YOMEDIA
NONE

Khi đánh giá về văn bản Cô giáo lớp em, có bạn cho rằng: Bài thơ nhỏ nhắn, xinh xắn rất đẹp từ ngôn từ đến cảm xúc, tình cảm ẩn chứa trong đó. Vậy ý kiến của em như thế nào?

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi

CÔ GIÁO LỚP EM

Sáng nào em đến lớp

Cũng thấy cô đến rồi.

Đáp lời “Chào cô ạ!”

Cô mỉm cười thật tươi.

 

Cô dạy em tập viết.

Gió đưa thoảng hương nhài,

Nắng ghé vào cửa lớp

Xem chúng em học bài.

 

Những lời cô giáo giảng

Ấm trang vở thơm tho.

Yêu thương em ngắm mãi

Những điểm mười cô cho.

(Nguyễn Xuân Sanh, SGK Tiếng Việt 2, tập 1, NXB Giáo dục, 2002)

Câu 1. Tác giả đã sử dụng biện pháp tư từ nào qua chi tiết Nắng ghé vào; xem?

A. So sánh                        B. Nhân hoá         C. Ẩn dụ                  D. Hoán dụ

Câu 2. Điều gì làm nhân vật em luôn ấn tượng mãi?

A. hình ảnh cô giáo                  B. hình ảnh lớp học   

C. hình ảnh trang vở                D. hình ảnh điểm mười               

Câu 3. Ai là người chăm lo, giúp đỡ em từ những nétchữ đầu đời?

A. Cô                          B. Thầy                        C. Ba mẹ                        D. Ông bà

Câu 4. Trong bài thơ, nhân vật em có thái độ, tình cảm như thế nào với cô giáo?

A. Lo lắng, yêu quý                              B. Lễ phép, trân trọng                          

C. Lo lắng, trân trọng                           D. Ngạc nhiên, yêu quý

Câu 5. Em hãy chọn từ, cụm từ phù hợp điền vào phần còn thiếu để hoàn thành thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

Hình ảnh ____trong bài thơ gợi đến ký ức về một người hiền từ đã dạy mình những nét chữ, những con số đầu tiên. _______cứ thủ thỉ, ấm áp mà thấm sâu trong tâm hồn, khắc ghi trong trái tim bao thế hệ học trò. 

A. trang vở; Tình cảm thầy trò                           B. lớphọc; Tình cảm bạn bè 

C. cô giáo; Tình cảm cô trò                                 D. cô giáo; Tình cảm thầy trò                           

Câu 6. Ý nào đúng khi nói về tác dụng của các vần nhài-bài, tho-cho?

A. Vần được gieo vào cuối dòng, có tác dụng đánh dấu sự kết thúc dòng thơ và tạo nên mối liên kết giữa các dòng thơ.

B. Vần được gieo vào cuối dòng, có tác dụng đánh dấu sự chuyển tiếp dòng thơ và tạo nên sự tách biệt giữa các dòng thơ.

C. Vần được gieo vào cuối dòng, có tác dụng đánh dấu sự chuyển tiếp dòng thơ và tạo nên tiết tấu của các dòng thơ.     

D. Vần được gieo vào cuối dòng, có tác dụng đánh dấu sự thay đổi dòng thơ và tạo nên nhạc điệu của các bàithơ.     

Câu 7. Từ đưa trong câu Gió đưa thoảng hương nhài có nghĩa là

A. trao, giao trực tiếp cho người khác về một sự vật, sự việc, đối tượng.

B. dẫn dắt, điều khiển, làm cho đi tới một nơi, đạt tới một đích nhất định.

C. chuyển động hoặc làm cho chuyển động qua lại một cách nhẹ nhàng.

Dcùng đi với ai một đoạn đường trước lúc chia tay hoặc xa cách.

Câu 8. Từ câu thơ Cô dạy em tập viết có thể mở rộng chủ ngữ bằng cụm từ. Cách nào sau đây thực hiện đúng?

A. Mỗi ngày, cô dạy em tập viết.           B. Cô thường dạy em tập viết.

C. Cô thì dạy em tập viết.                       D. Những người cô dạy em tập viết.

Câu 9. Qua bài thơ trên, em rút ra được bài học gì về cách ứng xử với thầy cô?

Câu 10. Khi đánh giá về văn bản Cô giáo lớp em, có bạn cho rằng: Bài thơ nhỏ nhắn, xinh xắn rất đẹp từ ngôn từ đến cảm xúc, tình cảm ẩn chứa trong đó. Vậy ý kiến của em như thế nào?

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (0)

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON