Trình bày nhận xét của em về nhân vật Nhuận Thổ trong bài Cố Hương qua đó nêu suy nghĩ của em về quan điểm của Lỗ Tấn?
Trình bày nhận xét của em về nhân vật Nhuận Thổ trong bài Cố Hương qua đó nêu suy nghĩ của em về quan điểm của Lỗ Tấn?
Trả lời (2)
-
Trong các tác phẩm của Trung Quốc, chúng ta không thể không nhắc tới những cây bút lớn như Đỗ phủ, Lí Bạch, Bạch cư Dị, và có lẽ sẽ là một sai sót lớn nếu chúng ta quên mất cái tên Lỗ Tấn. ông là một nhà văn lớn, có những tư tưởng mới, vượt thời đại và thể hiện một cái nhìn hết sức văn mình trong thời kì đất nước Trung Quốc đang bước vào chiến tranh. Trong những truyện ngắn của ông, em thích nhất là truyện “Cố hương”. Câu chuyện kể lại cuộc quay trở về quê hương của tác giả sau hơn hai mươi năm xa cách. Hiện nay những con người và cảnh vật đã thay đổi nhiều. Nét tàn tạ thể hiện một cách rất rõ nét qua những động tác, ngôn ngữ và diện mạo của những người đã từng gắn bó một cách sâu sắc với tuổi thơ của ông. Trong đó có Nhuận Thổ- một người bạn thiếu thời của ông. Đây chính là một trong những điều khiến cho ông cảm thấy đau khổ nhất bởi sự thay đổi trong cách suy nghĩ và trong tính cách của một người bạn cũ.
Nhuận Thổ được miêu tả trong kí ức của tác giả chính là một cậu bé thông minh, khỏe mạnh và đẹp trai. Tuy Nhuận Thổ là cậ bé nhà nghèo nhưng do là con trai lại là người được bố mẹ chiều chuộng cho nên cậu bé lại có gương mặt hết sức bầu bĩnh, đáng yêu. Những chi tiết miêu tả những đặc điểm về ngoại hình của cậu bé là chiếc mũ lông đội đầu với chiếc vòng bạc lấp lánh ở cổ cho cậu bé dễ nuôi lớn. Ngày ấy, nhìn ngoại hình và những hành động của cậu bé, ai cũng nhận xét rằng, đó sẽ là một người có tương lai tốt đẹp.
Khi ấy, Nhuận Thổ là một cậu bé hết sức nhanh nhẹn và thông minh. Cậu bé tuy là con của một người nông dân tới xin làm người ở nhưng câu bé lại rất nhanh chóng hòa nhịp được với cuộc sống ở nơi đây. Chính nhờ có cậu mà tác giả khi còn nhỏ đã bớt cô đơn và có thêm người bên cạnh để bầu bạn. Trong lòng của câu bé, không ai có thể thay thế được vị trí của Nhuận Thổ. Nhuận Thổ có thể biết rất nhiều thứ mà cậu bé lớn lên ở thành phố như tác giả không thể nào biết hết được: nào là cách bắt chim sẻ, cách phân biệt những con sò… chính bởi vậy mà khi chia tay, người mà tác giả lưu luyến nhất chính là Nhuận Thổ. Nhưng câu vẫn luôn nghĩ rằng: Nhuận Thổ trong tương lai sẽ là một đại nam nhi có khí khái, có sự phóng khoáng, cần cù chăm chỉ nuôi cả gia đình. Cũng giống như hình ảnh của cậu khi tay cầm cây đinh ba trông ruộng dưa cho gia đình tác giả.
Thế nhưng nhiều năm sau gặp lại, Nhuận Thổ đã thay đổi, không còn là cậu bé ngày nào nữa. Thay vào đó, cậu đã cao gấp hai, gấp ba lần hồi trước, đôi mắt không còn là đôi mắt đen láy, thông minh mà là một đôi mắt lờ đờ đỏ sọng, làn da vốn bầu bĩnh nay trở nên vàng vọt và có nhiều những nếp nhăn. Hình ảnh cậu bé thông minh và nhanh nhẹn ngày nào không còn nữa, thay vào đó là hình ảnh của một người trưởng thành ít nói, chậm chạp và có phần hèn kém. Điều đó khiến cho tác giả hết sức bất ngờ. Giờ đây, Nhuận Thổ chỉ là con người như bao người khác, bị số phận đưa đẩy, luôn cúi đầu trước mọi giông bão của cuộc đời. Có lẽ do chàng đã bị ăn sâu vào những tư tưởng phân chia giai cấp mà khi gặp tác giả, lời đầu tiên mà tác giả được nghe chính là hai chữ” thưa ông”. Có thể nói là đau đớn, xót xa nhường nào cho sự thay đổi to lơn ấy. Rõ ràng những năm nào Nhuận Thổ vẫn còn là một cậu bé vô lo vô nghĩ với những dự định, ước mơ trong tương lai, ấy vậy mà giờ đây, cậu không còn giữ lại được bất cứ điều gì từ những sự nhanh nhẹn hay thông minh khi còn nhỏ nữa. Tác giả vô cùng bất ngờ và đã hỏi chuyện thì mới biết Nhuận Thổ cũng chỉ là một trong những nạn nhân của chế độ, của hiện thực mà thôi. Hàng loạt những khó khăn đã tới với gia đình của Nhuận Thổ: sưu thuế cao, lũ lụt nên hoa màu mất trắng, … một thời gian dài sống trong lo âu, dần dần chúng đã hình thành nên tính cách cùng cách nhìn nhận của Nhuận Thổ về cuộc sống. Nhuận Thổ đã biết đầu hàng số phận. Chàng đã không còn giống như cậu bé đầy nhiệt huyết ngày nào còn khóc thét lên khi phải xa người bạn thân thiết tuổi thơ ấu nữa mà chàng luôn phải sống cúi đầu, luôn lo sợ cho cuộc sống của mình và vợ con. Từ đó, tính cách phóng khoáng tự tin vốn có của chàng cũng không còn nữa.
Qua tác phẩm, chúng ta đã nhận ra rằng, trong cuộc sống không chỉ có một mà có rất nhiều người gặp phải hoàn cảnh như Nhuận Thổ. Chàng chính là điển hình cho những nạn nhân của xã hội. Hoàn cảnh khiến cho chàng không còn làm được những điều mà mình mong muốn, không còn giữ được những tính cách đáng quý vốn có của chàng nữa. tất cả mọi thứ chàng đều đã bị phai nhạt để giờ đây, ngay cả với việc nói chuyện cùng người bạn thời thơ ấu của mình mà chàng cũng phải có sự suy nghĩ và cân nhắc vấn đề vai vế trong xã hội trước tiên, cũng không còn nhận là mình đã từng sống một cách tự do, phóng khoáng như trước nữa. có thể nói, tác phẩm cũng đã phê phán chế độ thời bây giờ đã làm thay đổi bản chất của một con người- đó là điều đáng sợ tới nhường nào.
bởi thanh duy 13/12/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Nhuận Thổ! Chỉ mới nghe lại cái tên này trong ý nghĩ của nhà văn đã hiện lên một hình ảnh thân yêu với biết bao kỉ niệm đẹp của thuở ấu thơ. Đó là một cậu bé đẹp trai, khỏe mạnh và thông minh. Tuy chỉ là con của một người nông dân lao động nghèo, làm thuê, nhưng được bố mẹ cưng chiều nên khuôn mặt Nhuận Thổ vẫn hồng hào, bầu bĩnh. Từ chiếc mũ lông đội trên đầu đến những vòng bạc lấp lánh trên cổ đủ cho thấy điều đó. Ngày ấy, nhìn vào dáng vẻ đẹp trai và cường tráng của cậu bé này, hẳn ai cũng chắc chắn là một tương lai tốt đẹp đang hứa hẹn với cậu.
Ngày ấy, Nhuận Thổ hồn nhiên, chân tình, sống mạnh dạn. Dẫu là con của một người làm thuê đến nhà chủ, nhưng chỉ thoáng qua những bẽn lẽn ban đầu, sau đó cậu đã nhanh chóng, chỉ trong nửa ngày đã làm thân với đứa con của chủ nhà. Tình bạn của hai đứa trẻ này thân thiết với nhau chẳng qua là vì hòa hợp với nhau, yêu mến nhau, nên gọi nhau là anh em. Đến lúc chia tay lần cuối, cả hai còn tặng nhau bọc vỏ sò, mấy thứ lông chim thật đẹp. Khi ấy, cả hai đều đau đớn khóc òa lên.
Sống mãi trong trí nhớ của nhà văn là cậu bé Nhuận Thổ, một cậu bé thông minh, tháo vát và lanh lợi vô cùng. Cậu bé có cả một kho hiểu biết mà vô vàn đứa trẻ cùng lứa tuổi khác không làm sao có được. Nhà văn của chúng ta đã kêu lên đầy khâm phục: Trời ơi! Nhuận Thổ hiểu biết nhiều chuyện lạ lùng lắm, kể không xiết. Những chuyện đó, bạn bè tôi từ trước đến nay không ai biết cả. Những chuyện đó là những chuyện gì? Đó là cách bắt chim sẻ, sò đồng, chào mào, bột cô, sẻ xanh lưng, nào là nhặt vỏ sò, sò mặt quỷ, sò mặt phật, màu đỏ có, màu xanh có. Đã thế, Nhuận Thổ còn biết được khi nào, chỗ nào, bằng phương cách nào thì có thể bắt lượm được chúng dễ dàng nữa.
Bởi vậy, nghe mẹ nhắc đến Nhuận Thổ, trong trí tưởng tượng của nhà văn bỗng sống ngay lại hình ảnh một cậu bé nhanh nhẹn, tay cầm chiếc đinh ba, lăm lăm tận lực đâm theo con tra giữa ruộng dưa của bố. Hình ảnh thật đẹp ấy được lồng vào một khung cảnh khá hùng vĩ cúa một vầng trăng tròn vàng thầm treo lửng lơ, một bên là bãi cát phẳng lặng và biển cả mênh mông, một bên là ruộng dưa hấu dàn trải cả một màu xanh bát ngát. Khung cảnh ấy càng đẹp, càng làm tôn thêm nét oai hùng, dũng cảm của con người.
Một đứa bé dũng cảm như vậy, khi lớn lên sẽ trở thành một con người như thế nào? Hẳn ai cũng nghĩ như nhà văn là Nhuận Thổ sẽ trở thành một người lao động cần cù, lương thiện, có đủ khả năng đế sống đầy đủ, phóng khoáng và hạnh phúc.
Khi nhà văn trở lại cố hương, lòng bồi hồi mong đợi sẽ gặp lại một Nhuận Thổ, người bạn thuở ấu thời sẽ như vậy. Thế nhưng, thực tế đã không phải như vậy. Không gì xót xa, cay đắng hơn cho ông, khi thấy một Nhuận Thổ khác hắn với ý nghĩ của mình lâu nay.
Nhuận Thổ bây giờ đã lớn, cao gấp hai ngày trước, đã có gia đình và đã có con. Chuyện đó hẳn nhiên đâu có chi là lạ. Nhưng chuyện khác thường là bây giờ Nhuận Thổ chậm chạp, đần độn, thô kệch, nặng nề. Chàng còn đâu nữa nét lanh lợi, khoẻ mạnh của ngày nào. Kể cả cái khuôn mặt hồng hào bầu bĩnh thuở trước cũng đã mất đi, thay vào là khuôn mặt vàng vọt đầy nếp nhăn sâu và một đôi mắt mọng đỏ đờ đẫn. Thay vào chỗ cái mũ lông chim và cái vòng bạc lấp lánh thời tuổi thơ là chiếc mũ rách lỗ chỗ, là chiếc áo bông cũ mong manh, không sao che nổi gió lạnh, khiến anh phải co ro cóm róm một cách tội tình. Hai bàn tay ngày nào đỏ hồng rắn chắc thì bây giờ đã trở thành sần sùi nứt nẻ như vỏ cây thông. Các chi tiết đổi thay về ngoại hình của Nhuận Thổ cho thấy anh đã phải hứng chịu những tháng ngày lao lực với cuộc sống thiếu đói, lạnh lẽo.
Nhà văn và Nhuận Thổ ngày nào là đôi bạn thân thiết bình thường, hòa đồng với nhau thì bây giờ một bức tường ngăn cách ai đã dựng lên. Gặp lại nhau, Nhuận Thổ đã không còn hồn nhiên, mạnh dạn, chân tình như thời tuổi nhỏ, trái lại, bây giờ, người nông dân nghèo khổ này rụt rè, sợ hãi, cung kính đến cóm róm, khiến cho nhà văn phải rùng mình kinh hãi khi nghe người bạn xưa đã xa cách nhau hơn hai mươi năm mới gặp lại, khép nép “Thưa ông”. Rõ ràng Nhuận Thổ đã có ý thức sâu sắc về sự phân chia giai tầng, cách biệt vị thứ của xã hội lúc ấy giữa mình với người bạn thân cũ vừa gặp lại, người mà hơn hai mươi năm trước, khi chia biệt đã cùng mình đau đớn, nức nở khóc òa lên.
Rõ ràng là bây giờ không sao tìm lại được nơi Nhuận Thổ nét nhanh nhẹn, hoạt bát đầy sức mạnh của ngày nào. Chỉ có ở đây một Nhuận Thổ đờ đẫn, đần độn, cam chịu, cả những nếp nhăn trên khuôn mặt vàng vọt của anh cũng tưởng chừng như bất động. Người thiếu niên đẹp trai, dũng cảm, lăm lăm chiếc đinh ba... ngày nào, giờ đây chỉ là một nông dân chỉ biết dốc lòng sùng bái tượng gỗ và cả tin rằng chỉ có tượng gỗ mới cứu thoát được mình ra khỏi cảnh lầm than, cơ cực ấy thôi.
Do đâu mà có sự thay đổi dữ dội trong tính cách của Nhuận Thổ trong hai giai đoạn khác nhau của cuộc đời anh như vậy?
Lần qua lời của Nhuận Thổ, ta hiểu được rằng, nguyên nhân ấy là do đời sống khó khăn vì thiên tai, mất mùa, sưu cao thuế nặng, xã hội nhiễu nhương loạn lạc, nhưng cũng phải hiểu ấy là do chính sự hà khắc của một xã hội áp bức, bóc lột nặng nề. Nhà văn của chúng ta đã xót xa cay đắng cho thân phận của Nhuận Thổ, một nạn nhân của xã hội ấy.
Đọc truyện ngắn Cố hương của nhà văn Lỗ Tấn ai cũng thấy ngay sự thay đổi trong tính cách con người của Nhuận Thổ và dễ dàng đồng cảm sâu sắc với nỗi buồn của nhà văn. Nỗi buồn ấy cũng là nỗi buồn của nhân dân Trung Quốc trong những năm đất nước còn đau thương, đen tối... Tuy xót xa cay đắng như thế, nhưng nhà vân vẫn hi vọng và tin tưởng ở khả năng cải tạo xã hội của thế hệ con cháu mình: Tôi và Nhuận Thổ, tuy cách bức đến như thế này, nhưng con cháu chúng tôi vẫn còn thân thiết với nhau. Tôi mong ước chúng nó sẽ không giống chúng tôi, không bao giờ phải cách bức nhau cả
bởi minh vương 13/12/2019Like (0) Báo cáo sai phạm
Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Em muốn biết cách mở bài gián tiếp chỉ có tác giả tác phẩm mà không có hoàn cảnh sáng tác và phong cách nghệ thuật như vậy có được không
04/12/2022 | 1 Trả lời
-
Phân tích giúp mình bài Người Lái Đò Sông Đà
15/12/2022 | 0 Trả lời
-
Chào mọi người, giúp mình vài câu hỏi SGK bài thơ Tự do này với nhé
15/12/2022 | 0 Trả lời
-
Phân tích đoạn 1
Phân tích bài thơ
16/12/2022 | 0 Trả lời
-
"Cái chính ở đây là phải biết kịp thời quay mặt đi. Cái chính ở đây là đừng làm tổn thương trái tim em bé, đừng để cho em thấy những giọt nước mắt đàn ông hiếm hoi nóng bỏng lăn trên má anh."
02/04/2023 | 1 Trả lời
-
14/06/2023 | 1 Trả lời
-
Toàn bộ bài thơ Sóng, các khổ thơ đều có 4 câu, duy chỉ có khổ 5 là có 6 câu. Điều đó có ý nghĩa gì trong việc bộc lộ cảm xúa của nhân vật trữ tình.
13/06/2023 | 1 Trả lời
-
13/06/2023 | 1 Trả lời
-
14/06/2023 | 1 Trả lời
-
13/06/2023 | 1 Trả lời
-
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Nêu cảm nhận của anh (chị) về chi tiết căn buồng Mị ở có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay, trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi.?
Suy nghĩ ấy cho thấy điều gì trong thái độ sống của Mị ?
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Vì sao Mị phải làm dâu cho nhà thống lí Pá Tra? Câu chuyện đau buồn của Mị nói lên điều gì trong thân phận của những người dân nghèo miền núi?
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: "Giáp mặt thành phố ở Cồn Giã Viên, sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu."
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
Vì sao ông đò Lai Châu chỉ muốn cắm thuyền ở chỗ biên giới thủy phân cuối cùng của đá thác Sông Đà? Điều đó chứng tỏ ông đò là người như thế nào?
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà trong cuộc chiến đấu với con sông hung dữ. Từ đó, hãy cắt nghĩa vì sao, trong con mắt Nguyễn Tuân, thiên nhiên Tây Bắc quý như vàng, nhưng con người Tây Bắc mới thật xứng đáng là vàng mười của đất nước ta.
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Phát hiện thứ nhất của người nghệ sĩ nhiếp ảnh là gì? Anh đã phát hiện như thế nào về vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa trên biển sớm mù sương?
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Vì sao người dân xóm ngụ cư lại ngạc nhiên khi thấy Tràng đi cùng một người đàn bà lạ về nhà? Sự ngạc nhiên của các nhân vật trong truyện cho thấy nhà văn đã sáng tạo được tình huống truyện như thế nào? Tình huống đó có những tác dụng gì đối với nội dung, ý nghĩa của thiên truyện?
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
Kim Lân đã có những phát hiện tinh tế và sâu sắc như thế nào khi thể hiện niềm khát khao đó của nhân vật Tràng (lúc quyết định đến người đàn bà theo về, trên đường về xóm ngụ cư, buổi sáng đầu tiên có vợ...)?
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
Hình tượng bao trùm xuyên suốt bài thơ là hình tượng sóng. Mạch liên kết các khổ thơ là những khám phá liên tục về sóng. Hãy phân tích hình tượng này.
21/06/2023 | 1 Trả lời