Phân tích bi kịch và khát vọng của nhân vật Hồn Trương Ba trong đoạn kịch Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt của Lưu Quang Vũ?
Phân tích bi kịch và khát vọng của nhân vật Hồn Trương Ba trong đoạn kịch Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt của Lưu Quang Vũ?
Trả lời (1)
-
Lưu Quang Vũ là người có tài về nhiều mặt như: viết văn, hay làm thơ, và vẽ tranh…nhưng ông được xem là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học Việt nam. Những vở kịch của ông đã làm xôn xao các dư luận và được đón nhận nồng nhiệt của khán giả. Phần lớn các vở kịch của ông đều được các đoàn nghệ thuật dàn dựng, trong đó vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt là đặc sắc nhất của Lưu Quang Vũ.
Tác phẩm đã thể hiện một quan niệm: Giữa hồn và xác phải có một sự tương hợp hài hòa với nhau, thế nhưng ở đây lại có sự khập khiễng không thể hòa hợp được. Đặc biệt là hồn của một người thanh cao, trong sáng, và rất trung thực phải sống trong xác của một kẻ tầm thường, phàm tục, và đầy bản năng, thô lỗ. Vì vậy từ chỗ thanh cao đến chỗ có những ham muốn tầm thường, thì nhan đề đã thâu tóm những mâu thuẫn xác định ngay trong một con người.
Tính bi kịch của Trương Ba: ông đã chết một cách vô cớ vì sự thiếu trách nhiệm của tiên thánh, và tiên thánh sẽ sửa sai thì nó càng tệ hơn. Thế nên tính bi kịch xảy ra từ khi Trương Ba được sống lại. Và sống trong cái xác của anh hàng thịt, Trương Ba thấy mình bị tha hóa: hồn trong sạch ngay thẳng đang bị cái thể xác thô lỗ, ranh mãnh, chế nhạo, và cám dỗ. Có lúc hồn phải thỏa hiệp với những đòi hỏi bản năng của xác. Đây cũng là nỗi đau khổ của con người khi phải sống trong hoàn cảnh không phù hợp với mong ước của chính mình.
Vì vậy tính bi kịch của Trương Ba không chỉ là bi kịch của cá nhân mà còn là bi kịch gia đình. Quay lại với thể xác, còn hồn Trương Ba phải đối diện với một xung đột khác đó là bi kịch không được thừa nhận. còn người vợ hiền thục rất đau khổ, muốn tìm cách tránh mặt và định bỏ đi. Con trai thì hư hỏng, còn cháu nội thì tỏ thái độ thù ghét muốn đuổi ông đi. Và chỉ có đứa con dâu là người cảm thông với ông “…làm sao giữ được thầy ở lại, hiền hậu, vui vẻ, tốt lành như thầy của chúng con xưa kia? Làm thế nào, thầy ơi?”. Thế là Trương Ba đã rơi vào cái khổ của việc không được chia sẻ và thấu hiểu. Và chính ông đã gây ra những xáo trộn, bất an trong gia đình, và làm cho gia đình lại khổ lây vì sự nhũng nhiễu của lí tưởng. Như vậy, Trương Ba đã rơi vào tình thế cô đơn ngay tại nhà mình. Và Trương Ba đã ý thức được nỗi khổ này của vợ con lớn hơn cả nỗi khổ khi chôn ông xuống đất, và ông cảm thấy mình có lỗi với gia đình. Chính vì điều đó cho ta thấy Trương Ba là một con người rất vị tha.
Ngoài ra tính bi kịch của Trương Ba là ở chỗ mình không phải là mình. Khổ vì bị sự trói buộc có tính định mệnh của phần xác đối với phần hồn và đây là nỗi đau khổ tột cùng của Trương Ba. Vì vậy để thể hiện điều này, Lưu Quang Vũ đã tạo ra một cuộc đấu trí đầy trí tuệ giữa linh hồn và thể xác. Còn tiếng nói của xác là tiếng nói của bản năng, và tiếng nói của Trương Ba là tiếng nói của con người thanh cao, trong sạch, tự ý thức. Đó là cuộc đấu tranh gay gắt giữa hai mặt tồn tại của con người, và nó được thể hiện sự khát vọng hướng thiện và tầm quan trọng của việc tự ý thức về bản thân và vượt lên chính mình.
Còn anh hàng thịt cũng không kém phần khôn ngoan, lí lẽ cũng có phần đúng đắn: Những vị lắm chữ nhiều sách như các ông là hay vin vào cớ tâm hồn là quý, khuyên con người sống vì phần hồn, và để rồi bỏ bê cho thân xác của họ nỗi khổ sở nhếch nhác…. Ý muốn nói lên con người phải có khát vọng sống thanh cao nhưng cũng không thể tách hồn khỏi vật chất đời thường, cũng như những nhu cầu rất chính đáng của con người. Rồi hồn Trương Ba phải thỏa hiệp và nhập vào xác anh hàng thịt. Bởi vì những lí lẽ vừa khó chịu vừa chứa đựng một phần chân lý. Vì vậy màn đối thoại vừa có tính chất hài kịch lại vừa có tính bi kịch và tính bi kịch này có sự mâu thuẫn giữa khát vọng và khả năng.
Hồn Trương Ba ý thức được nghịch cảnh mình nên sự đau đớn day dứt cùng với sự tác động từ bên ngoài như: lý trưởng, gia đình nên Trương Ba phải gặp Đế Thích để giải quyết vấn đề này. Màn đối thoại giữa Trương Ba và Đế Thích cũng rất đặc sắc. Ngôn ngữ của Đế Thích là ngôn ngữ dụ dỗ thuyết phục: lí lẽ không ngoan có vẻ có lý, nâng cao giá trị của Trương Ba, bôi bác sự giả dối có trên thiên đình. Tiên thánh cũng không được sống theo những gì mình nghĩ ở bên trong, đến Ngọc Hoàng cũng phải ép mình cho xứng danh Ngọc Hoàng. Trên trời, dưới đất người ta đều thế cả. Đế Thích sửa sai lại càng thêm sai. Trương Ba đã bác bỏ một cách cương quyết: “Thần có thể chấp nhận một cuộc sống như thế chứ con người thì không” và khăng khăng đòi chết, không chịu nhập vào cái xác của ai nữa.
Bi kịch của ông bắt đầu từ khi ông được sống lại trong cái xác của anh hàng thịt. Như vậy, là con người ai cũng muốn là chính mình mà không muốn sống tạm bợ, chắp vá vào ai đó. Và Trương Ba đã ý thức được vấn đề là sống như thế nào chứ không phải chỉ được sống là đủ. chính vì thế Trương Ba đã dũng cảm chấp nhận cái chết để bảo vệ chân lí, bảo vệ nhân cách, bảo vệ các giá trị nhân sinh và dù có chết cũng là cái chết bất tử. Dù là nghịch lý nhưng đó là con đường phục hưng những giá trị nhân văn. Đó là cuộc thắng lợi của cuộc tranh chấp muôn thuở giữa cái thánh thiện và cái phàm tục. Trương Ba đã chiến thắng được mình và còn chủ động phê phán khuyên bảo Đế Thích.
Đó là chuyện phi thường, một ông tiên phải đuối lý trước con người. Cuối cùng ông cũng phải thốt lên một câu như vỡ lẽ ra một điều mới: “con người dưới hạ giới các ông thật là kì lạ”. Hóa ra các lực lượng siêu nhiên, thần thánh tuy có thể quyết định được việc sống chết của con người nhưng không thể can thiệp vào sự tự do của con người được. Và Lưu Quang Vũ đã thể hiện được niềm tin sâu sắc vào con người vào khả năng vươn lên mọi thực tế nghiệt ngã trong cuộc sống của họ.
Tóm lại những bi kịch của Trương Ba mà nhà văn Lưu Quang Vũ muốn gửi đến người đọc những thông điệp: Con người cần phải sống hài hòa giữa hai mặt vật chất và tinh thần. và không nên kì thị những đòi hỏi vật chất của con người, mà cần tôn trọng quyền tự do cá nhân, giúp mỗi người phải được là mình, sống đúng với chính mình. Và phải sửa chữa những sai lầm để xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn.
bởi trang lan 13/12/2019Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Em muốn biết cách mở bài gián tiếp chỉ có tác giả tác phẩm mà không có hoàn cảnh sáng tác và phong cách nghệ thuật như vậy có được không
04/12/2022 | 1 Trả lời
-
Phân tích giúp mình bài Người Lái Đò Sông Đà
15/12/2022 | 0 Trả lời
-
Chào mọi người, giúp mình vài câu hỏi SGK bài thơ Tự do này với nhé
15/12/2022 | 0 Trả lời
-
Phân tích đoạn 1
Phân tích bài thơ
16/12/2022 | 0 Trả lời
-
"Cái chính ở đây là phải biết kịp thời quay mặt đi. Cái chính ở đây là đừng làm tổn thương trái tim em bé, đừng để cho em thấy những giọt nước mắt đàn ông hiếm hoi nóng bỏng lăn trên má anh."
02/04/2023 | 1 Trả lời
-
14/06/2023 | 1 Trả lời
-
Toàn bộ bài thơ Sóng, các khổ thơ đều có 4 câu, duy chỉ có khổ 5 là có 6 câu. Điều đó có ý nghĩa gì trong việc bộc lộ cảm xúa của nhân vật trữ tình.
13/06/2023 | 1 Trả lời
-
13/06/2023 | 1 Trả lời
-
14/06/2023 | 1 Trả lời
-
13/06/2023 | 1 Trả lời
-
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Nêu cảm nhận của anh (chị) về chi tiết căn buồng Mị ở có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay, trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi.?
Suy nghĩ ấy cho thấy điều gì trong thái độ sống của Mị ?
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Vì sao Mị phải làm dâu cho nhà thống lí Pá Tra? Câu chuyện đau buồn của Mị nói lên điều gì trong thân phận của những người dân nghèo miền núi?
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: "Giáp mặt thành phố ở Cồn Giã Viên, sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu."
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
Vì sao ông đò Lai Châu chỉ muốn cắm thuyền ở chỗ biên giới thủy phân cuối cùng của đá thác Sông Đà? Điều đó chứng tỏ ông đò là người như thế nào?
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà trong cuộc chiến đấu với con sông hung dữ. Từ đó, hãy cắt nghĩa vì sao, trong con mắt Nguyễn Tuân, thiên nhiên Tây Bắc quý như vàng, nhưng con người Tây Bắc mới thật xứng đáng là vàng mười của đất nước ta.
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Phát hiện thứ nhất của người nghệ sĩ nhiếp ảnh là gì? Anh đã phát hiện như thế nào về vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa trên biển sớm mù sương?
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Vì sao người dân xóm ngụ cư lại ngạc nhiên khi thấy Tràng đi cùng một người đàn bà lạ về nhà? Sự ngạc nhiên của các nhân vật trong truyện cho thấy nhà văn đã sáng tạo được tình huống truyện như thế nào? Tình huống đó có những tác dụng gì đối với nội dung, ý nghĩa của thiên truyện?
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
Kim Lân đã có những phát hiện tinh tế và sâu sắc như thế nào khi thể hiện niềm khát khao đó của nhân vật Tràng (lúc quyết định đến người đàn bà theo về, trên đường về xóm ngụ cư, buổi sáng đầu tiên có vợ...)?
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
Hình tượng bao trùm xuyên suốt bài thơ là hình tượng sóng. Mạch liên kết các khổ thơ là những khám phá liên tục về sóng. Hãy phân tích hình tượng này.
21/06/2023 | 1 Trả lời