YOMEDIA
NONE

Nêu sự ảnh hưởng của thời đại, gia đình, bản thân của Nguyễn Du tới việc sáng tác truyện Kiều

Thời đại, gia đình , bản thân nguyễn du ảnh hưởng như thế nào tới việc dáng tác truyện kiều

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • Thời đại:

    Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX. Đây là thời kì khủng hoảng sâu sắc nhất của chế độ phong kiến, là thời kì diễn ra những sự kiện lịch sử trọng đại, đó là “những cuộc bể dâu”, những “phen thay đổi sơn hà” dữ dội: Thứ nhất, sự sụp đổ không gì cưỡng nổi của chế độ phong kiến. Chế độ phong kiến từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX suy tàn, rối ren và thối nát. Năm 1782, Đặng Thị Huệ cùng Hoàng Đình Bảo mưu giành ngôi thế tử cho Trịnh Tông lên ngôi chúa (tức Đoan Nam Vương Trịnh Khải) nên được đưa lên giữ chức Lại bộ Thượng thư rồi lại dược thăng Tham tụng. Nhưng đám Kiêu binh không phục, nổi lên chống lại, kéo đến phá nhà Khản ở phường Bích Câu khiến cho người anh của Nguyễn Du phải bỏ trốn lên Sơn Tây rồi về lánh ở Hà Tĩnh. Sau đến năm 1786, khi ra cứu viện cho Trịnh Khải, Nguyễn Khản đã qua đời ở Thăng Long. Gặp hoàn cảnh như vậy, Nguyễn Du cũng bị lao đao nhưng may còn có người cha nuôi họ Hà, làm quan võ ở Thái Nguyên, nên sau khi đậu Tam trường (sinh đồ, 1784) ông được kế chân làm chức ấy. Thời cuộc vẫn cứ biến chuyển. Năm 1787, theo lệnh của Nguyễn Huệ, Vũ Văn Nhậm kéo quân ra đánh Nguyễn Hữu Chỉnh và giết đi. Vua Chiêu Thống khi thấy quân của Chỉnh đã bị thua bèn bỏ kinh thành chạy trốn rồi cầu cứu với triều đình nhà Thanh. Tôn Sĩ Nghị được lệnh đem quân sang đóng ở Thăng Long. Năm 1789, Nguyễn Huệ kéo đại binh ra đánh, phá tan 29 vạn quân Thanh. Vua Chiêu Thống phải chạy theo Tôn Sĩ Nghị sang Trung Quốc. Nguyễn Du, từ năm 1787, đã muốn theo xa giá nhưng không kịp, bèn trở về quê vợ ở làng Hải An, huyện Quỳnh Côi, trấn Sơn Nam (nay thuộc tỉnh Thái Bình) sống nhờ nhà người anh vợ là Đoàn Nguyễn Tuấn. Thật là: Một phen thay đổi sơn hà Mảnh thân chiếc lá biết là về đâu ? (Chiêu hồn) Bấy giờ Nguyễn Du mới 22 tuổi. Cuộc đời mười năm gió bụi (thập tải phong trần) bắt dầu từ năm 1786. Trong thời kì này ta thấy chí hướng của anh em Nguyễn Du mỗi người một khác. Nguyễn Du lúc dầu cũng nuôi chí khôi phục nhà Lê nhưng chí ấy không thành. Trong bài thơ Lưu biệt Nguyễn đại lang ông có bày tỏ tấm lòng của mình trong 2 câu: Loạn thế nam nhi tu đối kiếm Tha hương bằng hữu trọng phân khâm (Trai thời loạn nhìn thanh gươm mà thẹn Ở đất khách cùng bạn chia tay càng bùi ngùi). Nguyễn Du thường làm thơ để than thở cảnh ngộ của mình chưa làm nên danh vọng gì mà người đã suy yếu (sinh vị thành danh thân dĩ suy) sinh kế lại cùng quẫn nghề văn nghề võ cũng không thành (thư kiếm vô thành sinh kế xúc) cứ hết ăn nhờ ở miền sông lại đến miền biển (lữ thực giang tân hựu hải tân) mùa xuân mà cũng ốm liên miên nghèo không có thuốc uống (tam xuân tích bệnh bần vô dược) mùa động mới rét mà đã thấy khổ vì không có áo (tảo hàn dĩ giác vô y khổ) thân thế trăm năm đành phó mặc cuộc đời cho gió bụi (bách niên thân thế ủy phong trần) không còn hào hứng với giấc mộng gác vàng đã từ lâu (cao hứng cửu vô hoàng các mộng) nên chán ngán cuộc đời trăm năm chết xác với văn chương (bách niên cùng tử văn chương lý) đã ước gì có thể gọt tóc vào rừng ở nằm nghe thông reo lưng chừng mây (hà năng lạc phát quy lâm khứ, ngọa thính tùng phong hưởng bán vân). Cảnh cùng khổ như vậy cũng làm cho ông phải suy nghĩ lại về thái độ của mình với nhà Lê vì xưa nay chưa từng thấy một triều đại nào đứng vững nghìn năm (cổ kim vị kiến thiên niên quốc). Thứ hai, trong giai đoạn này, nhiều phong trào nông dân diễn ra rất sôi nổi và rầm rộ. Những cuộc nổi dậy đòi quyền sống của các phong trào nông dân, đặc biệt là cuộc khởi nghĩa của phong trào Tây Sơn đánh đổ các tập đoàn phong kiến Lê, Trịnh, quét sạch 20 vạn quân Thanh xâm lược năm 1771. Hịch Tây Sơn đã viết: Tưới mưa dầm khi nắng hạn Kéo cùng dân ra khỏi chốn lầm than. Cuộc khởi nghĩa này đã đập tan chính quyền phong kiến Lê – Trịnh (Đàng Ngoài), nhà Nguyễn (Đàng Trong); đánh đuổi hai đội quân xâm lược Xiêm, Thanh bảo vệ độc lập dân tộc; xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước trên hai thế kỉ; thống nhất đất nước, người dân được ấm no hạnh phúc; xây dựng được những chính sách về kinh tế, văn hóa tiến bộ. Ở triều đại Quang Trung, chữ Nôm được đề cao được nâng lên thành vị trí chữ viết chính thức của dân tộc. Đạo Nho nẫn được tôn sùng nhưng các tôn giáo khác cũng không hề bị kì thị. Phong trào nông dân và đặc biệt là phong trào khởi nghĩa Tây Sơn của Nguyễn Huệ cũng ảnh hưởng nhiều đến những suy nghĩ, sáng tác của Nguyễn Du. Thứ ba, đó là sự thành lập của nhà Nguyễn. Triều Nguyễn sau khi đánh bại Tây Sơn đã xiết chặt hơn các kỉ cương phong kiến vừa bị phá vỡ. Rồi chính sách đàn áp trà thù đẫm máu xảy ra như Gia Long nói. Họ Nguyễn định ra nhiều điều lệ thể chế nhằ đề cao chủ nghĩa tôn quân và thâu tóm quyền hành vào tay dòng họ, triều đình. Vua trực tiếp nắm Cơ mật viện, không cử Tể tướng, không lấy Trạng Nguyên, không lập Hoàng hậu, không phong tước vương cho người ngoài hoàng tộc, bãi bỏ chức Tổng trấn địa phương có quyền hạn rộng lớn. Đề cao uy thế tuyệt đối của vua, triều đình còn quy định cả sắc áo, loại vải, chiều cao của nóc nhà của dân. Triều Nguyễn ra sức khôi phục và đề cao Tống Nho. Chính vì thế, nông dân chịu cảnh lầm than, khổ cực. Những điều ấy ảnh hưởng lớn trong đề tài sáng tác của Nguyễn Du. Thứ tư, nền kinh tế hàng hóa phát triển cho thấy sức mạnh của đồng tiền, cũng như tư tưởng phóng khoáng của tầng lớp thị dân. Trong giai đoạn này việc lưu thông hàng hóa được tăng cường và tiền tệ bắt đầu có vai trò quan trọng trong đời sống. Tầng lớp thị dân xuất hiện cùng với sự phát triển của đô thị phong kiến thời kì này là mầm mống của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa và cũng là một trong những nhân tố trực tiếp tác động đến xu hướng chống phong kiến đòi quyền sống, quyền tự do cá nhân và quyền thể hiện bản ngã khẳng định cá tính của con người xã hội lâu nay bị đè nén, bức bối nặng nề về đời sống vật chất lẫn tinh thần bởi sự khắt khe của lễ giáo phong kiến. Đồng tiền có sức mạnh to lớn nó lật ngược công lí, nó là quyền lực nó mua được Tiên. Sức mạnh của nó là vạn năng. Đồng tiền biến con người thành hàng hóa, xui con người hành động trái đạo lí và có thể bẻ cong luật pháp. Nhưng đồng tiền còn có thể giúp con người làm được nhiều việc có ích. Chính vì điều này đã làm thay đổi ý thức, tư tưởng xã hội của Nguyễn Du. Tư tưởng chống đối lễ giáo phong kiến xuất hiện trong những tác phẩm của ông, sự khẳng định quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc, quyền khẳng định cái tôi cá nhân và những ý nghĩa sâu sắc được ông đề cao và đưa vào những trang văn của ông. Đồng thời đây cũng là thời đại mà truyền thống nhân văn và tinh thần dân tộc được kết tinh một cách rực rỡ. Trong thời đại này luồng tư tưởng nhân đạo nảy sinh, vấn đề chính là vận mệnh nhân dân, số phận con người, số phận cá nhân được đề cao, thoát khỏi những lễ giáo phong kiến hà khắt. Tình yêu thương ccon người được đề cao nhất là người phụ nữ. Xã hội phong kiến thối nát được tác giả vạch trần, hướng đến những điều tốt đẹp, hoàn thiện nhất.

    Như vậy, bối cảnh xã hội với nhiều biến động dữ dội rồi nhiều sự kiện lịch sử trọng đại trên chính là cơ sở sâu xa làm xuất hiện những quan niệm mới về nhân sinh về xã hội và con ng­uời trong đó có trào l­ưu nhân đạo chủ nghĩa với tư­ t­ưởng chống đối các thế lực phong kiến chà đạp con ng­ười với sự đề cao con ng­ười, đề cao cuộc sống trần tục và đòi giải phóng tình cảm con ng­ười.

      bởi du Dinh Bien 24/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON