bể, nếm mật nằm gai, vào tù ra tội, chỉ nhằm một mục đích duy nhất là đem lại độc lập cho Tổ quốc, no ấm cho nhân dân và đặc biệt, cháy bỏng trong lòng Người là niềm mong ước hạnh phúc ấm no cho lớp trẻ thơ.
Đêm nay giữa lòng Hà Nội, ngay trong Dinh Chủ tịch, Bác Hồ hồi hộp chuẩn bị đón tiếp “Bầy con cưng” của mình.
Trước Trung thu mấy hôm, Bác đã viết một lá thư dài gửi các em nhân ngày tựu trường. Liền sau đó, Bác lại viết “Thư gửi các cháu thiếu nhi” nhân dịp Tết Trung thu. Thư viết trước Trung thu một tuần lễ để kịp đến với các em khắp các miền đất nước. Bác Hồ bao giờ cũng chu đáo như thế.
Và đêm nay, Trung thu đã thực sự đến trong nỗi bồi hồi mong đợi của Bác. Theo chương trình thì đúng 21 giờ các em mới đến vui chung với Bác Hồ. Thế mà lúc này chưa đến 20 giờ Bác đã bồn chồn đi lại trong phòng, xem lại đề cương bài phát biểu lát nữa sẽ nói với các em, xem lại những tấm ảnh lát nữa Bác sẽ tặng cho mỗi em một tấm… Thật khó mà hình dung một cụ già đã gần tuổi 60, một vị Chủ tịch nước, một nhà hoạt động quốc tế nổi tiếng, một con người vốn có bản lĩnh ung dung, bình thản trong mọi tình huống, đêm nay lại nóng lòng chờ đợi, gặp gỡ các em nhỏ như vậy.
Hồ Hoàn Kiếm tưng bừng náo nhiệt. Những bóng điện lấp lánh trong các vòm cây. Hàng ngàn, hàng vạn đèn giấy trên tay các em soi bóng xuống mặt hồ. Trên đỉnh Tháp Rùa rực sáng ánh điện với băng khẩu hiệu “Việt Nam độc lập”.
Đúng 20 giờ, lễ Trung thu độc lập đầu tiên bắt đầu. Sau lễ chào cờ, một em đại diện cho hàng vạn thiếu nhi Hà Nội phát biểu niềm vui sướng được trở thành tiểu chủ nhân của nước độc lập. Tiếp đó đồng chí Trần Huy Liệu, đại diện Chính phủ, trịnh trọng đọc thư của Bác Hồ gửi thiếu nhi, căn dặn các em cố gắng học tập để xứng đáng với sự quan tâm, chăm sóc của Bác.
Buổi lễ kết thúc, các đoàn đội ngũ chỉnh tề đều bước trong tiếng trống vang vang hướng về Bắc Bộ phủ. Dẫn đầu đoàn là những đội múa lân, múa sư tử cùng hàng ngàn, hàng vạn chiếc đèn giấy lung linh uốn lượn như một dòng sông sao…
Đúng 21 các em có mặt trước Bắc Bộ phủ. Bác Hồ xuất hiện tươi cười, thân thiết. Tiếng hoan hô như sấm dậy. Tiếng trống rộn ràng. Sư tử lại nhảy múa. Tất cả sung sướng hò reo. Chúc mừng Bác Hồ kính yêu.
Bác Hồ xúc động bước xuống thềm đón các em, tiếng hoan hô lại dậy lên. Một em đứng trước máy phóng thanh đọc lại lời chào mừng. Đọc xong em hô to “Bác Hồ muôn năm!”.Lập tức tiếng hô “Muôn năm” rền vang không ngớt.
Bác Hồ giơ cao hai tay tỏ ý cám ơn các em rồi Bác lần lượt bước đến bắt tay từng em đứng ở hàng đầu. Cặp mắt của Bác ánh lên một niềm vui đặc biệt. Trong lúc ở phía ngoài, các đoàn “xe tăng”, các binh sĩ của Hai Bà Trưng, của Đinh Bộ Lĩnh, các đội sư tử với rất nhiều em đeo mặt nạ… ùn ùn kéo vào dinh của Chủ tịch trong tiếng trống hò reo vang dậy, khu vườn Phủ Chủ tịch bỗng nhiên im phăng phắc khi đồng chí phụ trách giới thiệu Bác Hồ sẽ nói chuyện với các em.
Bằng giọng xứ Nghệ có pha lẫn giọng các miền của đất nước, Bác thân thiết trò chuyện với các cháu: “Các cháu! Đây là lời Bác Hồ nói chuyện…”.
Cuối cùng Bác nói: Trước khi các cháu phá cỗ, ta cùng nhau hô hai khẩu hiệu: “Trẻ em Việt Nam sung sướng!”, “Việt Nam độc lập muôn năm!”.
Tiếng hô hưởng ứng của các em rền vang cả một vùng trời.
Trăng rằm vằng vặc tỏa sáng. Niềm vui tràn ngập cả Hà Nội. Bác Hồ vui sướng đứng nhìn các em vui chơi.
Ai hiểu được hết niềm vui của Bác Hồ lúc này. Bao nhiêu năm xông pha chiến đấu, phải chăng Bác cũng chỉ mong ước có giây phút sung sướng như đêm nay.
“Trẻ em Việt Nam sung sướng!”. Khẩu hiệu đó của Bác Hồ cách đây 45 năm, vẫn đang là mục tiêu phấn đấu của các thế hệ hôm nay và mãi mãi mai sau.
(Theo Những mẩu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh – NXB CTQG).
bởi Toàn Ngô Thị 13/09/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
bn vt dài thế
bởi Super Misoo 26/10/2019Like (0) Báo cáo sai phạm
Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Tóm tắt tác phẩm Làng của Kim Lân
24/11/2022 | 1 Trả lời
-
Viết một đoạn văn từ 6-8 câu nên cảm nhận của em về hình ảnh người lính qua bài thơ "Đồng Chí" và "Bài thơ về tiểu đội xe không kính"
Mọi người giúp em với ạ em cảm ơn ạ
Mong mn đừng chép mạng
01/12/2022 | 0 Trả lời
-
Bản thân em cần làm gì để thể hiện lòng nhân ái trong cuộc sống (khoảng 3 đến 5 câu)
05/12/2022 | 0 Trả lời
-
Dàn ý kể về một câu chuyện cảm động ở xóm em
10/12/2022 | 0 Trả lời
-
Chú ý không chép mạng không quá dài đầy đủ các yếu tố trên đề là được ạ cỡ 2 trang giấy thi
15/12/2022 | 0 Trả lời
-
Làm bài 3 cho mình nhé
18/12/2022 | 0 Trả lời
-
Chỉ ra và nêu tác dụng của 1 biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: “Có lẽ bởi vậy mà khi cặp đôi học trò Minh Hiếu - Tất Minh (trường THPT Triệu Sơn 5, tỉnh Thanh Hóa) suốt 10 năm liền cõng nhau đến trường bất kể nắng mưa, bất kể giông bão, người ta bỗng thấy sao mà kỳ diệu quá.”
21/12/2022 | 0 Trả lời
-
Có một người phụ nữ nọ vừa chuyển đến nơi ở mới. Hàng xóm của bà là một người mẹ nghèo sống cùng cậu con trai đang tuổi thiếu nhi. Một buổi tối mất điện, bà chưa kịp thắp nến lên cho sáng thì có tiếng gõ cửa. Bà ra mở cửa, thì ra đó là con của nhà hàng xóm. Cậu bé nói: "Con chào dì, dì cho con hỏi nhà dì có nến không ạ?". Người phụ nữ tham nghĩ: Cái gia đình này nghèo đến nỗi ngay cả nến cũng không có sao. Tốt nhất là không cho, vì nếu cho, họ sẽ ở lại mất". Nghĩ vậy, bà trả lời: “Dì không có”. Đúng lúc bà đang chuẩn bị đóng cửa thì cậu bé cười rạng rỡ và lấy trong túi áo ra hai cây nến: “Mẹ và con sợ dì sống một mình không có nến nên con đen sang biếu dì hai cây nến để thắp sáng ạ". Lúc này, bà vừa thấy xấu hổ, vừa cảm động rơi nước mắt, rồi bà liền ôm chặt cậu bé vào lòng.
Câu 1 .Xác định phương thức biểu đạt chỉnh được sử dụng trong văn bản.
Câu 2. Tìm và ghi lại 01 lời dẫn trực tiếp có trong văn bản trên.
Câu 3. Theo em, vì sao người phụ nữ lại vừa thấy xấu hổ, vừa cảm động rơi nước mắt?
Câu 4. Bài học nào trong văn bản có ý nghĩa nhất với em? Vì sao? (Trả lời khoảng 3 đến 5
dòng )cho xin đáp án ạ
26/12/2022 | 0 Trả lời
-
Ý nghĩa nhan đề
04/01/2023 | 1 Trả lời
-
Câu 1 (8,0 điểm)
Khi vua bóng đá Pêlêlập được kì tích ghi một ngàn bàn thắng trong cuộc đời cầu thủ
của mình, một kỉ lục cho đến lúc đó chưa ai đạt tới, có người hỏi: "Trong số một ngàn
bàn thắng đã ghi được vào lưới đối thủ, bàn thắng nào làm ông cảm thấy hài lòng nhất?".
"Bàn thẳng thứ 1001!" – Pêlê vui vẻ trả lời với thái độ nghiêm túc, Đố
-
(Trích
99 câu chuyện về triết li, Nguyễn Kim Lân sưu tầm và biên soạn,
NXB Văn hóa Thông tin, 2008, tr.185)
Hãy viết bài văn trình bày ý kiến của em về vấn đề được gợi ra từ câu chuyện trên.Cho tớ hỏiii vấn đề của bài này là gi được k ặ??
05/01/2023 | 0 Trả lời
-
hinh anh nhung nguoi linh lai khong chi the hien qua so dung cam qua tinh thuong
07/01/2023 | 0 Trả lời
-
nêu cảm nhận về tình cảm của con đối với cha trong chiến tranh qua văn bản "chiếc lược ngà"
12/01/2023 | 0 Trả lời
-
viết đoạn văn quy nạp 12 câu phân tích tình cảm yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai trong văn bản Làng
14/01/2023 | 0 Trả lời
-
hiện tượng đốt pháo ngày tết
29/01/2023 | 0 Trả lời
-
Chỉ ra dấu hiệu nghệ thuật và cho biết nỗi dung diễn đạt ở các đoạn thơ sau:
a) "Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn"
b) "Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc"
c) "Người dồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đòng mình tự đục dá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục"
17/02/2023 | 0 Trả lời
-
Nêu ý nghĩa của câu chuyện cô thompson và cậu teddy
18/02/2023 | 0 Trả lời
-
viết bài văn nêu suy nghĩ về tầm quan trọng của ước mơ đối với tuổi trẻ
22/02/2023 | 0 Trả lời
-
viết một đoạn văn sử dụng ít nhất 2 phép liên kết và chỉ rõ các pháp liên kết đó
cần gấp ạaaaaaaaaaaaaaa
24/02/2023 | 0 Trả lời
-
Trong văn bản, tác giả khẳng định: Chúng ta tự để mình bị hạn chế một số mặt đáng kể do môi trường sống, nền giáo dục và việc tin vào những điều không đúng về bản thân mình và thế giới xung quanh....Còn có ý kiến khác cho rằng: Trường học đã giết chết sự sáng tạo của học sinh. Anh/chị có suy nghĩ như thế nào về vấn đề này? Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày quan điểm của anh/chị!
giúp em với ạ
25/02/2023 | 0 Trả lời
-
viết 1 đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em ve ý nghĩa của việc biết trân trọng những điều bình dị quanh ta
giúp vớiiiiii
26/02/2023 | 0 Trả lời
-
viết 1 đoạn không quá 15 câu văn trình bày suy nghĩ của em về vấn đề sau "bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta" trong đó có sử dụng thành phần khởi ngữ ( gạch chân thành phần khởi ngữ)
07/03/2023 | 0 Trả lời
-
1. Ông hai trong truyện ngắn
2. Làng Bé Thu / Ông Sáu trong chuyện chiếc lược ngà
3. Vũ nương trong chuyện người con gái nam xương
13/03/2023 | 0 Trả lời
-
1. Ông hai trong truyện ngắn Làng
2. Bé Thu / Ông Sáu trong chuyện chiếc lược ngà
3. Vũ nương trong chuyện người con gái nam xương
13/03/2023 | 0 Trả lời
-
Làm hộ mình bài này với bài này khó quá mình ko làm đc
Lấy tựa đề "Gia đình và quê hương"là" chiếc nôi nâng đỡ cuộc đời con. Em hãy nêu suy nghĩ của mình về cội nguồn yêu thương của mỗi người
Làm hộ mình cái luận cứ này nhé:
Liên hệ mở rộng tới những tác phẩm viết về gia đình và quê hương để thấy được ý nghĩa của quê hương trong đời sống tinh thần mỗi người.VD: Quê hương (Đỗ Trung Quan) Quê hương (Tế Hanh
15/03/2023 | 0 Trả lời
-
Đi từ sáng không ngủ. Tôi cũng đi bây giờ. Các bạn cố gắng nhé. (NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI)
Trong các câu văn trên câu nào được dùng với nghĩa hàm ý? Chỉ rõ hàm ý được chứa trong câu văn mà em vừa xác định. Hàm ý đó thể hiện vẻ đẹp gì ở nhân vật đại đội trưởng?19/03/2023 | 0 Trả lời