YOMEDIA
NONE

Nghị luận văn học về bài Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (2)

  • "Lặng lẽ Sa Pa" là kết quả của chuyến đi thực tế lên Lào Cai của Nguyễn Thành Long. Đó là một câu chuyện nhẹ nhàng, tình cảm về cuộc sống của anh thanh niên làm nghề khí tượng thủy văn ở Sa Pa. Với ngòi bút tinh tế, trữ tình đầy cuốn hút, tác giả đã khéo léo dẫn dụ người đọc lạc vào xứ sở sương mù Sa Pa. Hình ảnh anh thanh niên có thể xem là hình ảnh nổi bật, neo giữ lại trong lòng người đọc nhiều tình cảm về những người đang lặng thầm cống hiến cho đất nước.

    Lặng lẽ Sa Pa giống như một câu chuyện không có cốt truyện với nhịp kể đều đều, không gấp gáp như chính mảnh đất nơi đây. Truyện kể về cuộc sống rất đỗi bình lặng, giản dị của anh thanh niên làm nghề đo gió, đo mưa, đo nhiệt độ, quanh năm làm bạn với mây trời hiu quanh và cô độc. Nhưng cuộc sống này không hề khiến anh thấy nhàm chán mà ngược lại anh luôn sống hết mình, làm việc hết mình. Đây là điều mà tác giả muốn gửi gắm đến người đọc qua từng trang viết.

    Công việc của anh rất gian khổ nhưng ai hỏi anh cũng bảo không sao, anh quen rồi. Sự kiên trì, nhẫn nhịn để cống hiến là đức tính của một người thanh niên cần phải có. Và anh đã khiến người đọc khâm phục vì đức tính này.

    Anh lặng lẽ kể cho ông họa sỹ già và cô kỹ sư trẻ về cuộc sống hằng ngày của mình. Qua lời kể chúng ta thấy sự gian khổ, vất vả, nhọc nhằn "gian khổ nhất là phải ghi và báo lúc 1 giờ sáng, ở đây nhiều khi còn có tuyết nữa..." nhưng lại được kể với giọng điệu vui tươi và say mê. Anh sống và cống hiến hết mình cho đất nước, không ngại khó, ngại khổ. Có một điều chắc hắn người đọc sẽ ngạc nhiên và khâm phục khi anh thanh niên kể "Công việc vất vả là vậy nhưng khi cất nó cháu buồn lắm". Một sự chia sẻ chân thành và đầy ý nghĩa, cả cuộc đời anh gắn bó với công việc này, cả cuộc đời anh xem nó như lẽ sống, bởi vậy dù khó khăn nhưng xa thì sẽ nhớ và buồn biết bao.

    Có lẽ không phải vô tình mà Nguyễn Thành Long không đặt tên cho nhân vật của mình, chắc chắn rằng đó là dụng ý nghệ thuật. Ông chỉ gọi là "anh thanh niên" gần gũi nhưng thân mật như vậy. Bởi cuộc đời, bởi công việc, bởi lý tưởng của anh luôn bình lặng đến như vậy. Ông đã tạo nên phong thái riêng cho nhân vật của mình.

    "Anh thanh niên" tạo cho mình một cuộc sống hòa nhập với thiên nhiên và nhờ có nó để sống và cống hiến. "Trước vườn anh trồng rất nhiều loại hoa đủ màu sắc, anh còn nuôi gà đẻ trứng ăn mãi không hết...". Một cuộc sống bình dị, chân chất đến nhường nào. Cuộc sống ấy đã phần nào nói lên cuộc đời thầm lặng, không ganh đua với ai.

    Dù sống một mình nhưng cuộc sống của anh không cô độc như người ta vẫn nghĩ, anh "thèm người", bởi vậy nên anh rất hiếu khách, nói chuyện với họa sỹ già và cô kỹ sư trẻ một cách say sưa. Đây là một đức tính không phải ai cũng có được. Anh mừng rỡ khôn xiết khi có người lên thăm, niềm vui ấy dù nhỏ nhưng với anh thật lớn lao và cao đẹp biết bao.

    Qua ngòi bút của Nguyễn Thành Long, anh còn là một người rất tâm lý khi tặng hoa cho người con gái lần đầu tiên mà anh quen, trà cho họa sỹ già. Một con người như vậy sống giữa núi rừng bao la, hiểm trở thật khiến người khác ngưỡng mộ.

    Với câu từ đẹp đẽ, nhịp điệu chậm rãi, nhẹ nhàng và tình cảm tha thiết, Nguyễn Thành Long đã vẽ nên một cuộc sống bình lặng nhưng đẹp tuyệt vời về anh thanh niên. Đó là người sống và cống hiến không ngừng cho đất nước. Hình ảnh nhân vật để lại trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ và bài học làm người cho thế hệ trẻ.

      bởi My Le 24/05/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Trong mưa bom lửa đạn, trong chất cay xè của mùi thuốc súng, tình cảm cao đẹp nhất của tình đồng chí đồng đội trào dâng. Những bùi ngùi dấu tận đáy lòng của những người cha lên đường chiến đấu gởi lại quê hương đứa con thân yêu nhất của mình để rồi trong giờ phút hiếm hoi giữa cuộc hành quân nỗi nhớ con không còn dấu được. Tình cảm thiêng liêng ấy càng mãnh liệt hơn trong tác phẩm “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.

    Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, quê ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Trong kháng chiến chống Pháp, ông tham gia bộ đội, hoạt động ở chiến trường Nam Bộ. Từ sau năm 1945, tập kết ra Bắc Nguyễn Quang Sáng bắt đầu viết văn. Những năm chống Mĩ, ông trở về Nam Bộ tham gia kháng chiến và tiếp tục sáng tác văn học. Tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng thuộc nhiều thể loại: Truyện ngắn có “Con chim vàng”, “Người quê hương”, “Chiếc lược ngà”, “Người đàn bà đức hạnh”, “Vẽ lại bức tranh xưa”…

    Các tiểu thuyết “Đất lửa”, “Mùa gió chướng”, “Dòng sông thơ ấu” được nhiều độc giả biết đến và đặc biệt là kịch bản phim nổi tiếng “Một thời để nhớ một thời để yêu”. Có lẽ vì sinh ra, lớn lên và hoạt động chủ yếu ở chiến trường miền Nam nên các tác phẩm của ông hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau hòa bình.

    “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là một truyện ngắn viết về tình phụ tử sâu nặng của cha con ông Sáu sau chiến tranh. Đây là một truyện ngắn giản dị nhưng chứa đầy sức bất ngờ như ta thường thấy ở văn của Nguyễn Quang Sáng. Đoạn trích đã cho thấy một khoảnh khắc nhỏ mà trong đó có sự cao cả thiêng liêng về tình phụ tử .

    “Chiếc lược ngà ” được viết vào năm 1966 khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ và được đưa vào tập truyện cùng tên. Nội dung văn bản trong là cuộc gặp gỡ của anh Sáu – một người xa nhà đi kháng chiến. Mãi khi con gái lên tám tuổi, anh mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Bé Thu – con gái anh không nhận cha , trái lại đã đối xử lạnh nhạt, có lúc vô lễ với cha. Điều đó làm anh Sáu đau lòng, nhưng anh vẫn yêu thương con bằng tình cha con ruột thịt. Sau vài ngày ngắn ngủi sum họp gia đình, anh Sáu phải ra đi.

    Đến lúc ấy Bé Thu bỗng thay đổi thái độ. Em ôm chặt lấy cha không muốn cha con phải xa nhau .Mọi người ngỡ ngàng sửng sốt. Thì ra mấy ngày trước do nhìn thấy trên mặt anh Sáu có vết sẹo lớn, bé Thu thấy anh không giống cha chụp chung ảnh với mẹ. Nhờ bà ngoại giảng giải, Thu đã hiểu ra mọi chuyện, em cất tiếng gọi “Ba…ba!..” và hẹn “Ba mua cho con một cây lược nghe!”. Ở khu căn cứ, anh Sáu dồn hết tình cảm yêu quý nhớ con vào việc làm một chiếc lược bằng ngà voi để mang về tặng cô con gái bé bỏng. Nhưng trong một cuộc chiến đấu anh đã ngã xuống. Trước lúc nhắm mắt anh còn kịp trao cây lược cho người bạn, gửi về tận tay cho con. Truyện được viết theo lời kể qua cái nhìn của ông Ba – nhân vật xưng tôi. Tuy đây là một đề tài khá phổ biến trong văn chương nhưng chính vì thế mà giá trị nhân văn của truyện càng trở nên sâu sắc.

    Chi tiết “vết thẹo” xuất hiện 3 lần: lần 1, phút đầu bé Thu gặp ba; lần 2, qua cuộc trò chuyện với bà ngoại; lần 3, Thu nhận ra ba, hôn cùng khắp, hôn cả vết thẹo.

    Vết thẹo trên gương mặt ông Sáu là chi tiết nghệ thuật độc đáo, vừa thắt nút truyện, đẩy mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm, lại vừa mở nút truyện. Vì vết thẹo mà bé Thu không nhận ra ba, đối xử với ba một cách lạnh lùng, cự tuyệt. Khi được bà ngoại giải thích về vết thẹo trên gương mặt ba, mối nghi ngờ của bé Thu về ông Sáu đã được giải toả, khiến bé Thu nhận ra ba. Khi nhận ra ba, tình cảm, thái độ của em đã thay đổi hoàn toàn. Như vậy, chi tiết vết thẹo đã tạo nên kịch tính, tình huống truyện làm nên sức hấp dẫn, lôi cuốn của tác phẩm.

    Chi tiết nghệ thuật vết thẹo góp phần quan trọng thể hiện tính cách và tình cảm của nhận vật bé Thu – một em bé có bản lĩnh và có tình yêu ba sâu sắc.

    Chi tiết nghệ thuật vết thẹo còn thể hiện sự tàn khốc của chiến tranh và là lời tố cáo chiến tranh nhẹ nhàng mà thấm thía. Chiến tranh không chỉ khiến vợ phải xa chồng, con phải xa cha. Chiến tranh không chỉ tàn phá thể xác mà còn làm tổn thương tinh thần, khiến con không nhận ra cha. Chiến tranh khiến người ta phải xa cách và phải xa cách trong chính lúc gặp mặt.

    “Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”, cời chi tiết nghệ thuật đặc sắc: vết thẹo, tác phẩm “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã khắc họa tính cách nhân vật bé Thu, đồng thời góp phần tạo nên sự lôi cuốn hấp dẫn người đọc. Chi tiết cũng góp phần làm cho tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng sống mãi cùng thời gian.

    Chi tiết “vết thẹo” đã thắt nút và mở nút câu truyện về chính vết thẹo đã làm bé Thu không nhận ra cha nên em đã lạnh nhạt và xa lánh ông Sáu, kiên quyết không gọi ông Sáu là “ba”. Nhưng trong thái độ đó ta lại nhận ra một tình cảm thuỷ chung, sâu sắc mà bé Thu dành cho cha của nó. Và cũng chính “vết thẹo” ấy, sau khi đã hiểu được ngọn nguồn của nó lại làm cho bé Thu càng yêu cha nhiều hơn. Ngoài ra, “vết thẹo” còn là chứng tích của chiến tranh gây ra bi kịch trong tình cảm của cha con ông Sáu, gợi cho người đọc nghĩ đến những mất mát đau thương éo le của chiến tranh. Vì vậy, chi tiết “vết thẹo” còn mang ý nghĩa tố cáo chiến tranh. Từ đó, ta thấy chi tiết “vết thẹo” đã thể hiện sự già dặn trong ngòi bút của Nguyễn Quang Sáng.

      bởi Long lanh 24/05/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON