YOMEDIA
NONE

Quá trình phát triển của văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám năm 1945 đến năm 1975 trải qua mấy chặng đường chính?

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • Quá trình phát triển của văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám năm 1945 đến năm 1975 trải qua 3 chặng đường chính:

    a) Chặng đường từ năm 1945 đến năm 1954

    Văn học giai đoạn từ năm 1945 – 1954 phản ánh không khí hồ hởi, vui sướng của dân tộc khi đất nước giành được độc lập và cuộc kháng chiến chống Pháp, gắn bó sâu sắc với đời sống cách mạng và kháng chiến. Văn học giai đoạn này tập trung khám phá sức mạnh và những  phẩm chất tốt đẹp của quần chúng nhân dân. Thể hiện niềm tự hào dân tộc và niềm tin vào tương lai tất thắng của cuộc kháng chiến.

    Với hình thức thể hiện phong phú, đa dạng như truyện ngắn, kí, thơ, văn xuôi, kịch, lí luận phê bình… nhưng hầu hết đều các tác phẩm đều thiên về khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.

    - Những tác phẩm và tác giả tiêu biểu trong lĩnh vực văn xuôi gồm: Một lần tới Thủ đô, Trận phố Ràng của Trần Đăng; Đôi mắt, Nhật ký ở rừng của Nam Cao; Làng của Kim Lân; Vùng mỏ của Võ Huy Tâm; Kí sự Cao Lạng của Nguyễn Huy Tưởng; Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc…

    - Những tác phẩm và tác giả tiêu biểu của lĩnh vực thơ kháng chiến gồm: Cảnh Khuya, Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh; Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm; Tây Tiến của Quang Dũng; Đất nước của Nguyễn Đình Thi; Đồng chí của Chính Hữu; đặc biệt là tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu.

    - Ngoài văn xuôi và thơ, đây cũng là giai đoạn phát triển của các thể loại kịch (Bắc Sơn, Những người ở lại của Nguyễn Huy Tưởng; Chị Hòa của Học Phi). Riêng mảng lí luận, nghiên cứu, phê bình văn học tuy chưa phát triển mạnh nhưng cũng có một số tác phẩm có ý nghĩa quan trọng ra đời.

    b) Chặng đường từ năm 1955 đến năm 1964

    Giai đoạn từ năm 1955 – 1964 là chặng đường văn học xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước.

    - Những tác phẩm văn xuôi tiêu biểu gồm: Mùa Lạc của Nguyễn Khải; Sống mãi với Thủ đô của Nguyễn Huy Tưởng; Vợ nhặt của Kim Lân; Vỡ bờ của Nguyễn Đình Thi; Cái sân gạch của Đào Vũ.

    - Đây là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của thơ ca với những tác phẩm tiêu biểu như: Gió lộng của Tố Hữu; Ánh sáng và phù sa của Chế Lan Viên; Quê Hương của Giang Nam…

    c) Chặng đường từ năm 1965 đến năm 1975

    Văn học giai đoạn từ năm 1965 – 1975 tập trung vào chủ đề ca ngợi tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

    - Những tác phẩm văn xuôi tiêu biểu gồm: Người mẹ cầm súng của Nguyễn Đình Thi; Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành; Hòn Đất của Anh Đức; Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng; Mẫn và tôi của Phan Tứ; Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu; Bão biển của Chu Văn.

    - Thơ ca chống Mĩ cũng có nhiều tác phẩm tiêu biểu như: Ra trận, Máu và hoa của Tố Hữu; Đầu súng trăng treo của Chính Hữu; Gió Lào cát trắng của Xuân Quỳnh…

    - Đây cũng là giai đoạn rực rỡ của kịch và những công trình nghiên cứu, lí luận, phê bình… như công trình của các tác giả Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Xuân Diệu, Chế Lan Viên.

    Trong giai đoạn từ 1945 đến 1975, cần lưu ý tới văn học vùng địch tạm chiếm, trong đó có nhiều xu hướng như chống cộng, đồi truỵ, tiến bộ, yêu nước và cách mạng. Những tác phẩm tiêu biểu như Hương rừng Cà Mau của Sơn Nam, Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng.

      bởi hi hi 16/05/2022
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON