YOMEDIA
NONE

Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu nói được đặt làm nhan đề cho một cuốn sách: “Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường”.

Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu nói được đặt làm nhan đề cho một cuốn sách: “Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường”.

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (2)

  • Có ai đó đã từng nói rằng: Sự khác biệt giữa những người thành công và những người thất bại không phải là ở sức mạnh, kiến thức hay sự hiểu biết – mà chính là ở ý chí. Có thể thấy, ý chí có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Ý chí giúp chúng ta biết vượt qua giông tố của cuộc đời, chinh phục khó khăn thử thách và biết đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã. Gặp gỡ tư tưởng với câu nói trên, cũng đã có ý kiến cho rằng: “Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường”.

    Trước hết, chúng ta hãy cùng tìm hiểu ý kiến: “Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường” có nghĩa là gì. Ý chí là à khả năng tự xác định mục đích cho hành động và hướng hoạt động của mình, khắc phục mọi khó khăn nhằm đạt mục đích đó. Còn “con đường” là gì? Chúng ta có thể hiểu nó theo nhiều cách, con đường đó có thể là đường dẫn đến mục tiêu, lí tưởng, con đường dẫn đến tương lai, con đường dẫn đến thành công,… Và dù chúng ta hiểu nó như thế nào thì trên mỗi con đường ấy đều có sự hiện diện của ý chí và nghị lực. Bằng cách diễn đạt ngắn gọn, câu nói Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường”   muốn nhắn nhủ với chúng ta rằng: trong cuộc sống có vô vàn những khó khăn, thách thức đang đón chờ chúng ta ở phía trước nhưng nếu chúng ta có ý chí, nghị lực thì chắc chắn chúng ta đều sẽ tìm thấy con đường dẫn đến thành công.

    Vậy tại sao chúng ta cần có ý chí? Trước hết, chúng ta đều biết rằng, con đường dẫn đến thành công và hạnh phúc không hề bằng phẳng và trái lại, có đầy những chông gai thử thách. Để có thể vượt qua khó khăn, thử thách ấy, chúng ta cần có ý chí. Ý chí sẽ giúp chúng ta có nghị lực kiên cường, lòng quyết tâm sắt đá, lòng dũng cảm để đạp đổ mọi khó khăn thử thách ấy. Mỗi lần trải qua khó khăn thử thách ấy, hẳn bạn sẽ thấy mình trưởng thành hơn. Hơn nữa, không phải lúc nào, chúng ta cũng có thể quật đổ những gian nan, thách thức kia. Đôi khi, chúng ta sẽ vấp ngã và thất bại. Đó có thể là những cú vấp ngã rất đau đớn nhưng đừng vội bỏ cuộc. Hãy nghỉ ngơi, dừng chân, từ từ nhen nhóm ngọn lửa của ý chí, đứng dậy, và tiếp tục vững vước tiếp. Mỗi một lần chúng ta can đảm đối mặt với khó khăn thử thách là một lần chúng ta lại được tôi luyện bản thân mình. Từ đó, chúng ta học hỏi được nhiều kinh nghiệm sống để có thể giải quyết khó khăn một cách dễ dàng hơn. Như vậy, chúng ta đều thấy rằng:  : ý chí có vai trò quan trọng trong cuộc sống. Ý chí giúp chúng ta vượt qua khó khăn, chinh phục thử thách; ý chí là chìa khóa để mở ta con đường thành công. Nếu thiếu đi ý chí tức là chúng ta đã chịu đầu hàng trước khó khăn thử thách, mặc cảm cho số phận quyết định bản thân mình. Dần dần, chúng ta sẽ bị rơi vào thất bạn. Trong cuộc sống, đã có rất nhiều tấm gương vượt qua nghịch cảnh, khó khăn nhờ vào ý chí, nghị lực. Những trang sách Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường đã ghi lại nhiều những cái tên, dấu ấn của con người trẻ tuổi nhờ vào ý chí, nghị lực mà chinh phục mọi khó khăn, đặt trên đến đỉnh thành công. Điển hình trong số đó, phải kể đến người anh hùng của thời đại Nick Vuijic.  Sinh ra đã không có tứ chi, phải đối mặt với sự chế giễu của những người xung quanh, anh rơi vào trầm cảm và có ý định từ bỏ cuộc sống. Thế rồi anh nhận ra rằng, trên thế giới này, còn rất nhiều người khác chịu thiệt thòi giống mình, anh dần chấp nhận khuyết tật của bản thân và có suy nghĩ vô cùng tích cực rằng: “Chúa tạo ra tôi ắt phải có dụng ý nào đó và sẽ không để tôi mãi mãi trở nên vô dụng”,…” tôi được sinh ra không phải vì sự trừng phạt của Chúa mà vì sự sáng tạo của Người để hiện lộ những công việc đặc biệt của Người qua tôi”. Nhờ suy nghĩ tích cực, Nick đã tốt nghiệp đại học với tấm bằng kép và trờ thành nhà diễn thuyếy, tuyên truyền động lực và đại sứ truyền cảm hứng sống nổi tiếng trên thế giới. Hay chúng ta cũng có thể kể đến nhà soạn nhạc đại tài: Ludwig Van Beethoven, một con người đã dũng cảm vượi qua nỗi đau mất đi thính giác, một con người đã tạo nên những kiệt tác khiến cả thể giới phải ngưỡng mộ.

    Như vậy, tất cả chúng ta đều thấy rằng, nếu có ý chí, không một khó khăn, thách thức nào có thể cản bước. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện nay, có ít người nhận thức rõ về diều này. Bên cạnh những con người sống có ý chí, nghị lực, chị khó tôi rèn bản thân mình trong khó khăn thách thức thì lại có những con người sống thiếu ý chí. Họ mới chỉ vấp phải một chút thất bại mà đã bỏ cuộc, để mặc cho số phận quyết định. Đó là kiểu sống tầm thường, vô giá trị và không có ý nghĩa.

    Mặc dù,  ý chí là giúp chúng ta bước đến đỉnh thành công một cách nhanh nhất nhưng nếu chỉ ý chí, nghị lực thôi thì chưa đủ. Con đường đến thành công đòi hỏi rất nhiều thứ. Muốn thành công, chúng ta cũng cần có hoài bão, ước mơ, lí tưởng sống. Thêm nữa, chúng ta cũng cần trau dồi vốn kiến thức, vốn sống, tích lũy kinh nghiệm sống từ người khác, học hỏi người khác. Khi chúng ta có được những kĩ năng sống cần thiết như vậy, cùng với ngọn lửa của ý chí, nghị lực, chắc chắn chúng ta đều có thể đạt được thành công.

    Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường

    Nhà văn Nguyễn Bá Học đã từng khẳng định: Đường đi khó không vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông. Nếu chúng ta dũng cảm, có ý chí, nghị lực thì chẳng sông núi nào có thể cản bước được chúng ta cả. Đó cũng là thông điệp của câu nói “Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường”. Đó không đơn thuần chỉ là một câu nói nhắn nhủ với chúng ta về việc sống phải có ý chí và nghị lực mà nó còn được chọn làm tên của một cuốn sách với đầy niềm cảm hứng mới mẻ. Nếu bạn chưa tìm được ngọn lửa sống của mình, tôi khuyên bạn nên tìm đọc mua cuốn sách này bởi trong đó chứa rất nhiều câu chuyện sẽ giúp bạn có thêm ý chí, động lực sống để vững bước trên con đường của mình. Khi gấp cuốn sách lại, tôi đã thấy được một điều kì diệu trước mắt của mình. Còn bạn thì sao? Hãy thử xem…

      bởi thu hảo 20/01/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Ai đó đã từng nói: “Cái cốt của sự học là học làm người tức là học đối nhân xử thế”. Một trong những bài học xử thế mà chúng ta cần khắc ghi, đó là việc xử thế với những người đã làm tổn thương mình và những người đã ra tay giúp đỡ mình. Câu chuyện “Cát và đá” sẽ cho chúng ta bài học về cách đối nhân xử thế ấy.

    Câu chuyện “Cát và đá” xoay quanh hai tình huống khác nhau mà hai người bạn cùng trải qua. Tình huống nhứ nhất, khi đang đi trên sa mạc, hai người nói chuyện và tranh cãi gay gắt với nhau. Không giữ được bình tĩnh, một người đã tát người bạn của mình. Người kia rất đau nhưng không nói gì. Anh chỉ lặng lẽ viết lên cát rằng: “Hôm nay, bạn tốt nhất của tôi đã tát vào mặt tôi.” Tình huống thứ hai bất ngờ xảy ra, đó là, khi người bạn từng gây tổn thương cho mình lại cứu sống mình. Được bạn cứu sống, người kia không viết lên cát mà lại khắc trên đá Hôm nay, bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi.” Dõi theo hành động của nhân vật trong câu chuyện chắc chắn chúng ta đã hiểu được những tâm tư, suy nghĩ của người ấy. Trước câu hỏi của người bạn: “Tại sao khi tớ làm cậu đau, cậu lại viết lên cát còn bây giờ lại là một tảng đá?”, hẳn chúng ta đã có câu trả lời. Phải chăng, câu trả lời đó là: Tớ nghĩ, khi ai đó làm chúng ta đau đớn, chúng ta hãy viết điều đó lên cát để con gió của sự khoan dung sẽ xóa tan hờn trách hận thù. Trái lại, khi chúng ta nhận được điều tốt đẹp từ người khác, chúng ta phải khắc ghi chuyện ấy lên đá để không cơn gió nào có thể xóa nhào được”. Với một cối truyện khá đơn giản nhưng bất người, câu chuyện đã gửi gắm chúng ta một thông điệp sâu sắc, hãy khoan dung với lỗi lầm người khác và hãy biết ơn khi ai đó ra tay giúp đỡ mình. Sự tha thứ và biết ơn luôn được xem là cách chúng ta luôn yêu quý, trân trọng từng khoảng khắc, phút giây hiện tại.


    Câu chuyện đã gieo vào lòng chúng ta suy nghĩ: chúng ta cần khoan dung trước lỗi lầm của người khác đã gây ra cho mình. Nhân vô thập toàn, không có ai hoàn hảo trên đời, không có ai mười phân vẹn mười. Đức Phật từ nghìn năm trước đã khuyên dạy chúng ta nên người. Bên cạnh những ưu điểm, bao giờ cũng có khiếm khuyết. Vậy, ta cần khoan dung với lỗi lầm của người khác. Khi mắc sai lầm, ý thức được sai lầm của mình, điều mong mỏi của người mắc lỗi là được người khác khoan dung, tha thứ. Khoan dung tha thứ cho người khác có nghĩa là mở cho họ một lỗi thoát, chúng ta sẽ cảm thấy nhẹ nhõm, thanh thản hơn, Ngược lại, cuộc sống sẽ u ám nếu tâm hồn luôn chứa đựng sự thù hận, căm phẫn. Sẵn lòng khoan dung tha thứ, chúng ta đã sở hữu tài sản quý giá nhất trên đời. Chúng ta sẽ trở thành người cao thượng, được mọi người kính trọng. Nhưng trái lại, nếu chúng ta không khoan dung cho người khác, chỉ chăm chăm xoáy sâu vào lỗi lầm của người khác thì vực sâu thăm thẳm sẽ ngăn cách giữa người với người. Vậy là, chúng ta luôn phải đối xử với người khác bằng tấm lòng. Đó là chân lí của cuộc sống.

    Bên cạnh việc tha thứ cho người khác, chúng ta cũng hãy học cách biết ơn người giúp đỡ bạn, biết ơn những điều tuyệt vời mà cuộc sống trao tặng bạn, bạn sẽ cảm thấy cuộc đời đẹp tới mức nào. Trong cuộc sống, luôn có những tình huống khó khăn, chông gai thách thức đang chờ đón chúng ta phía trước. Nhiều lúc, chúng ta không thể tự mình vượt ta mà phải nhờ đến sự giúp đỡ từ người khác. Lúc khó khăn hoạn nạn, không phải ai cũng sẵn sàng giúp đỡ chúng ta vượt qua cơn nguy khó. Danh ngôn có câu: “Bạn là người đến với ta khi mọi người bỏ ta đi”. Những người cứu chúng ta là những người bạn thực sự. Vì vậy, chúng ta trân trọng và biết ơn họ, ở gần họ, quan tâm họ nhiều hơn để có thể nhận được sự trợ giúp từ phía học. Trân trọng, biết ơn là đạo lí tốt đẹp giữa người với người. Biết ơn người đã cứu mình, chứng tỏ mình là người có trước có sau, có tình có nghĩa.

    Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, vào đúng ngày lễ giáng sinh, khi băng qua cánh rừng, bã Hồ vào đoàn cán bộ cấp cao của ta tình cờ bắt gặp người lính ta đa áp giải hai tên lính Pháp. Ngay sau khi gặp mặt, bác Hồ đã quyết định trả lại tự do cho hai tên tù binh và gửi lời chúc mừng tới họ, gia đình họ và toàn nhân dân Pháp. Giải thích về hành động của mình, bác Nói: “Không phải người lính nào cũng là thực dân, người dân Pháp cũng yêu chuộng hòa bình.” Được phóng thích một cách quá bất ngờ và sau khi nghe Bác nói, hai tù binh Pháp vội quỳ xuống tạ ơn Bác Hồ và xin được giúp bộ đội ta đánh Pháp. Cũng rất tình cờ và may mắn, hai người tù binh Pháp ấy chính là những sỹ quan pháo binh trong quân đội lê dương và như chúng ta đã biết chiến dịch Điện Biên kết thúc có sự đóng góp không nhỏ của Binh chủng Pháo binh. Như vậy, chúng ta có thể thấy, khoan dung, độ lượng là tài sản lớn nhất mà mỗi người có được trong cuộc sống. Tuy nhiền, bên cạnh những con ngừoi giàu lòng vị tha, vẫn còn có những kẻ lòng đầy lửa hận, luôn soi mói, khắc cốt ghi tâm khuyết điểm người khác, tìm cách trả thù cho bõ hờn bó ghét. Đó là lối sống ích kỉ, tầm thường, thật đáng trê trách.

      bởi Vũ Minh Khang 01/03/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF