YOMEDIA
NONE

Phân tích biện pháp nghệ thuật trong đoạn Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ...

Tìm và phân tích biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ sau:

Con gặp lại nhân dân như nai về suối cỏ

Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa

Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa

Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (2)


  • * P[hân tích:

    Mỗi chúng ta ai cũng từng một lần được nếm trái những phút giây cay đắng, buồn tủi cũng như những phút giây hạnh phúc. Có những lúc niềm hạnh phúc lên tới tột đỉnh, tưởng chúng ta có thể tan biến đi trong niềm vui bất tận đó. Chế Lan Viên - một nhà thơ của dân tộc - cũng đã một lần có những phút giây thiêng liêng, quý giá như thế. Đó là khi ông trở về với nhân dân, tìm được lẽ sống cho cuộc đời mình, ông đã ghi lại sự kiện đó bằng những vần thơ thật xúc động:

    Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ

    Cỏ đón giềng hai, chim én gặp mùa

    Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa

    Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa

    (Tiếng hát con tàu)

    Một tiếng “con” thật nhỏ nhoi trước một tập thể vô cùng to lớn, đó là “nhân dân”. Chế Lan Viên xưng “con” vì ông cảm thấy mình thật bé bỏng trước đồng bào. Cách xưng hô đó cũng chứa đựng bao nhiêu niềm yêu mến thân thương của tác giả. Đứng trước nhân dân, tác giả thấy mình bé bỏng nhưng không lẻ loi vì nhân dân vẫn luôn dang rộng vòng tay đón ông như đón một người contrở về với đại gia đình thân thương của mình. Thật khó để diễn tả được niềm vui sướng của Chế Lan Viên lúc đó. Ông thấy mình như con nai về với suối cũ, như cỏ đón tháng giêng tháng hai, như đứa trẻ đang đói lòng bỗng gặp bầu sữa mẹ, như chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa. Một loạt các hình ảnh so sánh đều tập trung vào hai đối tượng: tác giả là con nai, là cỏ, là chim én, là đứa trẻ đói lòng, là chiếc nôi ngừng và nhân dân là suối cũ, là tháng giêng hai, là bầu sữa mẹ, là cánh tay đưa nôi. Ta đọc được trong những hình ảnh đó một niềm vui vô bờ. Còn gì sung sướng hơn khi con nai được về bên con suối mà nó đã từng uống nước ở đó bao nhiêu năm dài. Nó có thể sẽ ngơ ngác trước con suối đã quen mà thành lạ, nó có thể có một thoáng bâng khuâng nghĩ về quá khứ, nhưng giây phút đó sẽ qua mau để nhường lại cho niềm hạnh phúc. Con nai đó lại trở về với nhịp sống quen thuộc của mình, bên con suối thân thương. Và cũng còn gì sung sướng hơn khi cỏ gặp tháng giêng tháng hai, nó như được tiếp thêm nhựa sống trong những làn mưa bụi ngọt ngào, ướt lạnh để mơn mởn đâm chồi. Con chim én bay đi suốt mùa đông tránh rét, nó vui sướng khi lại được gặp mùa xuân, được chao liệng trên bầu trời ấm áp giờ đây như chỉ dành riêng cho nó. Ta cũng hình dung ra được cảnh một đứa trẻ đói lòng vồ vập nhận lấy dòng sữa ngọt ngào của người mẹ; một chiếc nôi ngừng đưa bỗng gặp một cánh tay dịu dàng đưa đẩy biết bao bỡ ngỡ mà cũng biết bao thân thương. Chế Lan Viên cũng vậy, ông cũng thấy thật mới mẻ, ngỡ ngàng trong những điều tưởng chừng đã quen thuộc. Ta hiểu rằng sự trở về của Chế Lan Viên là sự trở về của tinh thần, ông đã tìm được cho mình một chân lí, đó là đi theo tiếng nói chung của đồng bào, của dân tộc.

    Đọc đoạn thơ, ta như thấy tác giả nghẹn ngào, rưng rưng lệ. Nhưng đó là sự xúc động vì niềm vui tìm được lẽ sống đích thực của cuộc đời mình. Không còn đâu nữa bóng dáng của một thi sĩ lãng mạn than khóc trước tháp Chàm đổ nát, trước những bức tượng vũ nữ apsara hoen ố rêu phong. Mùa xuân đến với Chế Lan Viên giờ đây không phải là mùa xuân của khổ đau, sầu não nữa mà là mùa xuân tươi vui, đầy sức sống. Giờ đây người thi sĩ ấy đã đến với ánh sáng của cách mạng, cùng vững bước trên con đường dân tộc đang đi. Đó là sự trở về kịp thời nhất. Ta có cảm giác nếu như không có giây phút ấy Chế Lan Viên sẽ day dứt, tiếc nuối suốt cuộc đời còn lại của mình.

    Đoạn thơ có âm điệu tươi vui, trẻ trung nhưng vẫn có một thoáng ân hận cửa người con lầm lạc trở về với người mẹ Nhân dân đầy nhân ái, bao dung. Tâm trạng đó của nhà thơ Chế Lan Viên cũng là tâm trạng chung của các nhà thơ lãng mạn bấy giờ khi họ tìm đến với chân lí cách mạng. Đó là những giây phút trọng đại, đánh dấu bước thay đổi lớn trong cuộc đời các thi sĩ và cũng là những giây phút lịch sử khi dân tộc dang rộng vòng tay đón nhận sự trở về của những đứa con đã từng đi lầm đường. Hiểu được điều đó, ta càng cảm thông và trân trọng hơn những vần thơ như thế.


      bởi hoangyen nhi 06/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Biện pháp nghệ thuật so sánh:

    Tác giả dùng tới 5 hình ảnh so sánh, là những so sánh kép, tầng bậc, làm thành từng chum hình ảnh độc đáo : nghệ sĩ như nai, cỏ, én, đứa trẻ thơ đói lòng ; nhân dân như suối ngọt, như cánh tay đưa nôi,… Tất cả những hình ảnh trên đều lấy từ đời sống tự nhiên gần gũi của con người, nhưng trong cách nói của nhà thơ nó vẫn gợi lên những liên tưởng mới lạ, đưa lại hiệu quả thẫm mĩ cao.

      bởi Love Linkin'Park 08/07/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON