YOMEDIA
NONE

Một thực tế phổ biến hiện nay là với đa phần giới trẻ các trường nghề chỉ được coi là lựa chọn cuối cùng khi giấc mơ gõ cửa các trường đại học của họ không đạt được. Hãy nêu suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên bằng một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ).

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (2)

  • Với mỗi chúng ta, sau khi kết thúc những năm tháng trên ghế nhà trường, mỗi người lại lựa chọn cho mình một con đường riêng để đi tới thành công. Nhưng “Một thực tế phổ biến hiện nay là với đa phần giới trẻ các trường nghề chỉ được coi là lựa chọn cuối cùng khi giấc mơ gõ cửa các trường đại học của họ không đạt được”. Việt Nam là một đất nước nông nghiệp phải trải qua rất nhiều vất vả, khó nhọc, lao động mệt mỏi mới mong có được cuộc sống đầy đủ. Do đó, suy nghĩ và quan điểm cho rằng: chỉ HỌC, HỌC và HỌC mới có thể giúp mình phát triển, thoát khỏi sự nghèo khó sau lũy tre làng đã trở thành quan niệm ăn sâu vào tiềm thức và suy nghĩ của mỗi người. Vì vậy, đại học luôn là mục tiêu cao nhất và là nơi duy nhất được mọi người theo đuổi, cố gắng mọi giá để đạt được. Nhưng không phải ai cũng có đủ điều kiện hay may mắn để bước vào cánh cửa đó. Và khi niềm hy vọng bị dập tắt thì nhiều bạn trẻ mang theo sự chán nản, buông xuôi, thất vọng để lựa chọn theo học những trường nghề. Nếu các trường đại học tập trung đào tạo về tri thức nghiên cứu thì kĩ năng là mục tiêu đào tạo của các trường dạy nghề. Nếu xét trên các phương diện thì đây là hai yếu tố chủ đạo để phát triển kinh tế và đều được đề cao như nhau. Nhưng ở Việt Nam thì nghề chỉ được coi là “Chiếu dưới”. Đây không phải một hiện tượng đơn lẻ mà phổ biến trong cả nước. Nói cách khác, nhiều suy nghĩ tiêu cực còn nghĩ rằng vào trường nghề là một thất bại cực kì nặng nề. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trước hết đó là nhận thức. Chúng ta vẫn chưa thoát khỏi được quan niệm học nghề chỉ dành cho những công việc chân tay vất vả, phục vụ những công việc thiên về thể lực, ít cần đến nghiên cứu hay sáng tạo. Chưa tính đến thực tế hay hiệu quả công việc, trong các cuộc thi quốc tế, Việt Nam chỉ luôn đạt giải và thành tích cao ở những môn thi về lý thuyết còn những bộ môn yêu cầu kĩ năng thì nước ta vẫn rất hiếm khi được vinh danh. Thiết nghĩ, chúng ta cần thay đổi về cả nhận thức và hành động để xóa bỏ ranh giới giữa học đại học và học nghề. Chính sách phát triển nên chú trọng đầu tư thêm cho các trường đào tạo nghề để tạo điều kiện tốt nhất cho việc học tập, thực hành của học viên, giúp đào tạo được nguồn nhân lực có tay nghề cao. Mỗi người cũng cần thay đổi nhận thức của mình. Dù là phát triển, đóng góp về tri thức hay lao động để tạo ra những sản phẩm hữu hình, có giá trị và thiết thực thì đều được trân trọng và có một vị trí như nhau. Đã đến lúc loại bỏ quan niệm chỉ đại học mới mang lại hạnh phúc và thành công. Hãy cùng thay đổi để các trường nghề trở thành một trong những lựa chọn tích cực của thế hệ trẻ thay vì con đường tạm thời, mang tính giải pháp khi cánh cửa đại học khép lại.

      bởi Choco Choco 05/06/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Với mỗi chúng ta, sau khi kết thúc những năm tháng trên ghế nhà trường, mỗi người lại lựa chọn cho mình một con đường riêng để đi tới thành công. Nhưng “Một thực tế phổ biến hiện nay là với đa phần giới trẻ các trường nghề chỉ được coi là lựa chọn cuối cùng khi giấc mơ gõ cửa các trường đại học của họ không đạt được”. Việt Nam là một đất nước nông nghiệp phải trải qua rất nhiều vất vả, khó nhọc, lao động mệt mỏi mới mong có được cuộc sống đầy đủ. Do đó, suy nghĩ và quan điểm cho rằng: chỉ HỌC, HỌC và HỌC mới có thể giúp mình phát triển, thoát khỏi sự nghèo khó sau lũy tre làng đã trở thành quan niệm ăn sâu vào tiềm thức và suy nghĩ của mỗi người. Vì vậy, đại học luôn là mục tiêu cao nhất và là nơi duy nhất được mọi người theo đuổi, cố gắng mọi giá để đạt được. Nhưng không phải ai cũng có đủ điều kiện hay may mắn để bước vào cánh cửa đó. Và khi niềm hy vọng bị dập tắt thì nhiều bạn trẻ mang theo sự chán nản, buông xuôi, thất vọng để lựa chọn theo học những trường nghề. Nếu các trường đại học tập trung đào tạo về tri thức nghiên cứu thì kĩ năng là mục tiêu đào tạo của các trường dạy nghề. Nếu xét trên các phương diện thì đây là hai yếu tố chủ đạo để phát triển kinh tế và đều được đề cao như nhau. Nhưng ở Việt Nam thì nghề chỉ được coi là “Chiếu dưới”. Đây không phải một hiện tượng đơn lẻ mà phổ biến trong cả nước. Nói cách khác, nhiều suy nghĩ tiêu cực còn nghĩ rằng vào trường nghề là một thất bại cực kì nặng nề. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trước hết đó là nhận thức. Chúng ta vẫn chưa thoát khỏi được quan niệm học nghề chỉ dành cho những công việc chân tay vất vả, phục vụ những công việc thiên về thể lực, ít cần đến nghiên cứu hay sáng tạo. Chưa tính đến thực tế hay hiệu quả công việc, trong các cuộc thi quốc tế, Việt Nam chỉ luôn đạt giải và thành tích cao ở những môn thi về lý thuyết còn những bộ môn yêu cầu kĩ năng thì nước ta vẫn rất hiếm khi được vinh danh. Thiết nghĩ, chúng ta cần thay đổi về cả nhận thức và hành động để xóa bỏ ranh giới giữa học đại học và học nghề. Chính sách phát triển nên chú trọng đầu tư thêm cho các trường đào tạo nghề để tạo điều kiện tốt nhất cho việc học tập, thực hành của học viên, giúp đào tạo được nguồn nhân lực có tay nghề cao. Mỗi người cũng cần thay đổi nhận thức của mình. Dù là phát triển, đóng góp về tri thức hay lao động để tạo ra những sản phẩm hữu hình, có giá trị và thiết thực thì đều được trân trọng và có một vị trí như nhau. Đã đến lúc loại bỏ quan niệm chỉ đại học mới mang lại hạnh phúc và thành công. Hãy cùng thay đổi để các trường nghề trở thành một trong những lựa chọn tích cực của thế hệ trẻ thay vì con đường tạm thời, mang tính giải pháp khi cánh cửa đại học khép lại.

      bởi Hoàng giang 05/06/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON