YOMEDIA
NONE

Suy nghĩ về lời chào hỏi

Có ý kiến cho rằng:" Lời chào mang trong đó một đặc trưng kì lạ, nó khơi dậy những tình cảm, gần gũi lẫn nhau giữa người với người. Nó là tâm hồn con người rộng mở". Suy nghĩ của em về lời chào hỏi

Giúp mik với. Cảm ơn các bạn

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (2)

  • Chào hỏi là phong tục vốn có từ lâu đời nay của dân tộc Việt Nam. Con người đã gặp nhau là chào nhau, chào thường đi đôi với hỏi, mọi người có thể chào hỏi, chào mời thay cho những lời chào thuần tuý như các nước khác.

    Chào hỏi thể hiện được bản chất, ý thức, phong cách của con người và cao hơn là thể hiện được nề nếp gia phong, cách giáo dục con cái của mỗi gia đình và thể hiện được thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam. Chào hỏi chính là mỹ tục của cả dân tộc ta vì vậy nên giữ gìn và phát triển nét văn hoá này trong cộng đồng dân cư. Nhất là trong cuộc sống thị thành bon chen đô hội muốn gìn giữ nét văn hoá này thì cần phải rèn luyện ý thức của người chào và người được chào. Mỗi người khi gặp nhau thì nên chào nhau. Đối với người được chào dù thích hay không cũng nên đáp lại, có như vậy sẽ gắn bó con người với nhau hơn. Chào hỏi thể hiện được tình đoàn kết thân ái giữa người và người trên đất nước ta. Chào hỏi là cách thể hiện tình cảm tốt nhất của con người. Con người sẽ xích lại gần nhau hơn, yêu thương nhau hơn, tôn trọng nhau hơn thông qua những câu chào hỏi.

    Trong chào hỏi cũng cần phải chào hỏi đúng phong cách nếu không sẽ gây ra phản tác dụng. Đối với những người già khi chào khúm núm kính cẩn đứng lại “bẩm cụ ạ” thì đó là một cách chào gây được tình cảm cho người được chào. Ngược lại đối với trung niên tân tiến nếu cũng chào với phong cách trên thì sẽ gây ra phản cảm khiến người được chào hiểu nhầm dễ tưởng là chế giễu. Tùy từng trường hợp, hoàn cảnh, đối tượng mà có phong cách chào hỏi khác nhau. Có khi chào không thành tiếng đó là những cử chỉ gật đầu, cười, hay chào bằng ánh mắt, bằng những hành động khác. Cách chào này cũng tuỳ vào từng đối tượng hoàn cảnh. Thông thường đây là cách chào của những người đồng trang lứa. Còn đối với những người cao tuổi hơn thì phải chào lễ phép có thưa, có gửi đàng hoàng. Trẻ con khi gặp những người lớn, cụ già, bà lão thường khoanh tay trước ngực và chào lớn thành tiếng: “Cháu chào cụ ạ!”, “Cháu chào bác ạ!”…

    Có trường hợp: “Đi qua nghiêng nón không chào” đừng lầm tưởng “nghiêng nón không chào” là ghét nhau mà không chào nhau, hờ hững với nhau. Mà là vì quá yêu nhau nên người ta chỉ cần dựa vào hành động cử chỉ cũng đủ hiểu ý nhau rồi. Hành động “nghiêng nón” đó chính là hành động chào hỏi. Người ta chào nhau bằng hành động nhưng đều ngầm hiểu đó là lời chào yêu thương thân thiết, có trường hợp mắt nói rõ hơn miệng. Mỗi khi gặp nhau chào hỏi thân thiện, cấp dưới chào hỏi trước cấp trên,người nhỏ chào hỏi trước ngưòi lớn. Đối với các em HS khi gặp thầy cô, cô chú PV, khách đến thămtrườngkhông nhất thiết phải khoanh tay cúi đầu chàomà các em đứng ngay ngắn lại khi đang chạy nhảy, đi thường nhìn vào mắt người định chàochào to, rõràng đủ người nghe “ Em chào thầy”; “Em chào cô”; “Cháu chào cô, chú”… CBGCV được chào phải đáp lại học sinh có thể bằng lời “Cô chào em”; “ Thầy chào em” hoặc mỉm cười gật đầu…

    Ngày nay, trong bối cảnh hội nhập và phát triển nhiều luồng văn hóa du nhập vào nước ta. Nền kinh tế thị trường, trong bộn bề lo toan đời thường… văn hóa ứng xử, văn hóa chào hỏi dường như bị lãng quên, xem nhẹ. Trong gia đình việc GD con cái khi nhỏ biết khoanh tay chào ông bà, cha, me, người thân, khách lạ cũng trở nên hiếm gặp. Chính vì vậy mà ra đường, đến trường chúng ta không thấy ngạc nhiện vì trẻ nhỏ không chào người quen biết, học sinh không biết chào thầy cô, thậm chí còn không để ý là thầy cô đang đi hoặc đứng trước mặt mình. Chạy nhảy, đùa nghịch đâm sầm cả vào thầy cô rồi cũng không biết nói lời xin lỗi.. Hỏi có bao nhiêu HS trong nhà trường biết chào thầy cô, hỏi có bao nhiêu em học sinh khi đi học về biết chào bố mẹ con đã đi học về… Rồi rất nhiều rất nhiều những cử chỉ, hành vị, thái độ của các em làm chúng tôi những người thầy không tránh khỏi những trăn trở về một thế hệ tương lai của đất nước mà lại quên đi những điều tưởng nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống, nhưng nó lại có giá trị to lớn về mặt nhân văn, về giá trị chuẩn mực đạo đức trong xã hội.

    Thế hệ trẻ hiện nay nhiều người xem nhẹ lời chào câu hỏi là do họ đề cao tính thực dụng, không biết không chào. Thậm chí, nếu người xa lạ đụng độ ở đâu đấy họ còn giương mắt lên nhìn. Còn có hiện tượng vì cái nhìn mà thách thức, khinh thị, thậm chí đánh nhau… chung quy cũng bởi họ lãng quên, thiếu đi lời chào, văn hóa xã giao. Chính vì vậy, khi con người không để ý đến nét văn hóa này cũng là một điều ái ngại và đòi hỏi chúng ta phải xem xét lại. Nó giống như sự biến thái hay đứt gãy nét văn hóa ứng xử, gây tổn hại đến nhân cách con người. Môi trường giáo dục văn hóa chào hỏi chính là môi trường giáo dục và môi trường nhà trường. Lẽ ra từ giai đoạn, hết bậc học Mầm non, TH, THCS thì văn hóa chào hỏi không cần phải nhắc nhở và giáo dục ở cấp THPTvì theo tư duy lô gic đến cấp này văn hóa chào hỏi phải thành nếp và là lối sống, chuẩn mực đạo đức của mỗi con người chúng ta,thế nhưng đến nay chúng ta nghiệm ramột điều rằng càng lên cấp cao hơn và có thể học xong ĐH văn hóa chào hỏi còn kém hơn cấp thấp.

    Nhiều học sinh trên địa bàn tỉnh may mắn được sinh ra, được nuôi dưỡng và được giáo dục trong một gia đình gia phong nề nếp ngay từ tuổi thơ đã tạo cho các em có thói quen, nề nếp chào hỏi và ứng xử rất thân thiện. Nhưng cũng không ít học sinh hoặc đua đòi bỏ ngoài tai những điều dăn dạy của ông bà, cha mẹ và người nuôi dưỡng hoặc kém may mắn hơn các bạn khác là không được giáo dục về văn hóa chào hỏi trong gia đình, thì hôm nay và những ngày tháng còn lại khi ngồi trên ghế nhà trường vẫn chưa muộn để các em học tập về văn hóa chào hỏi, văn hóa ứng xử để khi ở bất cứ đâu, bất cứ hoàn cảnh nào những câu chào hỏi, nụ cười thân thiện, khả năng ứng xử văn hóa sẽ phần nào đó giúp ích rất nhiều trênnhững chặng đường mà trườngmà các em sẽ đi.


      bởi Ngọc Vũ 19/09/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Phép lịch sự chính là một tổng hợp các nghi thức được biểu hiện ra trong cách giao tiếp với người xung quanh. Những nghi thức đó không phải là những ứng xử máy móc mà những hành động linh hoạt, nhiều vẻ, gắn với hoàn cảnh, môi trường cụ thể, tuỳ theo đối tác gặp gỡ. Nó nói lên cách xử thế của mỗi cá nhân trong các trường hợp giao tiếp khác nhau.

    Lấy ví dụ về lời chào hỏi khi gặp gỡ người quen, chúng ta chào chứng tỏ mình đã nhận ra họ, kèm theo lời chào có thể là bắt tay, mỉm cười hay theo phong tục Châu Âu, có thể ôm hôn nếu hai bên tình cảm gắn bó, thân mật.

    Lời chào hỏi liên quan đến những quy ước nhất định, chịu ảnh hưởng của những đặc điểm văn hoá dân tộc, đặc biệt có liên quan đến địa vị xã hội của hai người. Nó được thể hiện như sau: theo tuổi tác người trẻ chào người già trước, theo địa vị xã hội người có địa vị thấp chào trước người có địa vị cao hơn, kết hợp hình thức chào với mức độ thân mật và gắn với đặc điểm văn hoá dân tộc: nắm tay nhau, bá vai, vỗ vai nhau, ôm hôn... cũng như thời gian gặp gỡ, mới gặp hay lâu ngày rồi, với môi trường gặp gỡ ở ngoài phố, nơi công cộng hay tại gia đình, ở ngoài phố cần kín đáo hơn, ở gia đình thân mật, cởi mở hơn. Mục đích và ý nghĩa của lời chào hỏi chính là chúng ta tự đặt mình trong hệ thông của cách xử thế đã được quy định và được xã hội chấp thuận.

      bởi Love Linkin'Park 09/07/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON