YOMEDIA
NONE

Lí do gây nên nỗi oan của Vũ Nương

Đề 2 : Phân tích những nguyên nhân gây lên nỗi oan của Vũ Nương

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • - Nguyên nhân trực tiếp: Do lời nói ngây thơ của bé Đản. Đêm đêm, ngồi buồn dưới ngọnđèn khuya, Vũ Nương thường “trỏ bóng mình mà bảo là cha Đản”. Vậy nên Đản mới ngộ nhậnđó là cha mình, khi người cha thật trở về thì không chịu nhận và còn vô tình đưa ra những thôngtin khiến mẹ bị oan.

    + Do người chồng đa nghi, hay ghen. Ngay từ đầu, Trương Sinh đã được giới thiệu là người“đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức”, lại thêm “không có học”. Đó chính là mầm mống của bi kịch sau này khi có biến cố xảy ra. Biến cố đó là việc Trương Sinh phải đi lính xa nhà, khi vềmẹ đã mất. Mang tâm trạng buồn khổ, chàng bế đứa con lên ba đi thăm mộ mẹ, đứa trẻ lại quấykhóc không chịu nhận cha. Lời nói ngây thơ của đứa trẻ làm đau lòng chàng: “Ô hay! Thế raông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia, chỉ nín thin thít”Trương Sinh gạn hỏi đứa bé lại đưa thêm những thông tin gay cấn, đáng nghi: “Có một ngườiđàn ông đêm nào cũng đến” (hành động lén lút che mắt thiên hạ), “mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đảng ngồi cũng ngồi” (hai người sâu đậm, rất quấn quýt nhau), “chẳng bao giờ bế Đản cả” (người nàykhông muốn sự có mặt của đứa bé). Những lời nói thật thà của con đã làm thổi bùng lên ngọn lửaghen tuông trong lòng Trương Sinh

    + Do cách cư xử hồ đồ, thái độ phũ phàng, thô bạo của Trương Sinh. Là kẻ không có học,lại bị ghen tuông làm cho mờ mắt, Trương Sinh không đủ bình tĩnh, sáng suốt để phân tíchnhững điều phi lý trong lời nói con trẻ. Con người độc đoán ấy đã vội vàng kết luận, “đinh ninhlà vợ hư”. Chàng bỏ ngoài tai tất cả những lời biện bạch, thanh minh, thậm chí là van xin của vợ.Khi Vũ Nương hỏi ai nói thì lại giấu không kể lời con. Ngay cả những lời bênh vực của họ hàng,làng xóm cũng không thể cởi bỏ oan khuất cho Vũ Nương. Trương Sinh đã bỏ qua tất cả nhữngcơ hội để cứu vãn tấn thảm kịch, chỉ biết la lên cho hả giận. Trương Sinh lúc ấy không còn nghĩ đến tình nghĩa vợ chồng, cũng chẳng quan tâm đến công lao to lớn của Vũ Nương đối với giađình, nhất là gia đình nhà chồng. Từ đây có thể thấy Trương Sinh là con đẻ của chế độ namquyền bất công, thiếu lòng tin và thiếu tình thương, ngay cả với người thân yêu nhất.

    - Nguyên nhân gián tiếp:

    + Do cuộc hôn nhân không bình đẳng, Vũ Nương chỉ là “con nhà kẻ khó”, còn TrươngSinh là “con nhà hào phú”. Thái độ tàn tệ, rẻ rúng của Trương Sinh đối với Vũ Nương đã phầnnào thể hiện quyền thế của người giàu đối với người nghèo trong một xã hội mà đồng tiền đã bắtđầu làm đen bạc thói đời.

    + Do lễ giáo hà khắc, phụ nữ không có quyền được nói, không có quyền được tự bảo vệmình. Trong lễ giáo ấy, chữ trinh là chữ quan trọng hàng đầu; người phụ nữ khi đã bị mang tiếngthất tiết với chồng thì sẽ bị cả xã hội hắt hủi, chỉ còn một con đường chết để tự giải thoát.

    + Do chiến tranh phong kiến gây nên cảnh sinh ly và cũng góp phần dẫn đến cảnh tử biệt.Nếu không có chiến tranh, Trương Sinh không phải đi lính thì Vũ Nương đã không phải chịu nỗioan tày trời dẫn đến cái chết thương tâm như vậy.

    Tóm lại: Bi kịch của Vũ Nương là một lời tố cáo xã hội phong kiến xem trọng quyền uy củakẻ giàu có và của người đàn ông trong gia đình, đồng thời bày tỏ niềm cảm thương của tác giả đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ. Người phụ nữ đức hạnh ở đây không những không được bênh vực, trở che mà lại còn bị đối xử một cách bất công, vô lý; chỉ vì lời nói thơ ngây củađứa trẻ và vì sự hồ đồ, vũ phu của anh chồng hay ghen tuông mà đến nỗi phải kết liễu cuộc đờimình

      bởi hoang thi vân anh 11/09/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON