YOMEDIA
NONE

Nghị luận bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp

văn nghị luận bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (3)

  • Môi trường sống đang là sự quan tâm mang tính toàn cầu. Ô nhiễm môi trường và những tác hại của nó đối với cuộc sống ngày càng nặng nề hơn. Do đó việc bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp là nhiệm vụ của tất cả mọi người.

    Ai cũng biết rằng môi trường có một ý nghĩa to lớn và vô cùng quan trọng. Môi trường là không khí, là thức ăn, là sự cân bằng sinh thái đảm bảo cho sự sống của con người. Môi trường quen thuộc và gần gũi với chúng ta như những người bạn thân thiết không thể thiếu được trong cuộc đời. Thế nhưng vì lợi ích trước mắt, con người đã đối xử tàn tệ với môi trường, thậm chí cố tình hủy hoại môi trường mà không biết rằng làm như vậy là tự hủy hoại cuộc sống của chính mình.

    Chặt phá rừng, vứt rác bừa bãi, xả nước thải, rác thải công nghiệp không đúng quy định của các nhà máy, xí nghiệp… là những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của con người. Khí hậu Trái Đất đang nóng dần lên một cách bất thường và càng ngày càng khắc nghiệt hơn là nguyên nhân dẫn tới những thiên tai như giông bão, sóng thần, lở núi, lũ quét, lũ bùn, hạn hán… ngày càng dồn dập xảy ra trên khắp thế giới, để lại những tác hại ghê gớm khôn lường về của cải và tính mạng. Đó là một thực tế đáng sợ mà ai ai cũng biết qua các phương tiện truyền thống hiện đại.

    Nhân loại phải làm gì đây để cứu lấy môi trường ?. Có rất nhiều giải pháp song vấn đề hàng đầu vẫn là giáo dục tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của môi trường sống và ý thức trách nhiệm của mỗi công dân trước cộng đồng. Trước hết, chúng ta phải giữ gìn môi trường sống xung quanh cho sạch sẽ, không vứt rác ra đường, ra những nơi công cộng. Điều này nhỏ nhưng không dễ, phải luyện thành ý thức tự giác thường xuyên. Các nhà máy, xí nghiệp phải được di dời ra xa khu dân cư. Việc xả khói thải, nước thải, chất thải phải được kiểm tra thường xuyên, liên tục theo quy định. Nếu nhà máy, xí nghiệp nào cố tình vi phạm thì Nhà nước phải xử phạt thật nặng, thậm chí rút giấy phép hoạt động hoặc truy tố trước pháp luật. Bên cạnh việc nghiêm cấm chặt phá rừng là việc trồng cây gây rừng phải được làm thường xuyên, liên tục để phủ xanh đất trống đồi trọc, duy trì lá phổi xanh cho Trái Đất, tạo sự cân bằng sinh thái cho môi trường.

    Trong trường học, học sinh các cấp phải được giáo dục về ý thức bảo vệ môi trường sống thông qua các hình thức như tham dự các kì thi tìm hiểu môi trường, tham gia đội tình nguyện bảo vệ môi trường… để có được những hiểu biết cơ bản và từ đó tự giác góp phần tạo ra môi trường sống xanh – sạch – đẹp.

    Bảo vệ môi trường sống không phải là nhiệm vụ của riêng ai. Nhà nước cần tăng cường đội ngũ kiểm tra, giám sát thường xuyên ở những nơi công cộng, những khu công nghiệp để nhắc nhở, ngăn chặn kịp thời các hành vi, hiện tượng phá hoại môi trường. Nếu cá nhân hay tập thể nào cố tình vi phạm thì sẽ có những biện pháp xử phạt thích đáng tùy theo mức độ nặng nhẹ. Môi trường sống bị ô nhiễm nghiêm trọng đã và đang đưa ra những lời cảnh báo dữ dội đối với loài người. Hãy bảo vệ môi trường sống như bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta !.

      bởi Tớ Thích Cậu Tầntutà 17/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Hiện nay, vấn đề môi trường sống đang thu hút sự quan tâm của toàn nhân loại. Trái đất là ngôi nhà chung của chúng ta đang bị ô nhiễm trầm trọng vì những hoạt động khai thác, sản xuất với quy mô lớn của thời kì hiện đại hóa, công nghiệp hóa, thời kì của xã hội tiêu thụ và dân số tăng nhanh vượt khỏi tầm kiểm soát, ô nhiễm môi trường và những tác hại của nó đối với cuộc sống con người ngày càng nặng nề hơn. Do đó việc bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp là nhiệm vụ của tất cả mọi người trên thế giới

     

    Ai cũng biết rằng môi trường có một ý nghĩa to lớn và vô cùng quan trọng đối với con người. Con người không thể tồn tại khi tách rời môi trường. Tất cả những gì con người có được đều lấy từ môi trường: không khí để thở, thức ăn, nước uống, đất đai canh tác, đất đai để xây dựng nhà ở, nhà máy, công xưởng, bệnh viện, trường học… và nguyên vật liệu để sản xuất ra các phương tiện làm việc, học tập. Từ những điều tưởng như bình thường, nhỏ nhặt nhất cho đến những của cải quý giá nhất, tất cả đều do thiên nhiên ban tặng cho chúng ta. Ngay cả những sản phẩm mà chúng ta gọi là “nhân tạo”, thực chất cũng có nguồn gốc từ thiên nhiên. Môi trường là điều kiện sinh tồn và phát triển của xã hội loài người. Con người là một phần trong quần thể sinh vật của thế giới tự nhiên.

    Môi trường quen thuộc và gần gũi với chúng ta như những người bạn thân thiết trong cuộc đời. Thế nhưng vì lợi ích trước mắt, con người đã đối xử tàn tệ với môi trường, thậm chí cố tình hủy hoại môi trường mà không biết rằng làm như vậy là tự hủy hoại cuộc sống của chính mình.

    Tình trạng ô nhiễm môi trường đang xảy ra trên đất nước Việt Nam và ở khắp nơi trên thế giới. Môi trường ngày càng xấu đi: đất đai bị ô nhiễm trở thành đất chết; nước ở các dòng sông bị nhiễm độc trở thành nguồn phát sinh bệnh tật; núi rừng bị tàn phá trơ trụi, hiện tượng bão lũ xảy ra bất thường, không khí đầy chất độc và nhiệt độ Trái đất đang nóng dần lên.

    Có rất nhiều nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường. Trước tiên, do trình độ hiểu biết của con người còn thấp.Vì ích kỉ tư lợi dẫn đến không có ý thức bảo vệ môi trường, thậm chí cố tình hủy hoại môi trường. Tiếp đến là sự khai thác thiên nhiên quá mức, lối sống tiêu thụ thiếu trách nhiệm với môi trường và cộng đồng, xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa thiếu đồng bộ. Chẳng hạn như việc xây dựng nhà máy mà không xây dựng khu xử lí chất thải, khí thải; thiếu quan tâm đến sự cân bằng, thân thiện với môi trường để đảm bảo sự phát triển lâu dài, bền vững…

    Các hành động gây ô nhiễm môi trường là muôn hình muôn vẻ và nhiều mức độ, từ nhẹ đến nặng, thậm chí nghiêm trọng, ở nước ta, nạn chặt phá rừng vô tội vạ do thói quen đốt rừng làm nương, mở rộng đất canh tác có từ lâu đời của đồng bào miền núi. Quyền lợi của cá nhân hoặc lợi nhuận của những doanh nghiệp khai thác lâm sản là rất lớn dẫn đến hiện tượng phá rừng, lở núi, lũ quét, lũ lụt… gây hậu quả thảm khốc.

    Ở nông thôn, hiện nay nông dân sử dụng hóa chất rất tùy tiện. Hóa chất độc hại ngấm vào lòng đất làm ô nhiễm nguồn nước. Ngư dân nhiều nơi đánh bắt thủy hải sản bằng thuốc nổ, bằng lưới vét làm cạn kiệt nguồn lợi lâu dài. Ở các thành phố lớn, ô tô, xe máy xả khói bụi, gây tiếng ồn ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người dân.

    Các phương tiện truyền thông hằng ngày cho thấy nhiều hình ảnh thương tâm và đáng sợ. Đó là khung cảnh hoang tàn của những khu vực bị bão lũ tàn phá ở các tỉnh phía Bắc năm 2007; những cánh rừng nguyên sinh giờ đây trở nên trơ trụi ở Nghệ An, Binh Thuận, Đắc Lắc… Những vùng đất xưa kia trù phú xanh tươi giờ đã bị con người biến thành vùng đất chết ở Tây Nguyên.

    Những dòng sông đem lại sự sống từ hàng ngàn năm nay, là đề tài của thơ ca nhạc họa giờ đây đã bị biến thành những dòng sông “chết” vì bị nhiễm độc bởi chất thải công nghiệp, ví dụ như sông Thị Vải, sông Cầu, sông Hồng… Có thể nói tất cả các con sông trên toàn quốc đều bị ô nhiễm nhưng nặng nhất là ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Vì lợi ích riêng, khi xây dựng các nhà máy, xí nghiệp, người ta đã không xây dựng khu xử lí nước thải và khí độc mà cứ vô tư xả lên trời hoặc xả trực tiếp vào các dòng sông, biến sông ngòi, kênh rạch thành những cống chứa nước thải tự nhiên hết năm này qua năm khác.

    Tác hại của việc gây ô nhiễm môi trường là rất lớn. Khí hậu trái đất đang nóng dần lên một cách bất thường bởi hiệu ứng nhà kính. Thiên nhiên ngày càng khắc nghiệt, dữ dội là nguyên nhân dẫn tới những thiên tai như giông bão, sóng thần, lở núi, lũ quét, lũ bùn, hạn hán… dồn dập xảy ra trên khắp thế giới, gây nên những thiệt hại ghê gớm về của cải và tính mạng, ô nhiễm không khí, tầng ôzôn bảo vệ trái đất bị thủng, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của con người và chất lượng cuộc sống. Nguồn năng lượng, nguồn thực phẩm càng ngày càng trở nên khan hiếm. Vì thiếu lương thực nên nạn đói đã xảy ra ỏ mộ

    t số nước, nhất là ở châu Phi. Tất cả những điều đó đe dọa an ninh về lương thực, thực phẩm và cả trạng thái hòa bình, ổn định của đời sống chính trị, xã hội trên toàn thế giới.

    Quả là tình trạng ô nhiễm môi trường đã đến mức báo động đỏ : SOS ! Chúng ta phải làm gì đây để cứu lấy môi trường, cứu lấy màu xanh của đất nước Việt Nam, cứu lấy Trái đất – ngôi nhà chung của chúng ta ?

    Vậy xã hội cần có những giải pháp gì để bảo vệ môi trường và trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với vấn đề này như thế nào?

    Các quốc gia trên thế giới hiện nay đều nhận thức rất rõ về tình trạng ô nhiễm môi trường và đã đưa ra những giải pháp có tính chất vĩ mô. Nhà nước ta đã đưa vào Bộ luật hình sự năm 1999 điều khoản về vấn đề này: “Những kẻ có hành vi sai phạm mang tính chất hệ thống và đặc biệt nghiêm trọng đủ dấu hiệu cấu thành tội gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường sẽ bị xử lí theo pháp luật”, ở Trung ương và địa phương đã thành lập lực lượng cảnh sát môi trường và họ đã vào cuộc để giám sát, thanh tra việc xử lí khí thải, nước thải, rác thải của các xí nghiệp, nhà máy… Tuy nhiên, do trình độ quản lí của những người có trách nhiệm bị hạn chế, hoặc do họ bị các doanh nghiệp “qua mặt” nên hành động xả khí thải, nước thải, chất thải vào bầu trời và nguồn nước vẫn tiếp diễn. Bên cạnh đó là ý thức bảo vệ môi trường của từng cá nhân, từng gia đình chưa tốt. !

    Rất nhiều giải pháp cả vĩ mô lẫn vi mô được đưa ra song vấn để hàng đầu vẫn là giáo dục, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của môi trường sống và ý thức trách nhiệm của mỗi công dân. Trước hết, chúng ta phải giữ gìn môi trường sống cho sạch sẽ, không vứt rác ra đường, ra những nơi công cộng. Điều này nhỏ nhưng không dễ, phải luyện thành ý thức tự giác thường xuyên.

    Các khu chế xuất, các nhà máy, xí nghiệp phải được di dời ra xa khu dân cư. Nhà nước cần tăng cường đội ngũ kiểm tra, giám sát thường xuyên ở những nơi công cộng, những khu công nghiệp để nhắc nhở, ngăn chặn kịp thời các hành vi, hiện tượng phá hoại môi trường. Việc xả khói thải, nước thải, chất thải phải được kiểm tra thường xuyên, liên tục theo quy định. Nếu nhà máy, xí nghiệp nào có tình vi phạm thì Nhà nước phải xử phạt thật nặng, thậm chí rút giấy phép hoạt động hoặc truy tố trước pháp luật. Bên cạnh việc nghiêm cấm chặt phá rừng thì phong trào trồng cây gây rừng phải được duy trì thường xuyên, liên tục để phủ xanh đất trống đồi trọc, gìn giữ lá phổi xanh cho trái đất, tạo sự cân bằng sinh thái cho môi trường.

    Đã đến lúc chấm dứt những hành động tàn phá môi trường và bắt tay để làm cho trái đất của chúng ta thực sự là ngôi nhà chung bình yên, tươi đẹp. Mỗi người đều có thể làm cho ngôi nhà chung đẹp hơn, an toàn hơn bằng những hành động cụ thể. Mỗi hành vi trong cách ứng xử với môi trường của chúng ta đều tác động đến sự bình yên của ngôi nhà chung là trái đất.

    Bảo vệ môi trường sống không phải là nhiệm vụ của riêng ai. Học sinh các cấp phải được giáo dục về ý thức bảo vệ môi trường thông qua các hình thức như tham quan, cắm trại, picnic, tham dự các kì thi tìm hiểu thiên nhiên, tham gia đội tình nguyện bảo vệ môi trường… để có những hiểu biết cơ bản và từ đó tự giác góp phần tạo ra môi trường sống xanh – sạch – đẹp. Môi trường sống bi ô nhiễm nghiêm trọng đã và đang đưa ra những lời cành báo dữ dội đối với loài người. Hãy bảo vệ môi trường như bảo vệ cuộc sống của chính mình ! Mỗi chúng ta hãy chung tay góp sức làm cho Trái đất thực sự trở thành ngôi nhà chung bình yên, tươi đẹp của toàn nhân loại!

    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tham khảo 

    Môi trường sống đang là sự quan tâm mang tính toàn cầu. Ô nhiễm môi trường và những tác hại của nó đối với cuộc sống ngày càng nặng nề hơn. Do đó việc bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp là nhiệm vụ của tất cả mọi người.

    Ai cũng biết rằng môi trường có một ý nghĩa to lớn và vô cùng quan trọng. Môi trường là không khí, là thức ăn, là sự cân bằng sinh thái đảm bảo cho sự sống của con người. Môi trường quen thuộc và gần gũi với chúng ta như những người bạn thân thiết không thể thiếu được trong cuộc đời. Thế nhưng vì lợi ích trước mắt, con người đã đối xử tàn tệ với môi trường, thậm chí cố tình hủy hoại môi trường mà không biết rằng làm như vậy là tự hủy hoại cuộc sống của chính mình.

    Chặt phá rừng, vứt rác bừa bãi, xả nước thải, rác thải công nghiệp không đúng quy định của các nhà máy, xí nghiệp… là những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của con người. Khí hậu Trái Đất đang nóng dần lên một cách bất thường và càng ngày càng khắc nghiệt hơn là nguyên nhân dẫn tới những thiên tai như giông bão, sóng thần, lở núi, lũ quét, lũ bùn, hạn hán… ngày càng dồn dập xảy ra trên khắp thế giới, để lại những tác hại ghê gớm khôn lường về của cải và tính mạng. Đó là một thực tế đáng sợ mà ai ai cũng biết qua các phương tiện truyền thống hiện đại.

    Nhân loại phải làm gì đây để cứu lấy môi trường ?. Có rất nhiều giải pháp song vấn đề hàng đầu vẫn là giáo dục tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của môi trường sống và ý thức trách nhiệm của mỗi công dân trước cộng đồng. Trước hết, chúng ta phải giữ gìn môi trường sống xung quanh cho sạch sẽ, không vứt rác ra đường, ra những nơi công cộng. Điều này nhỏ nhưng không dễ, phải luyện thành ý thức tự giác thường xuyên. Các nhà máy, xí nghiệp phải được di dời ra xa khu dân cư. Việc xả khói thải, nước thải, chất thải phải được kiểm tra thường xuyên, liên tục theo quy định. Nếu nhà máy, xí nghiệp nào cố tình vi phạm thì Nhà nước phải xử phạt thật nặng, thậm chí rút giấy phép hoạt động hoặc truy tố trước pháp luật. Bên cạnh việc nghiêm cấm chặt phá rừng là việc trồng cây gây rừng phải được làm thường xuyên, liên tục để phủ xanh đất trống đồi trọc, duy trì lá phổi xanh cho Trái Đất, tạo sự cân bằng sinh thái cho môi trường.

    Trong trường học, học sinh các cấp phải được giáo dục về ý thức bảo vệ môi trường sống thông qua các hình thức như tham dự các kì thi tìm hiểu môi trường, tham gia đội tình nguyện bảo vệ môi trường… để có được những hiểu biết cơ bản và từ đó tự giác góp phần tạo ra môi trường sống xanh – sạch – đẹp.

    Bảo vệ môi trường sống không phải là nhiệm vụ của riêng ai. Nhà nước cần tăng cường đội ngũ kiểm tra, giám sát thường xuyên ở những nơi công cộng, những khu công nghiệp để nhắc nhở, ngăn chặn kịp thời các hành vi, hiện tượng phá hoại môi trường. Nếu cá nhân hay tập thể nào cố tình vi phạm thì sẽ có những biện pháp xử phạt thích đáng tùy theo mức độ nặng nhẹ. Môi trường sống bị ô nhiễm nghiêm trọng đã và đang đưa ra những lời cảnh báo dữ dội đối với loài người. Hãy bảo vệ môi trường sống như bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta !

      bởi Chu Chu 31/08/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF