YOMEDIA
NONE

Cảm nhận của em về 4 câu thơ đầu trong đoạn trích Cảnh ngày xuân.

Cảm nhận của em về 4 câu thơ đầu trong đoạn trích Cảnh ngày xuân.

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • Mùa xuân từ lâu đã trở thành đối tượng thẩm mĩ, khơi nguồn cảm hứng cho biết bao nhiêu văn nhân, tài tử chấp bút để sáng tác nên những thi phẩm tuyệt vời viết về mùa xuân. Trong văn học trung đại Việt Nam, ta có thể kể đến một số tác phẩm như: "Cáo tật thị chúng" của thiền sư Mãn Giác, "Cuối xuân tức sự" của Nguyễn Trãi, "Chơi xuân kẻo hết" của Nguyễn Công Trứ... Và cũng góp một tiếng thơ hay về một mùa khởi đầu của một năm ấy chúng ta không thể không nhắc tới Nguyễn Du trong đoạn trích "Cảnh ngày xuân". Chỉ bằng bốn câu thơ ngắn gọn, 28 chữ cái, nhà thơ đã phác họa thành công một bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi thắm, giàu sức xuân:

    Ngày xuân con én đưa thoi

    Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi

    Cỏ non xanh tận chân trời

    Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

    Hai câu thơ đầu vừa có sức gợi về thời gian, lại vừa có sức gợi về không gian. Ngày xuân thấm thoát trôi qua thật nhanh như thoi đưa. Cả mùa xuân có chín mươi ngày thì nay đã qua tháng giêng, tháng hai và bước sang tháng thứ ba. Ánh sáng của ngày xuân nhè nhẹ, trong veo, lan tỏa, trải dài khắp muôn nơi. Trên nền trời cao là những đàn chim én mùa xuân đang chao nghiêng bay lượn, dưới mặt đất là một thềm cỏ xanh non bất tận trải dài xa tít tắp. Động từ “tận” làm cho không gian mùa xuân như đang giãn nở, ngày càng mở rộng ra biên độ và bao trùm cả không gian xuân là một màu xanh biếc của cỏ lá. Trên nền cỏ xanh tươi ấy là những bông hoa lê điểm vài sắc trắng gợi lên sự tinh khôi, mới mẻ. Biện pháp đảo ngữ có tác dụng tô đậm thêm và làm nổi bật hơn sức trắng của hoa lê trên nền cỏ mùa xuân.

    Ở hai câu thơ cuối, nhà thơ đã vận dụng khéo léo, tài tình từ hai câu thơ cổ bên Trung Quốc để viết nên những vần thơ của mình:

    Phương thảo liên thiên bích

    Lê chi sổ điểm hoa.

    Nguyễn Du đã dùng "cỏ non" thay cho "cỏ thơm" (phương thảo) để tô đậm về sắc màu của cỏ. Màu "cỏ non" là màu xanh nhạt, gợi nên sự tơ non, phát triển, giàu sự sống của cảnh vật thiên nhiên. Dưới ánh sáng dịu nhẹ của mùa xuân, cỏ cây như đâm chồi, nảy lộc, mang một màu xanh non bất tận. Trên cái phông nền bức tranh ấy, điểm xuyết màu trắng của những bông hoa lê. Và cái màu sắc trắng ấy sau này cũng đã xuất hiện trong thơ của Tố Hữu trong bài thơ "Theo chân Bác":

    "Ôi sáng xuân nay xuân 41

    Trắng rừng biên giới nở hoa mơ..."

    Hay trong bài thơ "Việt Bắc", Tố Hữu cũng đã từng viết:

    "Ngày xuân mơ nở trắng rừng..."

    Tuy nhiên, nếu như trong thơ Tố Hữu, sắc trắng của hoa mơ là một gam màu chủ đạo, bao trùm lên cảnh sắc thiên nhiên mùa xuân thì trong câu thơ của Nguyễn Du, màu sắc trắng của hoa lê chỉ "điểm" vài nét vào nền xanh của cỏ cây. Chính chữ "trắng" và nghệ thuật đảo là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Du. Chữ "điểm" gợi cảnh động chứ không tĩnh, như có bàn tay của người họa sĩ – thi sĩ hay bàn tay tài hoa của tạo hóa đang vẽ nên thơ, nên họa. Tất cả đều tươi mát, lặng lẽ, thanh tao, căng tràn sức xuân.

    Tóm lại, chỉ bằng bốn câu thơ ngắn gọn, cô đúc nhưng dưới ngòi bút và cách miêu tả thần tình, Nguyễn Du đã tạo nên một bức tranh xuân tinh khôi, trong trẻo, thanh khiết và giàu sức sống, mang đậm hơi thở của hồn xuân đất Việt. Đoạn thơ rất tiêu biểu cho bút pháp tả cảnh độc đáo của nhà thơ.

      bởi thủy tiên 15/01/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF