YOMEDIA
NONE

Kể lại cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lẫy lừng của Quang Trung

dựa vào đoạn trích hoàng lê nhất thống trí em hãy viết bài văn kể lại cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lẫy lừng của vua quang trung.

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • Trong quá trình dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã liên tiếp phải đối mặt những kẻ thù lớn mạnh hơn mình nhiều lần, không chỉ về lực lượng, vũ khí mà cả điều kiện chiến tranh. Nhưng, chưa một lần quân dân Việt Nam chịu khuất phục trước những sự đô hộ bạo tàn, áp bức tàn nhẫn ấy. TRong đời sống những người Việt Nam thuần nông, hiền hậu yêu thương tương trợ nhau trong hoạt động sản xuất. Nhưng khi chiến tranh xảy ra thì họ trở thành những người anh hùng với chí khí ngất trời, cùng với nhân dân khắp nơi đoàn kết lại thành một khối thống nhất, tạo thành “cơn lốc” dân tộc cuốn trôi đi lũ cướp nước, bán nước. Dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng, đó là điều không phải bàn cãi nhiều. Nhưng trong tập thể anh hùng ấy vẫn nổi trội lên những trang hào kiệt, những con người kiệt xuất, những ngươi lãnh đạo, tổ chức đấu tranh đã đi vào lịch sử. Một trong số đó có người anh hùng dân tộc Quang Trung Nguyễn Huệ.

    Những giai thoại về vua Quang Trung Nguyễn Huệ có rất nhiều trong dân gian, nhưng chi tiết và xác thực nhất ta có thể thông qua tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” của các tác giả nhà Ngô Gia Văn Phái. Trong cuốn tiểu thuyết Hoàng Lê nhất thống chí đã khắc họa một cách chân thực nhất hình ảnh của một người anh hùng lẫy lừng trong lịch sử dân tộc. Đặc biệt các tác giả nhà Ngô gia văn phái theo triều đình phong kiến nhà Lê, nên cách đánh giá, nhìn nhận những chiến công của Nguyễn Huệ trong tác phẩm này có thể nói là khách quan. Nguyễn Huệ hiện lên trên trang văn không chỉ là một người anh hùng đầu đội trời chân đạp đất mà còn hiện lên với tư cách của một người bình thường, có những cảm xúc và hành động của một người thường.

    Trong Hoàng Lê nhất thống chí, các tác giả Ngô gia miêu tả nhiều diện nhân vật, chính diện có, phản diện có, chỉ cần vài nét phác thảo những nét đặc trưng nhất thì hình ảnh của những con người này hiện lên trang văn với những nét tính cách không thể nhầm lẫn với nhân vật khác. Người anh hùng Quang Trung Nguyễn Huệ cũng là một trong những nhân vật chủ chốt của tác phẩm, xuất hiện qua nhiều hồi của tác phẩm. Nhưng có lẽ chi tiết và ấn tượng nhất chính là trong hồi thứ mười bốn, khi Quang Trung Nguyễn Huệ lãnh đạo nghĩa quân đại bại hai mươi chín vạn quân Thanh. Đây là chương mà người anh hùng Nguyễn Huệ hiện lên rõ nét nhất với những tài năng xuất chúng, bản lĩnh phi thường của một người chủ tướng.

    Ngay khi biết tin quân nhà Thanh kéo quân vào kin thành Thăng Long, ấp ủ âm mưu lật đổ nàh Lê, thiết lập chế độ đô hộ trên lãnh thổ Việt Nam ta, nhưng cuộc tiến công của quân Thanh lại ít người biết được, lại thêm việc vua Lê thụ phong đều không một ai hay biết mà cấp báo, phải đến tận ngày hai mươi tư tháng mười một, Nguyễn Văn Tuyết mới đến thành Phú Xuân mà cấp báo với Bắc Bình vương, tức vua Quang Trung Nguyễn Huệ sau này. Biết tin, Nguyễn Huệ vô cùng giận dữ bèn tập trung binh lính, định lập tức lên đường ra Bắc. Nhưng những tướng lính đều đưa ra ý kiến là bây giờ chưa thể đi vì địa vị hiện tại chưa lấy được lòng tin của dân chúng.

    Nghe ý kiến của các tướng lĩnh dưới chướng, Nguyễn Huệ cũng cho là hợp lí, bèn lập tức cho đắp đàn tế lễ trên núi Bân, nay thuộc địa phận của huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên tế cáo với trời đất cùng dân chúng để lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Thái Đức. Ngay sau khi lên ngôi hoàng đế, vua Quang Trung đã đích thân hạ lệnh xuất quân ra Bắc, thân chinh lãnh đạo quân đội. Quang Trung Nguyễn Huệ không chỉ là một người anh hùng túc trí đa mưu mà còn là một con người biết trọng dụng hiền tài, thể hiện khí chất của một bậc minh quân. Điều đó được thể hiện ra ngay trong việc vua Quang Trung triệu kiến La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp để hỏi ý kiến.

    Quang Trung đã hỏi ý kiến của Nguyễn Thiếp rằng cuộc tiến công ra Bắc lần này liệu có thể giành được phần thắng hay không, sau khi nhận được lời khẳng định của Nguyễn Thiếp “Bây giờ trong nước trống không, lòng người tan rã. Quân Thanh ở xa tới đây, không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ nên đánh nên giữ ra sao. Chúa công đi chuyến này, không quá mười ngày, giặc Thanh sẽ bị dẹp tan”. Vua Quang Trung lấy làm mừng lắm, lập tức sau những quân tướng trung thành đi tuyển mộ binh lính ở khắp nơi, cứ ba xuất đinh thì lấy một người. Nghe danh tiếng của vua Quang Trung, cùng quá trình đốc thúc chiêu mộ mà chẳng mấy chốc, nghĩa quân đã được hơn một vạn người tinh nhuệ.

    Không chỉ đẩy mạnh công tác tuyển chọn binh lính mà vua Quang Trung còn tổ chức các duyệt binh ở Thanh Hóa, Quảng Nam để phân chia quân đội của mình ra thành bốn doanh: Tiền, hậu, tả, hữu còn số binh lính còn lại thì làm trung quân. Không chỉ đốc thúc chiêu mộ, cho binh sĩ tập luyện mà trước ngày lên đường ra Bắc, vua Quang Trung còn động viên binh sĩ bằng những lời nói đanh thép đầy mạnh mẽ. Trước hết, vua Quang Trung đã trách mắng binh sĩ vì đem thân thờ vua, làm lên những chức vị quan trọng, cai quản nhiều vùng quan trọng nhưng làm việc lại chưa hiệu quả, còn tùy tiện. Vì vậy mà khi quân Thanh kéo đến chưa đánh nổi một trận đã kéo quân rút chạy một cách đớn hèn. Nhưng bởi đều là những bậc võ dũng nên hãy dùng công để chuộc tội. Lần này cùng tar a Bắc đánh dẹp quân Thanh, giành lại chủ quyền cho non sông.

    Vua Quang Trung đã bày binh bố trận hợp lí nhằm phát huy sức mạnh của đại quân. Trước hết, cử nội hầu Lân đốc suất tiền quân làm tiên phong, Hám hổ đốc suất hậu quân làm đốc chiến, hay đại đô đốc Lộc, Tuyết làm đốc xuất tả quân. Bên cạnh đó, cánh quân thủy sẽ đưa quân vượt biển vào sông Lục Đầu, vua Quang Trung còn bố trí những vị trí phòng thủ, tấn công, thậm chsi còn sai người chặn đánh đường rút lui của quân Thanh, hay đội quân tiếp ứng, sẵn sàng tham chiến. Có thể nói, ngay từ khâu tổ chức quân của vua Quang Trung Nguyễn Huệ đã thể hiện bản lĩnh của một vị chủ tướng mưu lược, tài năng. Một cuộc chiến mà có sự tổ chức chặt chẽ về quân đội và phương hướng chiến đấu như vậy thì khó mà có thể thất bại.

    Cuộc hành quân ra Bắc của vua Quang Trung Nguyễn Huệ cũng đã đi vào lịch sử, bởi đây là một cuộc hành quân thần tốc, bởi không ai có thể tin được chỉ trong một thời gian ngắn ngủi, vua Quang Trung đã mang toàn bộ quân đội ra Bắc, bao vây thành Thăng Long mà quân giặc không hề hay biết. Chiến lược của vua Quang Trung trong cuộc hành quân này là cho quân lính theo tốp ba người luân phiên nhau võng đi, quân lính được luân phiên nghỉ ngơi hợp lí nên cuộc hành quân diễn ra vô cùng thần tốc, khiến cho quân Thanh hoảng loạn, sợ hãi khi bị đại quân bao vây, tấn công.

    Bao vây kinh thành Thăng Long, vua Quang Trung cho binh lính lấy những tấm ván bọc rơm và tẩm nước phủ kín bên ngoài làm vòng vây bảo vệ nghĩa quân. Tiếp đó là những binh sĩ khỏe mạnh, cứ nhóm mười người khiêng một tấm, sau lưng sẽ có binh lính theo sau, mang theo vũ khí, dàn trận thành hình chữ nhất. Vua Quang Trung đích thân cưỡi voi chỉ huy kháng chiến. Đến ngày mùng năm thì nghĩa quân đã tiến sát Ngọc Hồi khiến cho quân Thanh chống đỡ không nổi mà bỏ chạy toán loạn, dẫm đạp lên nhau để tìm đường thoát thân, tên thái thú Điền Châu là Sầm Nghi Đống thắt cổ chết.

    Quân của vua Quang Trung đại thắng, hai mươi chín vạn quân Thanh đại bại dưới sức mạnh không ngờ của nghĩa quân. Đại thắng của nghĩa quân Tây Sơn đã đi vào lịch sử nước nhà, là một trong những chiến thắng vẻ vang nhất.

      bởi Nguyễn Nhật Linh 17/09/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON