YOMEDIA
NONE

Giải thích câu tục ngữ Đi 1 ngày đàng học 1 sàng khôn

hãy giải thích câu tục ngữ đi 1 này đàng hk 1 sàng khôn

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (8)

  • Bài tham khảo nha:

    Dù con người luôn chịu khó học hỏi thì vẫn còn đó nhiều điều chúng ta chưa hề biết đến. Nếu bản thân chịu khó đi đây đó để tìm tòi, khám phá sẽ biết được thêm nhiều điều mới lạ. Vì vậy, khi xưa ông cha ta có câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.

    “Một ngày đàng” là một khoảng thời gian mang tính chất tượng trưng. Tươnng tự như vậy, “một sàng khôn” cũng là một lượng kiến thức ta tiếp nhận được và không thể đem ra cân, đo , đong, đếm. “Một ngày đàng” – “một sàng khôn” – câu tục ngữ mang hai vế đăng đối rất cân xứng nhau, thể hiện sự tăng tiến đồng đều. Cả câu tục ngữ toát lên rằng nếu bản thân càng chịu khó thoát khỏi vỏ bọc chật hẹp, đi ra ngoài thế giới, tiếp xúc với những nền văn hóa khác nhau, sẽ càng có hiểu biết rộng về xã hội xung quanh. Hơn thế nữa “Sàng khôn” còn có ý thể hiện sự chắt lọc, tiếp nhận kiến thức bên ngoài sẽ càng đem lại hiệu quả cao.

    Ngày nay, câu tục ngữ vẫn còn vẹn nguyên giá trị. Đất nước ta đang trong thời kì hội nhập với thế giới. Chính vì vậy, như cầu cấp thiết hiện nay chính là nâng cao kiến thức của con người. Đất nước phát triển đòi hỏi con người phải luôn tiếp thu, học hỏi. Khi đang là một học sinh ngồi trên ghế nhà trường thì nhà trường chính là một xã hội thu nhỏ, là nơi ta có thể dễ dàng tiếp cận với trí thức của nhân loại một cách bài bản, có chọn lọc. Bởi thế, để có một hành trnag vững vàng bước vào đời, học sinh chúng ta cần phải nỗ lực học tập không ngừng nghỉ như lời Lê-nin đã từng nói: “Học, học nữa, học mãi”. Hơn nữa, chúng ta cần học những điều bổ ích, thiết thực cho bản thân, tránh tiếp thu những thói hư tật xấu.

    Việc học là cả một quá trình dài. Bởi thế bên cạnh ý thức học tập, bản thân chúng ta cũng nên tự đề ra phương pháp học tập hợp lý, có định hướng để đạt được hiệu quả như mong muốn. Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” chính là một bài học quý báu dành cho thế hệ trẻ – những chủ nhân tương lai của đất nước. Đất nước có phát triển được hay không hoàn toàn phụ thuộc vào nền trí thức của các thế hệ mai sau.

      bởi ミ★Bạch Kudo★彡 03/06/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Câu tục ngữ đã nói về sự trải nghiệm, tích lũy kinh nghiệm trong cuộc sống. “Đi một ngày đàng” tức là đi trải nghiệm, khám phá, là quãng thời gian mà chúng ta đi đây đi đó tìm hiểu những điều xung quanh. “Học một sàng khôn” là tích lũy được kinh nghiệm, bài học, tìm hiểu được những điều hay, cái mới. Như vậy, qua câu tục ngữ trên, với cách nói nhân quả, một bài học đạo lý đã được gửi gắm đến con cháu muôn đời: Con người ta cần đi đây đi đó, cần trải nghiệm những cái hay cái mới thì mới có thể tích lũy được những kinh nghiệm sống, những bài học hay và quý giá.

      bởi Vua Ảo Tưởng 26/06/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Có mấy ai trong đời chỉ ngồi ở nhà mà kiếm được rất nhiều tiền? Có mấy ai đi rất nhiều nơi mà không thu được bất kỳ một bài học kinh nghiệm sống nào? Tôi đã từng nghe một câu nói rằng, “cuộc đời là những chuyến đi”, mỗi cuộc hành trình của ta sẽ như một vùng đất mới mở ra bao điều thú vị, nó làm tôi chợt nhớ tới lời dạy của ông cha ta “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.

    Câu tục ngữ khiến ta liên tưởng đến một con đường đang mở ra ngay trước mắt. “Ngày đàng” hay ngày đường, “đi một ngày đàng” biểu thị cho việc đi đây đi đó, tìm hiểu, khám phá cuộc sống xung quanh, từ đó ta sẽ thu được cho mình “sàng khôn” tức là những kinh nghiệm sống, hiểu biết, bài học quý giá có lợi cho bản thân. Như vậy, qua câu tục ngữ trên, ông cha ta đã răn dạy con cháu cần phải biết ra ngoài, đi đây đi đó để tìm hiểu cuộc sống, điều đó sẽ giúp mỗi người học hỏi được những bài học kinh nghiệm quý báu và sâu sắc.

    Vậy thì tại sao việc đi đây đi đó sẽ giúp ta có được “sàng khôn”? Cuộc sống xung quanh ta còn rất nhiều những điều hay, thú vị chờ ta khám phá. Nếu chỉ học qua sách vở, qua các phương tiện mà không có sự trải nghiệm thực tế, được chứng kiến tận mắt những kiến thức ấy ngoài đời sống thì ta khó có thể có được cái nhìn, sự thấu hiểu một cách toàn diện, kiến thức từ đó mà cũng chỉ là lý thuyết suông, khó thấm lâu. Một nhiếp ảnh gia làm sao có thể thành công nếu anh ta chỉ ngồi ở nhà, ở văn phòng để tác nghiệp? Một người tài xế làm sao có thể thực hiện công việc của mình nếu anh ta chưa từng đi qua những cung đường, đến những nơi khác nhau? Việc đi đây đi đó sẽ giúp ích cho tính chất công việc của mỗi người.

    Bên cạnh đó, khi ta ra ngoài, tìm hiểu cuộc sống xung quanh, ta sẽ có cho mình những trải nghiệm quý giá. Gặp được nhiều người, tiếp xúc với những đặc trưng vùng miền khác nhau sẽ giúp ta rèn luyện được khả năng giao tiếp, kỹ năng sống, hiểu được những phong tục, tập quán, thấm nhuần những tinh hoa văn hóa nhân loại. Con người ta từ đó cũng trở nên bạo dạn, cởi mở, mạnh mẽ hơn. Một người hay đi đây đi đó, có cho mình những kinh nghiệm, có khả năng giao tiếp tốt chắc chắn sẽ có nhiều cơ hội mở ra trước mắt hơn những người không có một chút kinh nghiệm nào, không có khả năng giao tiếp dù cho kiến thức có uyên bác ra sao. Thay vì chỉ ngồi một chỗ chờ cơ hội tìm đến ta, làm một con ếch ngồi đáy giếng, tại sao không tự đứng lên và tìm cơ hội cho chính mình. Hồ chủ tịch của chúng ta chính là một tấm gương sáng về điều đó. Bác đã đi rất nhiều nơi, qua bao nhiêu quốc gia, làm bao nhiêu việc từ phụ bếp, quét tuyết, thợ chụp ảnh,..để rồi bác đã có cho mình biết bao kỹ năng sống, tiếp thu được những tinh hoa văn hóa…

    Cuộc sống của bạn có trở nên đa dạng, tuyệt vời hay không là phụ thuộc vào chính bạn. Một cuộc sống mà vĩnh viễn chỉ ngồi trong bốn bức tường, ngắm nhìn thế giới xung quanh qua trang giấy hay ô cửa sổ sẽ chỉ khiến người ta thu mình lại, không hiểu biết về cuộc sống, thiếu kỹ năng giao tiếp. Cuộc sống như vậy liệu có thực sự có ý nghĩa. Trong xã hội này cũng vẫn còn rất nhiều kẻ giống như những con “ếch ngồi đáy giếng”, cho rằng mình hiểu biết sâu rộng nhưng thực chất ra ngoài thế giới bao la kia, họ có thể bị vùi ngã bất cứ lúc nào. Vậy nên, ngay từ bây giờ, hãy định hướng và lên kế hoạch cho bản thân về những hành trình, những cuộc trải nghiệm . Tất nhiên, đi đây đi đó cũng phụ thuộc vào hoàn cảnh của mỗi người, mỗi điều kiện và học, tích lũy những cái hay, cái tốt, cái tinh túy có chọn lọc chứ không phải cái gì cũng học, học một cách bừa bãi.

    Cuộc đời là những chuyến đi, dù gần hay xa thì cũng sẽ đến đích, chỉ là quãng đường đến đích của mỗi người sẽ là khác nhau, có thể sẽ có những khó khăn, nhưng cái ta nhận được thì sẽ lại những trái thơm quả ngọt. Lời răn dạy của ông cha ta thật đúng đắn và sâu sắc làm sao.

      bởi phùng kim huy 28/06/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Với câu tục ngữ này, ông cha ta đã mách bảo, khuyên dạy rằng, muốn nên người, muốn hiếu biết nhiều, có kiến thức rộng, am hiểu sự đời, phải lăn lộn với cuộc sống, phải đi nhiều, phải đi đây đó để thu lượm, học  hỏi những tri thức của cuộc sống để nâng cao, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của bản thân mình.

    Ở câu tục ngữ đi một ngày đàng, học một sàng khôn, xét về mặt chữ nghĩa, các từ đều khá rõ ràng. Ở đây chỉ có  từ đàng là hơi khó hiểu vì nó là từ địa phương miền Trung và miền Nam với nghĩa là đường. Cái khó của câu tục ngữ này là ở chỗ, các từ ngữ kết hợp với nhau tạo nên những đơn vị định danh vừa cụ thể lại vừa rất trừu tượng. Ngày đàng vừa có ý nghĩa không gian vừa có ý nghĩa thời gian. Khi ngày đàng kết hợp với từ chỉ số lượng một tạo thành chỉnh thể một ngày đàng vẫn không tạo nên một đại lượng cụ thể, dễ nắm bắt được. Dẫu vậy, cả vế thứ nhất đi một ngày đàng cũng toát lên cái ý “có sự ra đi trong một khoảng thời gian và không gian nhất định dù là ngắn”. Đây là tiền đề, là cơ  sở để tạo nên kết quả học một sàng khôn. Trong sự đối ứng với  vế thứ nhất, đi một ngày đàng thì vế thứ hai học một sàng khôn hàm chỉ kết quả học hỏi, thu nhận được rất lớn. Sàng khôn trong câu tục ngữ này có tính biểu trưng và tạo nên những liên tưởng rất lí thú. Dân gian hay dùng sàng với nghĩa đen chỉ một loại đồ đan bằng tre, hình tròn, nông và thưa có tác dụng làm sạch trấu và tấm cho gạo, để làm danh từ chỉ đơn vị. Đơn vị được đong, đo, đếm bằng sàng trong quan niệm dân gian là lớn và nhiều. Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp là cách đối lập giữa số ít và số nhiều. Vậy, học một sàng khôn là học được nhau cái hay, cái tốt của thiên hạ để cho mình khôn lớn hơn, hiểu biết về cuộc sống xã hội. Nếu thả mình vào trong sự liên tưởng, thì ít nhiều chúng ta lại nghĩ tới một sự biểu trưng khác của từ sàng khôn này. Thông thường, nói đến sàng người ta nghĩ tới cái được giữ lại ở trên sàng là thứ to hơn, ngược lại cái lọt xuống, lọt qua sàng là thứ nhỏ. Lọt sàng xuống nia mà lại! Sàng khôn có lẽ vì thế mà gợi nên sự liên tưởng tới những điều khôn không chỉ có số lượng nhiều nói chung, mà còn là cái số luợng nhiều đã được chọn lọc. Không hiểu cha ông ta có gửi gắm điều này không, nhưng đứng về phía người thưởng thức và sử dụng ngôn ngữ, những liên tưởng như vậy là hoàn toàn có lý. Trở lại câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn, hai vế câu tục ngữ được hỗ trợ của phép đối và điệp dễ gây liên tưởng có tính khẳng định: hễ cứ đi ra là có thể học được điều hay lẽ phải và càng đi nhiều càng khôn lớn trưởng thành. Đó là thông điệp của cha ông gửi lại cho đời sau.

    Câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn còn có một dạng thức nữa là đi một quãng đàng, học một sàng khôn. Dạng thức này hình thành trên cơ sở cụ thể hóa việc đi lại bằng đơn vị không gian (quãng đường) chứ không phải là đơn vị thời gian (ngày đàng) như dạng đang xét. Sự thay đổi này không làm phuơng hại gì đến ý nghĩa của câu tục ngữ.

    Gần với câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn về cả ba phương diện cấu tạo và ý nghĩa là câu tục ngữ đi một buổi chợ, học một mớ khôn. Câu tục ngữ này khuyên bảo người đời cần phải tiếp xúc nhiều người, càng tiếp xúc rộng rãi, càng học hỏi được nhiều, và do đó càng hiểu biết, khôn lớn trong cuộc sống.

    Chúc bn học tốt!

      bởi Đinh Trí Dũng 03/08/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Dân gian là nơi chứa đựng tinh hoa về hiểu biết lẫn kinh nghiệm của thế hệ đi trước, trong đó có câu nói : đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Câu nói của cha ông khuyên chúng ta nên đi đến nhiều nơi để có thếm hiểu biết rộng mở về cuộc sống phong phú ngoài kia thay vì ngồi ở một nơi chật hẹp.

    Đi là hoạt động di chuyển khỏi nơi ta đang cư định để đến một không gian mới mẻ, hấp dẫn hơn. Đi là một hành trình đòi hỏi sự dấn thân chấp nhận, hi sinh. Đi một ngày đàng, có nghĩa là ẩn dụ cho một chuyến đi dài. Học một sàng khôn có nghĩa là những điều mới mẻ, quý báu về hiểu biết, văn hóa, xã hội được tiếp thu từ người khác. Tại sao lại nói, đi một ngày đàng học một sàng khôn.

    Cuộc sống phong phú, rộng lớn còn muôn vàn những điểu thú vị, hấp dẫn đang mời gọi, chào đón chúng ta. Con người là hữu hạn và cũng có những khả năng hữu hạn nhất định, trong đó có việc di chuyển. thế giới rộng lớn mênh mông và không phải ai cũng có thể đi hết được. Vì thế cần phải biết tự nguyện dấn thân để khám phá thế giới xung quanh. Đời người hữu hạn, chúng ta đều chịu sụ chi phối của quy luật sinh lão, bệnh tử, đều bị giới hạn bởi thời gian đời người. Nhà thơ Xuân Diệu từng phát biểu:

    “Xuân đang tới nghĩa là xuân đương qua
    Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
    Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất
    Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật
    Không cho dài thời trẻ của nhân gian
    Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn’
    Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại.”

    Tuổi trẻ qua đi, cuộc sống dần chậm chạp không còn sôi nổi nữa. Vì thế hãy tận dụng thời gian quý báu mà cuộc sống ban tặng để sống một cuộc đời thật ý nghĩa, bằng việc bắt đầu những chuyến đi, cho ta những trải nghiệm, những bài học để làm giàu mình và làm rõ mình.

    Những chuyến đi giúp ta phát hiện ra những điều mới mẻ của thế giới xung quanh, cung cấp cho ta một vốn hiểu biết phong phú, mới mẻ hơn về cuộc sống. đi để khám phá thiên nhiên, tìm hiểu những phong tục tập quán mói mẻ nơi đất khách mà làm giàu có bản thân. không ít thì nhiều những chuyến đi luôn tác động một phần không nhỏ đến chúng ta. Lắm khi những cuộc hành trình là cảm hứng, động lực để thôi thúc ta làm một điều gì đó mạo hiểm. Adam Braun, sau tốt nghiệp, đi vòng qunh thế giới bỗng dưng anh tình cờ gặp được một cậu bé đường phố ở Ấn Độ, anh hỏi cậu bé muốn gì nhất, cậu nói cậu muốn một chiếc bút chì. Và khi trở lại Mỹ nó đã trở thành động lực để anh thành lập một tổ chức phi lợi nhuận “Pencils of promise”. Như vậy phần nào giúp ta thấy được rằng những chuyến đi quý giá như nào.

    Những hạt bạc vàng mà đời rơi vãi là mênh mông vô tận, vì thế hãy biết alwnj sâu vào tận sâu cuộc sống bằng những chuyến đi những cuộc hành trình lí thú àm tự làm mới minh, thay đổi thực đơn của các giác quan. Cuộc sống mênh mông, đời ta nhỏ hẹp nếu chỉ biết ngồi một chỗ mà nhìn ra xung quanh rỗi tự mãn về bản thân thì thật là đáng trách. Ta như vậy chỉ như một con ếch ngồi dưới đáy giếng, chỉ là một cách để tự giói hạn mình, khu lập mình lại trong cuộc đời trù phú, màu mỡ kia. Những câu chuyện ngụ ngôn như “Ếch ngồi đáy giếng” chẳng phải chính là lời nhắn nhủ của cha ông về điều này hay sao. Cha ông ta ngày xưa do không có điều kiện, quanh năm gắn bó sau lũy tre làng đã thấu hiểu điều này và càng khao khát được ra đi để khai phá những vùng đất mới. và những hi vọng ấy họ gửi gắm cả vào thế hệ chúng ta, những người trẻ có cơ hội rộng mở.

    Đi là một cách trải nghiệm, thay đổi thực đơn các giác quan, làm giàu tâm hồn mình, mở mang hiểu biết để có cái nhìn toàn cảnh hơn về hiện thực đời sống. vậy nên hãy bắt đầu bằng những chuyến đi ngay từ bây giờ, khi có thể, bạn nhé.

      bởi Lê Trần Khả Hân 22/08/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tục ngữ Việt Nam có câu: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Hãy giải thích và bình luận câu tục ngữ đó. Ý nghĩa của câu tục ngữ hoàn toàn đúng. Có chịu khó đi đó đi đây thì tấm nhìn mới được mở rộng, hiểu biết mới được nâng cao, con người sẽ khôn ra.

    I. DÀN Ý

    1. Mở bài:

    -  Tri thức rất cần thiết đối với con người.

    -  Muốn có tri thức thì phải học hỏi. Học trong sách vở, học từ thực tế cuộc sống xung quanh.

    -  Ông cha ta thấy rõ tầm quan trọng của sự học hỏi nên đã khuyên con cháu: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.

    2. Thân bài:

    a/ Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ:

    * Nghĩa tường minh:

    -  Đi một ngày đàng: một ngày đi trên đường.

    -  Học một sàng khôn: thấy được nhiều điều mới lạ, học được nhiều điều hay, mở mang thêm trí óc.

    * Nghĩa hàm ẩn: Tầm quan trọng của việc mở rộng học hỏi ra bên ngoài (về mặt không gian) để nâng cao hiểu biết và vốn sống.

    b/ Bình luận:

    - Ý nghĩa của câu tục ngữ hoàn toàn đúng. Có chịu khó đi đó đi đây thì tấm nhìn mới được mở rộng, hiểu biết mới được nâng cao, con người sẽ khôn ra.

    - Trên khắp các nẻo đường đất nước chỗ nào cũng có những cái hay, cái đẹp của cảnh vật, của con người. Đi nhiều, biết nhiều giúp con người trưởng thành, dày dạn và từng trải.

    - Hiểu biết (khôn) càng nhiều, con người càng có cách xử thế đúng đắn hơn; làm việc có hiệu quả cao hơn; quan hệ với gia đinh và xã hội tốt hơn.

    - Trong thời đại hiện nay, việc học hỏi lại càng cấn thiết, vấn đề đặt ra là học những điều mới mẻ, tốt đẹp, có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Học là để làm chủ được mình, để đóng góp nhiều hơn cho sự nghiệp xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.

    3. Kết bài:

    -  Học hòi là chuyện thường xuyên, trong suốt đời người để không ngừng nâng cao hiếu biết.

    -  Xác định mục đích của việc học là học điều hay lẽ phải, có ích cho bản thân, gia đình, xã hội.

    -  Phải có phương pháp học hỏi chủ động, sáng tạo và có chọn lọc: để đạt hiệu quả cao.

    -  Câu tục ngữ trên là bài học kinh nghiệm quý báu cho tất cả mọi người, nhất là đối với thế hệ trẻ.

    BÀI LÀM

       Xã hội loài người phát triển được như ngày nay là nhờ quá trinh tìm hiểu nhận thức, tích luỹ và không ngừng nâng cao tri thức của tất cả các dân tộc trên thế giới. Tri thức rất cần thiết đối với con người. Muốn có tri thức thì phả học hỏi. Học trong sách vở, học từ thực tế cuộc sống, ông cha ta xưa kia để nhận thức rất đúng đắn về sự cần thiết của việc mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết đối với mỗi người nên đã khuyên nhủ, động viên con cháu: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.

       Xã hội Việt Nam trước đây là xã hội phong kiến còn nhiều bảo thủ, lạc hậu. Người dân quanh năm suốt tháng chỉ quanh quẩn trong luỹ tre xanh, ranh giới của cộng đồng làng xã. Có người suốt đời chẳng bước ra khỏi cổng làng, số người được đi xa để ăn học hoặc làm việc rất hiếm hoi. Vì vậy, trình độ hiểu biết của mọi người nói chung rất thấp vá khó mà mở rộng hoặc nâng cao lên được.

       Tuy vậy, trong sự ràng buộc của tư tưởng bảo thủ, lạc hậu, vẫn loé lên những tia sáng nhận thức về sự cần thiết phải học hỏi để nâng cao hiểu biết. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Chỉ cần đi một ngày đàng (ý nói thời gian ít ỏi và quãng đường không xa là bao so với nơi ta sinh sống) thì ta đã học được một sàng khôn. Đây là hình ảnh cụ thể, gần gũi được dùng để thể hiện một khái niệm trừu tượng là sự hiểu biết của con người. Nếu chịu khó đi xa thì ta sẽ học được nhiều bài học bổ ích trong cuộc đời, bởi trên khắp các nẻo đường đất nước, nơi nào cũng có vô vàn những điều hay, điều lạ.

       Để động viên tinh thần học hỏi của con cháu, ông cha xưa đã có những câu ca dao nội dung tương tự như câu tục ngữ trên: Làm trai cho đáng nên trai. Phú Xuân cùng trải, Đồng Nai cũng từng; Làm trai đi đó đi đây, Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn. Điều đó chứng tỏ ông cha ta đã nhận thức được việc đi xa để học hỏi là điều quan trọng, cần thiết và đáng khuyến khích.

       Trình độ hiểu biết tạo điều kiện cho ta làm việc tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn, giúp ích cho gia đình, xã hội được nhiều hơn. Hiểu biết càng nhiều, con người càng có cách xử thế đủng đắn trong quan hệ gia đình và xã hội.

       Trong giai đoạn đổi mới hiện nay, việc học tập để mở mang nhận thức va hiểu biết của mỗi người càng trở nên cấp bách. Muốn xoá bỏ tình trạng lạc hậu, muốn rút ngắn sự cách biệt giữa nước ta và các nước phát triển trên thế giới, chúng ta chỉ có một con đường là học: Học, học nữa, học mãi như lời Lênin đã dạy. Vấn đề đặt ra là phải học những điều hay, lẽ phải, những điều thiết thực, bổ ích cho sự nghiệp xây dựng đất nước. Không nên học theo điều dở, điều xấu, có hại đến bản thân, gia đình và xã hội.

       Hiện nay, việc đi đó đi đây không còn là chuyện hiếm có như ngày xưa. Ai cũng có quyền tự do đi lại, học hành, kể cả ra nước ngoài. Học hỏi bằng con đường tham quan, du lịch; học hỏi bằng con đường du học... Nhưng mục đích cuối cùng vẫn là để tiếp thu những kinh nghiệm, những kiến thức khoa học mới mẻ, tiên tiến của nhân loại, nhằm phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển Việt Nam thành một đất nước giàu mạnh mà vẫn giữ được bản sắc và truyền thống dân tộc.

       Học hỏi không phải là chuyện ngày một, ngày hai mà là chuyện của cả đời người. Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học ở cuộc sống. Việc nâng cao hiểu biết là rất quan trọng và cần thiết đối với mỗi người. Vì vậy chúng ta phải có mục đích và phương pháp học tập đúng đắn để đạt được hiệu quả cao. Có tri thức, chúng ta mới làm chủ được bản thân, mới đóng góp hữu ích cho gia đình, xã hội. Học vấn làm đẹp con người - đó cũng là điều ông cha muốn nhắn gửi đến chúng ta. Câu tục ngữ: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn là lời khuyên quý báu của người xưa; đến nay nó vẫn là bài học quý báu đối với tuổi trẻ trên con đường tạo dựng sự nghiệp.



    Tham khảo: loigiaihay

      bởi N. T .K 10/09/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • DÀN Ý CHỨNG MINH ĐI MỘT NGÀY ĐÀNG HỌC MỘT SÀNG KHÔN LỚP 7 ĐẦY ĐỦ CHI TIẾT

    1. Mở bài

    • Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề nghị luận.

    Nếu cuộc sống chỉ dậm chân tại chỗ, đứng yên một nơi mà không chịu đi khám phá, trải nghiệm thì có lẽ ta cũng chỉ như chú ếch ngồi đáy giếng kia, coi trời bằng vung, tự bản thân chúng ta biến mình trở thành kẻ hiểu biết nông cạn, kiêu căng và cái giá phải trả lại không hề nhỏ. Ý thức được điều này, từ xa xưa, ông cha ta đã khuyên răn: "đi một ngày đàng học một sành khôn". Cho đến ngày nay và mãi mãi về sau, câu tục ngữ vẫn còn nguyên giá trị, là bài học sống bổ ích cho mỗi người.

    2. Thân bài

    a) Giải thích

    • "Đàng" là ngôn ngữ của miền Trung và miền Nam, có nghĩa là đường.
    • "Đi một ngày đàng"  với sự kết hợp của các từ đã tạo nên ý nghĩa về cả mặt không gian và thời gian. Cả vế thưa nhất toát lên ý sự ra đi trong khoảng thời gian ngắn hay chính là hành trình đi để khám phá, trải nghiệm.
    • Đó là tiền đề để "học một sàng khôn"  tức là có được những kiến thức, kinh nghiệm, những bài học đã qua chọn lọc.
    • Như vậy câu tục ngữ khuyên mọi người hãy bước lên con đường, hành trình khám phá cuộc sống, dấn thân vài đường đời, tiếp xúc với nhiều người để học được nhiều điều.

    b) Bàn luận

    • Kiến thức không chỉ có trong sách vở mà còn có ở ngoài đời sống, nằm ở những sự vật, hiện tượng, toát ra từ những con người. Vì thế, "đi một ngày đàng" tức là ta sống sâu sắc và trọn vẹn với cuộc đời, ta sẽ thu nhận lại những bài học còn ý nghũa hơn cả những kiến thức hàn lâm.
    • Việc đi nhiều sẽ giúp ta tiếp xúc với nhiều người, hiểu được phẩm chất, tính cách  của mỗi người để từ đó ứng xử cho đúng mực, để phù hợp với hoàn cảnh. Đó là sự ứng xử khéo léo mà chỉ có trường đời mới dạy được ta.
    • Cuộc sống không bao giờ là bằng phẳng, đó là chặng đường ghập ghềnh sỏi đá và chông gai, với những bước thăng trầm. Chọn dấn thân vào con đường ấy đồng nghĩa với việc tôi sẽ vấp ngã, thất bại. Sau mỗi lần như thế, tôi học được cách đứng lên trên đôi chân của chính mình, gạt đi giọt nước mắt, ý chí và nghị lực để bước tiếp. Khi ấy, con người được trưởng thành sau nhiều lần tranh đấu. Đó là bài học quý giá mà việc "đi một ngày đàng" đem lại cho ta.
    • "Đi một ngày đàng" đồng nghĩa với việc đi ra khỏi không gian chật hẹp, với lũy tre làng đã gắn bó muôn đời, vạn kiếp. Vì vậy mà cuộc sống hiện diện trước mắt ta phong phú và đa dạng hơn, bộn bề và phức tạp như chính bản chất của nó. Cuộc đời thì đa sự, con người thì đa đoan. "Đi một ngày đàng" lại giúp ta học nhiều hơn về cuộc sống và con người.

    c) Mở rộng

    • "Đi một ngày đàng" không đồng nghĩa với việc lúc nào cũng bước đi, cũng cần giành cho mình những trạm nghỉ chân, để lắng lại nghĩ suy về những gì đã qua và những điều sắp đến.
    • Để học được nhiều " sàng khôn" nhất thì con người cũng cần tự trang bị cho mình những hành trang vững chắc nhất.

    3. Kết bài

    • Liên hệ thực tế và bản thân.

    Ngày nay, khi những nền tảnh công nghệ số phát triển như Facebook, Zalo... người ta quan niệm có thể có cả thế giới trong lòng bàn tay. Song, đó chỉ là nột thế giới ảo, hãy bước ra và hết mình với cuộc đời

      bởi Vũ Minh Khang 03/03/2020
    Like (1) Báo cáo sai phạm
  • Với câu tục ngữ này, ông cha ta đã mách bảo, khuyên dạy rằng, muốn nên người, muốn hiếu biết nhiều, có kiến thức rộng, am hiểu sự đời, phải lăn lộn với cuộc sống, phải đi nhiều, phải đi đây đó để thu lượm, học  hỏi những tri thức của cuộc sống để nâng cao, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của bản thân mình.

    Ở câu tục ngữ đi một ngày đàng, học một sàng khôn, xét về mặt chữ nghĩa, các từ đều khá rõ ràng. Ở đây chỉ có  từ đàng là hơi khó hiểu vì nó là từ địa phương miền Trung và miền Nam với nghĩa là đường. Cái khó của câu tục ngữ này là ở chỗ, các từ ngữ kết hợp với nhau tạo nên những đơn vị định danh vừa cụ thể lại vừa rất trừu tượng. Ngày đàng vừa có ý nghĩa không gian vừa có ý nghĩa thời gian. Khi ngày đàng kết hợp với từ chỉ số lượng một tạo thành chỉnh thể một ngày đàng vẫn không tạo nên một đại lượng cụ thể, dễ nắm bắt được. Dẫu vậy, cả vế thứ nhất đi một ngày đàng cũng toát lên cái ý “có sự ra đi trong một khoảng thời gian và không gian nhất định dù là ngắn”. Đây là tiền đề, là cơ  sở để tạo nên kết quả học một sàng khôn. Trong sự đối ứng với  vế thứ nhất, đi một ngày đàng thì vế thứ hai học một sàng khôn hàm chỉ kết quả học hỏi, thu nhận được rất lớn. Sàng khôn trong câu tục ngữ này có tính biểu trưng và tạo nên những liên tưởng rất lí thú. Dân gian hay dùng sàng với nghĩa đen chỉ một loại đồ đan bằng tre, hình tròn, nông và thưa có tác dụng làm sạch trấu và tấm cho gạo, để làm danh từ chỉ đơn vị. Đơn vị được đong, đo, đếm bằng sàng trong quan niệm dân gian là lớn và nhiều. Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp là cách đối lập giữa số ít và số nhiều. Vậy, học một sàng khôn là học được nhau cái hay, cái tốt của thiên hạ để cho mình khôn lớn hơn, hiểu biết về cuộc sống xã hội. Nếu thả mình vào trong sự liên tưởng, thì ít nhiều chúng ta lại nghĩ tới một sự biểu trưng khác của từ sàng khôn này. Thông thường, nói đến sàng người ta nghĩ tới cái được giữ lại ở trên sàng là thứ to hơn, ngược lại cái lọt xuống, lọt qua sàng là thứ nhỏ. Lọt sàng xuống nia mà lại! Sàng khôn có lẽ vì thế mà gợi nên sự liên tưởng tới những điều khôn không chỉ có số lượng nhiều nói chung, mà còn là cái số luợng nhiều đã được chọn lọc. Không hiểu cha ông ta có gửi gắm điều này không, nhưng đứng về phía người thưởng thức và sử dụng ngôn ngữ, những liên tưởng như vậy là hoàn toàn có lý. Trở lại câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn, hai vế câu tục ngữ được hỗ trợ của phép đối và điệp dễ gây liên tưởng có tính khẳng định: hễ cứ đi ra là có thể học được điều hay lẽ phải và càng đi nhiều càng khôn lớn trưởng thành. Đó là thông điệp của cha ông gửi lại cho đời sau.

    Câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn còn có một dạng thức nữa là đi một quãng đàng, học một sàng khôn. Dạng thức này hình thành trên cơ sở cụ thể hóa việc đi lại bằng đơn vị không gian (quãng đường) chứ không phải là đơn vị thời gian (ngày đàng) như dạng đang xét. Sự thay đổi này không làm phuơng hại gì đến ý nghĩa của câu tục ngữ.

    Gần với câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn về cả ba phương diện cấu tạo và ý nghĩa là câu tục ngữ đi một buổi chợ, học một mớ khôn. Câu tục ngữ này khuyên bảo người đời cần phải tiếp xúc nhiều người, càng tiếp xúc rộng rãi, càng học hỏi được nhiều, và do đó càng hiểu biết, khôn lớn trong cuộc sống.

      bởi Huất Lộc 12/04/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF