Nghị luận về câu nói Khoa học mà không có lương tâm chỉ là sự tàn lụi của tâm hồn
Trả lời (1)
-
Trong vòng mấy trăm năm trở lại đây sự phát triển của khoa học kỹ thuật trên mọi lĩnh vực đã tạo thành một làn sóng khai hóa mạnh mẽ từ Đông sang Tây, đã mở ra một kỷ nguyên mới cho nhân loại. Con người được sống trong một thế giới mới, một môi trường mới, được hưởng những thành tựu tuyệt vời mà nền tri thức khoa học công nghệ mang đến. Thế nhưng dù phát triển và tân tiến đến đâu khoa học cũng phải nằm trong sự kiểm soát lương tâm, có trách nhiệm của con người, phải lấy mục tiêu phục vụ xã hội và nhân đạo hàng đầu. Có quan điểm rất đáng suy ngẫm về vấn đề này rằng: "Khoa học mà không có lương tâm chỉ là sự tàn lụi của tâm hồn".
Khoa học là gì? Khoa học là một hệ thống những tri thức về tất cả mọi lĩnh vực bao gồm triết học, y học, văn học, thiên văn học, vật chất học,... Chúng được một đội ngũ những nhà chuyên nghiên cứu thay đổi, bổ sung, tái lập nhằm tạo ra những kiến thức mới hơn và loại bỏ những kiến thức đã lạc hậu, không còn phù hợp với cuộc sống của con người nữa. Mục tiêu của những phát minh khoa học là cung cấp cho xã hội những cống hiến đáng kể nhằm thay đổi thế giới ngày một văn minh, chất lượng cuộc sống của con người ngày càng được cải thiện bởi những thành tựu của khoa học kỹ thuật từ mọi lĩnh vực.
Vẫn biết rằng nghiên cứu khoa học là một lĩnh vực rất khó, không phải ai cũng làm được, mà nó thuộc về những con người có bộ óc sáng tạo, tài năng. Tuy nhiên, hiện nay dường như thế giới thay đổi quá nhanh, có một bộ phận không nhỏ những con người tuy học rộng, tài cao nhưng về phạm trù đạo đức, lương tâm nghề nghiệp lại không có sự phát triển, trau dồi thêm, thậm chí là đi đến bước đường bại hoại, biến chất. Đó là một vấn đề rất đáng được dư luận quan tâm và lên tiếng để tránh những hậu quả về sau.
Khoa học là một thứ không thể thiếu trong quy luật phát triển của loài người, là nền tảng để tạo ra những cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ cuộc sống của con người. Nhưng nền khoa học chân chính phải là khoa học của đạo đức, xuất phát từ đạo đức, lấy đạo đức, lương tâm làm nền tảng, bất kỳ một nghiên cứu khoa học nào cũng phải vì mục tiêu chính đáng không đi ngược lại với tư tưởng nhân đạo, nhân văn. Một nền khoa học mà bỏ qua đạo đức, chỉ để phục vụ cho những toan tính, vụ lợi đen tối, bỏ qua tiếng gọi của lương tâm thì đó chỉ là một nền khoa học trống rỗng, mất đi những ý nghĩa nguyên thủy của khoa học thuở khai sinh là phục vụ cho cộng đồng, vì con người. Nếu cứ tiếp tục dung túng cho những loại khoa học này, thì không lâu nữa thôi nhân loại sẽ bước đến bờ diệt vong và tàn lụi, đó là một viễn cảnh đáng sợ đến nhường nào.
Trước hết nói về việc khoa học không có lương tâm, đạo đức có ảnh hưởng đến những người làm nghiên cứu như thế nào. Có thể nói rằng khoa học là một lĩnh vực rộng lớn vô cùng vô tận, việc khám phá ra một vấn đề mới luôn là một niềm vinh dự, chứng minh và khẳng định tài năng của người nghiên cứu, đồng thời cũng nhận được những khoản trợ hỗ trợ không hề nhỏ từ những tổ chức tư nhân và chính phủ . Chính sự hấp dẫn của những giá trị mà đề tài nghiên cứu đem đến, nên nhiều người đã lợi dụng nó để chuộc lợi riêng cho bản thân, họ trở nên tham lam, ích kỷ, đen tối. Việc nghiên cứu khoa học không còn là vấn đề tâm huyết, được đặt lên hàng đầu mà trở thành vỏ bọc để những họ bòn rút, phục vụ cho những mục đích không lành mạnh. Những nghiên cứu khoa học dần kém đi về chất và tính sáng tạo, họ triển khai vô số đề tài chỉ để lấy cái danh, còn thực tích thì chẳng thấy đâu. Nhân cách con người đã bị cái danh cái lợi tha hóa đến thế, khoa học chẳng còn là khoa học chân chính mà trở thành công cuộc chuộc lợi của những kẻ có nhân phẩm tồi tệ.
Tiếp theo khoa học không dựa vào nền tảng đạo đức không chỉ là biến chất người làm khoa học mà còn có những ảnh hưởng vô cùng lớn đến nhân loại. Có thể kể đến một số nghiên cứu y học điên rồ và tàn bạo nhất trong lịch sử như việc trong khoảng từ năm 1965 đến 1966, bác sĩ da liễu người Mỹ Albert Kligman đã thử nghiệm chất độc da cam lên những tù nhân ở nhà tù Holmesburg, gây những đau đớn khủng khiếp cho nạn nhân, thậm chí di truyền những dị tật bẩm sinh cho cháu. Kinh khủng hơn còn có những thí nghiệm lên cả trẻ nhỏ, một trong những thí nghiệm gây ám ảnh nhất có tên "Albert bé nhỏ", đã làm tổn thương cả thể xác và tâm thần của một đứa trẻ mới 9 tháng tuổi. Thêm vào đó trong lĩnh vực quân sự, sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã giúp chế tạo ra những loại vũ khí và thiết bị tối tân nhất phục vụ cho những cuộc chiến tranh phi nghĩa. Tiêu biểu nhất phải kể đến việc Mỹ chế tạo ra bom nguyên tử và rải "thử nghiệm" tại hai thành phố của Nhật Bản là Na-ga-za-ki và Hi-rô-si-ma khiến hàng triệu người chết, hậu quả và sức ảnh hưởng của nó vẫn còn tồn tại đến tận ngày hôm nay.
Ngoài ra việc tiếp xúc với khoa học công nghệ, với điện tử máy móc quá nhiều khiến con người dần trở nên vô cảm, lạnh lùng với cuộc sống, ngại giao tiếp, thu mình, tâm hồn chết dần chết mòn bởi thói vị kỷ, không có ý thức cộng đồng.
Nhận thấy được những hiểm họa khôn lường của việc làm khoa học không song hành với đạo đức và lương tâm mỗi chúng ta cần phải đứng lên, ủng hộ những nhà tư tưởng, những người hoạt động vì nhân quyền, vì hòa bình của thế giới. Cùng nhau ngăn chặn những hoạt động khoa học đi ngược lại với đạo đức và lương tâm của con người. Khoa học phát triển dần mở ra cho con người những hướng đi và hướng phát triển mới, chinh phục thiên nhiên, thậm chí vượt ra ngoài không gian vũ trụ tìm đến những hành tinh mới, với hy vọng đem đến một không gian sống mới ngoài Trái đất. Nhưng trên tất cả hoạt động nghiên cứu khoa học đều phải dựa trên nền tảng nhân đạo vì cuộc sống của con người, hướng tới các hoạt động phát triển ngành y tế, ngăn chặn chiến tranh, cải thiện cuộc sống con người theo hướng tích cực.
Dù có đi xa về khoa học thế nhưng nếu đạo đức và lương tâm không đi song hành, thì đó là một khiếm khuyết vô cùng to lớn ảnh hưởng đến sự phát triển chung của cả nhân loại. Chỉ khi đạo đức và khoa học dạo bước cùng nhau tiến tới thì thế giới và con người mới thật sự tiến bộ toàn diện cả về chất và lượng.
bởi My Le 09/06/2020Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Em muốn biết cách mở bài gián tiếp chỉ có tác giả tác phẩm mà không có hoàn cảnh sáng tác và phong cách nghệ thuật như vậy có được không
04/12/2022 | 1 Trả lời
-
Phân tích giúp mình bài Người Lái Đò Sông Đà
15/12/2022 | 0 Trả lời
-
Chào mọi người, giúp mình vài câu hỏi SGK bài thơ Tự do này với nhé
15/12/2022 | 0 Trả lời
-
Phân tích đoạn 1
Phân tích bài thơ
16/12/2022 | 0 Trả lời
-
"Cái chính ở đây là phải biết kịp thời quay mặt đi. Cái chính ở đây là đừng làm tổn thương trái tim em bé, đừng để cho em thấy những giọt nước mắt đàn ông hiếm hoi nóng bỏng lăn trên má anh."
02/04/2023 | 1 Trả lời
-
14/06/2023 | 1 Trả lời
-
Toàn bộ bài thơ Sóng, các khổ thơ đều có 4 câu, duy chỉ có khổ 5 là có 6 câu. Điều đó có ý nghĩa gì trong việc bộc lộ cảm xúa của nhân vật trữ tình.
13/06/2023 | 1 Trả lời
-
13/06/2023 | 1 Trả lời
-
14/06/2023 | 1 Trả lời
-
13/06/2023 | 1 Trả lời
-
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Nêu cảm nhận của anh (chị) về chi tiết căn buồng Mị ở có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay, trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi.?
Suy nghĩ ấy cho thấy điều gì trong thái độ sống của Mị ?
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Vì sao Mị phải làm dâu cho nhà thống lí Pá Tra? Câu chuyện đau buồn của Mị nói lên điều gì trong thân phận của những người dân nghèo miền núi?
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: "Giáp mặt thành phố ở Cồn Giã Viên, sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu."
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
Vì sao ông đò Lai Châu chỉ muốn cắm thuyền ở chỗ biên giới thủy phân cuối cùng của đá thác Sông Đà? Điều đó chứng tỏ ông đò là người như thế nào?
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà trong cuộc chiến đấu với con sông hung dữ. Từ đó, hãy cắt nghĩa vì sao, trong con mắt Nguyễn Tuân, thiên nhiên Tây Bắc quý như vàng, nhưng con người Tây Bắc mới thật xứng đáng là vàng mười của đất nước ta.
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Phát hiện thứ nhất của người nghệ sĩ nhiếp ảnh là gì? Anh đã phát hiện như thế nào về vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa trên biển sớm mù sương?
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Vì sao người dân xóm ngụ cư lại ngạc nhiên khi thấy Tràng đi cùng một người đàn bà lạ về nhà? Sự ngạc nhiên của các nhân vật trong truyện cho thấy nhà văn đã sáng tạo được tình huống truyện như thế nào? Tình huống đó có những tác dụng gì đối với nội dung, ý nghĩa của thiên truyện?
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
Kim Lân đã có những phát hiện tinh tế và sâu sắc như thế nào khi thể hiện niềm khát khao đó của nhân vật Tràng (lúc quyết định đến người đàn bà theo về, trên đường về xóm ngụ cư, buổi sáng đầu tiên có vợ...)?
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
Hình tượng bao trùm xuyên suốt bài thơ là hình tượng sóng. Mạch liên kết các khổ thơ là những khám phá liên tục về sóng. Hãy phân tích hình tượng này.
21/06/2023 | 1 Trả lời