Suy nghĩ của anh chị về câu nói: Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương của số phận
Trả lời (1)
-
Nếu hỏi trên thế giới này nơi nào ấm áp hơn cả, tôi chỉ có một câu trả lời duy nhất ấy là hai chữ "gia đình". Gia đình bên ta từ khi ta thuở ấu thơ, cho ta những nhận thức đầu đời, cho ta được thứ tình cảm ấm áp nhất mà không một nơi nào có được. Có một câu nói rất hay của Euripides rằng: "Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương của số phận" khiến mỗi một chúng ta phải trầm tư nhớ lại về "gia đình", hai tiếng thật thiêng liêng.
Gia đình là một tổ chức nhỏ, nơi một nhóm người có cùng huyết thống, cùng sinh sống, đùm bọc che chở lẫn nhau, cho nhau tình yêu thương, sự quan tâm chăm sóc. Ở đó ta thường nghe thấy những tiếng gọi cha, gọi mẹ thật ngọt ngào, những lời dạy bảo đầy ân cần cho con cái, ta cũng thấy viễn cảnh những đứa con đứa cháu hết mực hiếu kính ông bà cha mẹ. Và dù bằng cách nào người trong một gia đình cũng không bao giờ có thể từ bỏ nhau, bởi sợi dây liên hệ trong ấy không chỉ đơn thuần là huyết thống mà còn là tình thân, những kỷ niệm chung trong suốt đời người, không thể nói bỏ là bỏ. Gia đình chính là một phần tử cấu nên xã hội, gia đình có tốt đẹp thuận hòa thì xã hội mới có thể phát triển.
Về cụm từ "tai ương số phận", trong một đời người dài đến gần trăm năm, tôi khẳng định rằng chẳng có ai có thể bình bình an an vượt qua mà không gặp chút trắc trở nào cả. Nói xui xẻo, ví như bạn là một cô gái trẻ, vừa tốt nghiệp đại học quyết chí đi làm ăn bằng tất cả vốn liếng và kinh nghiệm ít ỏi, nhưng rồi bị phá sản, chẳng ai muốn chìa tay ra giúp bạn, duy chỉ có gia đình sẵn sàng trả hết nợ nần cho bạn bằng mọi giá, rồi đưa bạn về an ủi vỗ về. Hoặc khi bạn chẳng may gặp tai nạn thương tích, thì bạn bè đến thăm nom cũng được mấy đợt, chỉ có cha mẹ bạn là luôn ở bên chăm từng miếng ăn giấc ngủ, bạn đau một chút họ cũng xót lòng xót ruột rồi. Hay là khi đau đớn vì tình yêu, cũng chỉ có tình thân trong gia đình mới có thể vực dậy chúng ta mà thôi. Nói nhiều ví dụ như vậy là để khẳng định rằng gia đình chính là nơi cho chúng ta động lực, sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn trắc trở, gia đình cũng luôn là chiếc tổ ấm áp để chúng ta quay về ủ ấm bất cứ lúc nào. Từ đó chúng ta trở nên mạnh mẽ và có niềm tin hơn vào cuộc sống, có thể thấy vai trò của gia đình đối với mỗi một cá nhân là vô cùng quan trọng.
Gia đình là cái nôi sinh ra và nuôi lớn con người, những bước đi đầu đời, tiếng nói đầu tiên, những bài học về cung cách đối nhân xử thế, bài học về đạo đức đi thưa về gửi đều xuất phát từ gia đình. Mái ấm gia đình là nơi ươm mầm cho những tài năng, là nơi phát triển nhân cách của một con người, gia đình có êm ấm hạnh phúc thì ở đó con người mới có thể có được những nền tảng tốt, như là một loại phản xạ có điều kiện hình thành từ thuở ta còn ấu thơ, dần ngấm sâu vào máu thịt, thành một lẽ đương nhiên. Những tình cảm, những gì mà gia đình đã vun đắp dạy dỗ sẽ trở thành thứ hành trang quý giá mà bạc vàng cũng không bao giờ có thể mua được, theo bước chúng ta vào đời. Đó là những hành trang vững bền qua năm tháng, cũng là cơ sở ban đầu để định hình nhân cách và năng lực của mỗi chúng ta trên chặng đường đua trong tương lai.
Trong cuộc đời con người luôn xuất hiện 3 loại tình cảm ấy là tình yêu, tình bạn và tình thân, thì hai loại tình cảm kể trước là vô thường, có thể thay đổi bất cứ lúc nào mà ta không thể biết được. Riêng chỉ có tình thân, tình cảm gia đình là mãi mãi, đó là thứ tình cảm thật thiêng liêng, đẹp đẽ, không phải chỉ hình thành ngày một ngày hai, mà theo từng năm tháng, trong từng giai đoạn của đời người, tạo nên mối quan hệ khăng khít bằng huyết thống và những kỷ niệm gắn bó buồn vui đủ cả. Nếu như tình yêu là sự thu hút lẫn nhau của hai trái tim, thiên về cảm xúc, tình bạn là sự đồng điệu về tâm hồn là tri âm, tri kỷ vì có những điểm tương đồng bù trừ lẫn nhau. Thì ở tình thân ta thấy được một thứ tình cảm gắn bó không chỉ thiên về cảm xúc mà còn thiên về lý trí, về bản năng vốn có từ muôn đời nay, từ buổi đầu tiến hóa.
Dẫu biết rằng yêu gia đình là một suy nghĩ rất đúng đắn và tích cực, thế nhưng chúng ta cần phải biết phân biệt đúng sai, thương yêu không có nghĩa là bao che, dung túng, nuông chiều. Điều đó chỉ khiến con em chúng ta trở nên đổ đốn, ảo tưởng vị trí của mình trong xã hội, đôi khi chính sự bao che của gia đình chính là nguyên nhân đưa con em bước vào bước đường tội lỗi. Bởi họ ỷ có gia đình che chở, không biết hối cải, sửa chữa lỗi lầm, không nhận ra được khuyết điểm của bản thân, không thể phát triển được đó là một sai lầm vô cùng nghiêm trọng. Thế nên đúng thì tuyên dương, sai thì phải chỉ bảo dạy dỗ đàng hoàng, người trong một gia đình cần thấu hiểu lẫn nhau, chia sẻ lẫn nhau.
Xã hội hiện đại nhưng dường như nhận thức của một số con người vẫn còn đang ở thời nguyên thủy, họ sống một cách vô tâm, vô tình, lạnh nhạt với cha mẹ người thân, thậm chí là đánh mắng hành hạ người đã dưỡng dục họ. Có kẻ thì đánh đập bạo hành con cái, rồi thì đang tâm vứt bỏ gia đình, vứt bỏ con cái bơ vơ để đi tìm cuộc sống cho riêng mình một cách thật ích kỷ và tàn nhẫn. Tất cả những hành động ấy đều đã đi ngược lại với truyền thống tốt đẹp của dân tộc, khiến con người trở nên cô độc, tách biệt với gia đình, khó có thể thành công trong cuộc sống bởi những nền tảng tâm hồn đầu tiên của họ vốn dĩ đã bị khiếm khuyết đi rồi.
Bản thân mỗi chúng ta được sống trong một mái ấm gia đình đã là một điều rất may mắn, so với những người bơ vơ không gia đình không người thân. Thế nên chúng ta cần phải hết sức trân trọng, vun đắp tình cảm với những người thân trong gia đình, hiếu thảo với cha mẹ, ông bà, yêu thương anh chị em. Lòng luôn hướng về gia đình, không nên khiến cho cha mẹ thất vọng hay phiền lòng, lỡ có rời xa gia đình đi học đi làm xa, thì gắng thường xuyên gọi điện về thăm hỏi, có thời gian thì tranh thủ trở về cùng cha mẹ ăn bữa cơm đoàn viên, quan tâm đến tình hình sức khỏe của cha mẹ đừng để khi đã muộn thì hối cũng không kịp nữa rồi. Ở lứa tuổi học sinh thì cần nhất là vâng lời cha mẹ, chăm ngoan học hành tu dưỡng đạo đức, trở thành niềm hy vọng, tương lai của gia đình và xã hội.
Hai tiếng "gia đình" thật thiêng liêng và cao cả, mỗi lúc chùn chân mỏi gối, nản chí ta lại nghĩ về gia đình để tiếp tục cố gắng, cố gắng không nổi nữa thì đã có gia đình sẵn sàng chờ đón ta trở về nghỉ ngơi sau những tháng ngày vất vả. Gia đình thân thương ấm áp đến thế, nên chúng ta cần phải gắng sức mà vun đắp, tạo dựng một gia đình một hậu phương thật vững chắc, để bản thân có thể yên tâm vững bước trên đường đời nhé các bạn trẻ.
bởi Tram Anh 09/06/2020Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Em muốn biết cách mở bài gián tiếp chỉ có tác giả tác phẩm mà không có hoàn cảnh sáng tác và phong cách nghệ thuật như vậy có được không
04/12/2022 | 1 Trả lời
-
Phân tích giúp mình bài Người Lái Đò Sông Đà
15/12/2022 | 0 Trả lời
-
Chào mọi người, giúp mình vài câu hỏi SGK bài thơ Tự do này với nhé
15/12/2022 | 0 Trả lời
-
Phân tích đoạn 1
Phân tích bài thơ
16/12/2022 | 0 Trả lời
-
"Cái chính ở đây là phải biết kịp thời quay mặt đi. Cái chính ở đây là đừng làm tổn thương trái tim em bé, đừng để cho em thấy những giọt nước mắt đàn ông hiếm hoi nóng bỏng lăn trên má anh."
02/04/2023 | 1 Trả lời
-
14/06/2023 | 1 Trả lời
-
Toàn bộ bài thơ Sóng, các khổ thơ đều có 4 câu, duy chỉ có khổ 5 là có 6 câu. Điều đó có ý nghĩa gì trong việc bộc lộ cảm xúa của nhân vật trữ tình.
13/06/2023 | 1 Trả lời
-
13/06/2023 | 1 Trả lời
-
14/06/2023 | 1 Trả lời
-
13/06/2023 | 1 Trả lời
-
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Nêu cảm nhận của anh (chị) về chi tiết căn buồng Mị ở có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay, trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi.?
Suy nghĩ ấy cho thấy điều gì trong thái độ sống của Mị ?
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Vì sao Mị phải làm dâu cho nhà thống lí Pá Tra? Câu chuyện đau buồn của Mị nói lên điều gì trong thân phận của những người dân nghèo miền núi?
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: "Giáp mặt thành phố ở Cồn Giã Viên, sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu."
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
Vì sao ông đò Lai Châu chỉ muốn cắm thuyền ở chỗ biên giới thủy phân cuối cùng của đá thác Sông Đà? Điều đó chứng tỏ ông đò là người như thế nào?
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà trong cuộc chiến đấu với con sông hung dữ. Từ đó, hãy cắt nghĩa vì sao, trong con mắt Nguyễn Tuân, thiên nhiên Tây Bắc quý như vàng, nhưng con người Tây Bắc mới thật xứng đáng là vàng mười của đất nước ta.
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Phát hiện thứ nhất của người nghệ sĩ nhiếp ảnh là gì? Anh đã phát hiện như thế nào về vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa trên biển sớm mù sương?
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Vì sao người dân xóm ngụ cư lại ngạc nhiên khi thấy Tràng đi cùng một người đàn bà lạ về nhà? Sự ngạc nhiên của các nhân vật trong truyện cho thấy nhà văn đã sáng tạo được tình huống truyện như thế nào? Tình huống đó có những tác dụng gì đối với nội dung, ý nghĩa của thiên truyện?
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
Kim Lân đã có những phát hiện tinh tế và sâu sắc như thế nào khi thể hiện niềm khát khao đó của nhân vật Tràng (lúc quyết định đến người đàn bà theo về, trên đường về xóm ngụ cư, buổi sáng đầu tiên có vợ...)?
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
Hình tượng bao trùm xuyên suốt bài thơ là hình tượng sóng. Mạch liên kết các khổ thơ là những khám phá liên tục về sóng. Hãy phân tích hình tượng này.
21/06/2023 | 1 Trả lời