Khi đi phát cháo từ thiện cho người nghèo em có cảm nghĩ gì
nêu cảm nghĩ của mình khi được đi phát cháo thừ thiện cho người nghèo
Trả lời (2)
-
Xã hội của chúng ta đang có nhiều thay đổi, xã hội đang ngày càng tốt đẹp hơn, những nhà hảo tâm, những người tốt đang dần dần giúp cho những người nghèo dần dần cải thiện được cuộc sống hơn, và một trong những công việc giúp đỡ ấy là việc đi phát cháo từ thiện. Tôi cũng là người đang tham gia công việc ấy, tôi rất vui và hạnh phúc khi được đưa những bát cháo ngon đến tay những người nghèo.
Xe chúng tôi đang bon bon trên đường để đi đến những vùng núi, miền quê còn đang gặp khó khăn, tôi ngồi trên xe mà cứ hồi hộp, náo nức vì đây là lần đầu tôi được làm một cong việc có thể giúp đỡ những người nghèo khó, giúp họ cải thiện cuộc sống hơn. Cuối cùng cũng đã đến nơi, khi bước xuống xe, tôi bàng hoàng khi thấy những người dân nghèo khổ đang phải cố gắng mưu sinh, họ thật tội nghiệp, tôi đã khóc, tại sao ông trời lại đối xử với họ như vậy? Khi đưa những suất cháo từ thiện cho họ, tôi chỉ mong họ có thể trang trải cuộc sống, có động lực để tiếp tục sống và làm việc, không nên bi quan vì cả xã hội này sẽ luôn ở bên họ, sát cánh cùng họ để vượt qua tất cả mọi khó khăn, gian khổ để vững vàng bước tiếp trên con đường thành công và hạnh phúc, dù có khó khăn gì đi chăng nữa thì cả xã hội này sẽ luôn luôn ở bên họ, chắp thêm đôi cánh nghị lực để vươn tới những chân trời mới, chân trời của sự hạnh phúc, của sự thành công và họ sẽ vươn tới những chân trời cao hơn, xa hơn để có thể vững vàng bước tiếp dù có khó khăn, nghiệt ngã đến đâu. Tôi sẽ cố gắng làm mọi việc có thể để giúp cho những người nghèo có một cuộc sống mới, bước sang một trang mới, một cuộc đời mới. Sau khi đã xong, chúng tôi bước lên xe để đi về. Tôi ngoái lại đằng sau, tôi nhìn thấy ánh mắt của họ ánh lên niềm vui. Trên cành cây, chim vẫn hót, những giọt sương mai còn đọng lại trên lá cây, mặt trời lại càng tỏa nắng. Một ngày mới với bao nhiêu niềm vui và hạnh phúc bắt đầu.
Sau khi đi về, tôi đã nhận ra rằng, trên thế giới có bao nhiêu người nghèo khổ, nếu như chúng ta thấy mình khổ, thì có những người con khổ hơn, hãy trân trọng những gì mình có, hãy giúp đỡ những người còn đang gặp khó khăn để họ có thể vững vàng bước tiếp bởi vì khi chúng ta cho đi, chúng ta không phải đã đánh mất tất cả những gì mình có, mà chúng ta sẽ nhận lị nhiều hơn những gì mình đã cho đi. Không nên keo kệt, chỉ giữ của cho riêng mình, hãy giúp những người còn gặp khó khăn bằng cả trái tim của mình chứ không phải vì được xã hội tôn vinh. "Cho đi là nhận lại"
bởi nguyencongphu phuc 05/09/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
Kết thúc vòng xoay của một ngày làm việc của chốn văn phòng, tôi hòa mình với không khí rộn ràng vui tươi ấy để chuẩn bị cho chuyến đi từ thiện ngày mai. Trước chuyến đi, tôi đã nghĩ đến những khoảnh khắc, những niềm vui trên vùng đất mới đó.Nhưng tôi sợ, tôi sợ cái cảm giác mệt mỏi trước khi bước lên chiếc xe mà người ta hay gọi đó là “say xe”, rồi ngập ngừng vượt qua chính mình để nói “cố gắng” vì trên hết tôi đi để một lần nữa tôi cảm nhận niềm vui từ thiện, niềm vui được thấy những gương mặt vui tươi của trẻ thơ khi nhận quà, niềm vui thấy mình sống có ý nghĩa và tình người hơn. Chuyến đi tới Chùa Thanh Sơn-Di Linh- Lâm Đồng thật sự có lẽ cho tôi nhiều hơn thế.
5h30 ngày 06/09/2014, xe bắt đầu lăn bánh từ Công ty TNHH TM Và DV Viễn Thông Vi Na. Vượt qua bao đèo cao núi sông tôi không ngại, cuối cùng cả đoàn cũng thở phào nhẹ nhõm khi xe dừng chân tại Chùa Thanh Sơn lúc 12h15’ cùng ngày. Cái cảm nhận đầu tiên khi tôi bước xuống xe là cảm giác se lạnh làm tôi gợi nhớ về mùa xuân quê nhà. Tạm nghỉ dùng cơm chay tại Chùa Thanh Sơn xong, mọi người thu dọn đồ đạc hết sức khẩn trương, chúng tôi ngay lập tức chia nhau ra thành 2 nhóm: 1 nhóm phát quà cho các trẻ em có hoàn cảnh khó khăn dân tộc K’Ho, 1 nhóm phát cho dân tộc Kinh.
Mặc dù tôi được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Gò Nổi Yêu Thương-trải qua bao cực khổ khó khăn nhưng tôi vẫn chạnh lòng, nghẹn người nghỉ về những giá trị của cuộc sống này.Không chỉ riêng tôi, mọi người trong đoàn ai cũng chùng xuống vì chứng kiến cảnh những ánh mắt ngây thơ, trong sáng, hồn nhiên như thế kia mà lại bị cha mẹ bỏ rơi, phải sống trong cảnh nghèo khổ: thiếu miếng cơm manh áo, thiếu thốn từ vật chất lẫn tinh thần…
Người ta thường nói, không ai có thể chọn cho mình nơi sinh ra nhưng có thể chọn cho mình một cách sống. Cuộc sống đã đẩy các em trở thành những con người kém may mắn, những con người bất hạnh. Nhưng bằng tình yêu thương, bằng sự sẻ chia, quan tâm của nhiều tấm lòng hảo tâm trong xã hội sẽ giúp các em có một cuộc sống tốt hơn, các em sẽ cảm nhận được điều ấy khi lớn lên qua từng độ tuổi. Và cũng biết đâu đấy, trong số những đứa trẻ đó sẽ có những người trở thành tài giúp ích cho xã hội.
Một bé gái, 7 tuổi,sau khi nhận được quà đã chạy lại bày tỏ sự biết ơn của mình. “Con cảm ơn các cô chú”. Rồi em lại nghẹn ngào nói tiếp “Con hứa sẽ chăm ngoan và học thật giỏi”. Mắt em cận 5 độ, nhìn cặp mắt kiến em đeo dày quá, tôi xót thương, lòng quặn quá. Nhưng tất cả chúng tôi đều vui mừng, cười thật tươi khi nghe em nói như vậy. Cầu mong cho em đạt được những gì mong muốn. Sư cô Phổ Tuệ -đại diện cho ban quản lý chùa cũng nở một nụ cười mãn nguyện. Chúng tôi khâm phục những con người như cô, mặc cho những tiếng bàn tán bên ngoài, mặc cho những dư luận của xã hội, họ vẫn ngày đêm trăn trở lo lắng về cái ăn, cái mặc cho những hoàn cảnh khó khăn ấy.
Sau khi tận tay phát những phần quà cho tất cả mọi người có phiếu được nằm trong danh sách trao tặng, chúng tôi lại ngồi ấm áp bên nhau, cùng nhau trò chuyện, họ kể về những phong tục tộc quán dân tộc K’Ho : về hôn nhân gia đình, con cái, cuộc sống ….đâu đó lại đầy ắp tiếng cười dưới trời mưa se lạnh nơi đó.
16h- kết thúc chuyến từ thiện, chúng tôi nói lời tạm biệt các em và lên xe để bắt đầu hành trình ở Bảo Lộc-Lâm Đồng trước khi quay về vòng xoay của công việc và những lo toan đời sống. Nhưng một điều chắc chắn rằng, trong tất cả chúng tôi ai ai cũng sẽ nhớ mãi những khoảnh khắc này, nhớ mãi những nụ cười và đâu đó những giọt nước mắt của tất cả chúng ta.
Các em cũng là niềm tin, là động lực để mỗi chúng tôi tự nhủ rằng, mình vẫn còn may mắn, vẫn còn được sống trong một cuộc sống hạnh phúc thực sự để rồi chúng tôi biết mình phải cố gắng hơn, sống tốt hơn. Tạm biệt nhé Chùa Thanh Sơn, tạm biệt nhé những ánh mắt trẻ thơ ngây dại, tạm biệt những con người hồn hậu với tấm lòng quảng đại, chúng tôi sẽ trở lại vào một ngày thật gần.
bởi Love Linkin'Park 05/07/2019Like (0) Báo cáo sai phạm
Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Em muốn biết cách mở bài gián tiếp chỉ có tác giả tác phẩm mà không có hoàn cảnh sáng tác và phong cách nghệ thuật như vậy có được không
04/12/2022 | 1 Trả lời
-
Phân tích giúp mình bài Người Lái Đò Sông Đà
15/12/2022 | 0 Trả lời
-
Chào mọi người, giúp mình vài câu hỏi SGK bài thơ Tự do này với nhé
15/12/2022 | 0 Trả lời
-
Phân tích đoạn 1
Phân tích bài thơ
16/12/2022 | 0 Trả lời
-
"Cái chính ở đây là phải biết kịp thời quay mặt đi. Cái chính ở đây là đừng làm tổn thương trái tim em bé, đừng để cho em thấy những giọt nước mắt đàn ông hiếm hoi nóng bỏng lăn trên má anh."
02/04/2023 | 1 Trả lời
-
14/06/2023 | 1 Trả lời
-
Toàn bộ bài thơ Sóng, các khổ thơ đều có 4 câu, duy chỉ có khổ 5 là có 6 câu. Điều đó có ý nghĩa gì trong việc bộc lộ cảm xúa của nhân vật trữ tình.
13/06/2023 | 1 Trả lời
-
13/06/2023 | 1 Trả lời
-
14/06/2023 | 1 Trả lời
-
13/06/2023 | 1 Trả lời
-
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Nêu cảm nhận của anh (chị) về chi tiết căn buồng Mị ở có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay, trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi.?
Suy nghĩ ấy cho thấy điều gì trong thái độ sống của Mị ?
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Vì sao Mị phải làm dâu cho nhà thống lí Pá Tra? Câu chuyện đau buồn của Mị nói lên điều gì trong thân phận của những người dân nghèo miền núi?
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: "Giáp mặt thành phố ở Cồn Giã Viên, sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu."
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
Vì sao ông đò Lai Châu chỉ muốn cắm thuyền ở chỗ biên giới thủy phân cuối cùng của đá thác Sông Đà? Điều đó chứng tỏ ông đò là người như thế nào?
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà trong cuộc chiến đấu với con sông hung dữ. Từ đó, hãy cắt nghĩa vì sao, trong con mắt Nguyễn Tuân, thiên nhiên Tây Bắc quý như vàng, nhưng con người Tây Bắc mới thật xứng đáng là vàng mười của đất nước ta.
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Phát hiện thứ nhất của người nghệ sĩ nhiếp ảnh là gì? Anh đã phát hiện như thế nào về vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa trên biển sớm mù sương?
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Vì sao người dân xóm ngụ cư lại ngạc nhiên khi thấy Tràng đi cùng một người đàn bà lạ về nhà? Sự ngạc nhiên của các nhân vật trong truyện cho thấy nhà văn đã sáng tạo được tình huống truyện như thế nào? Tình huống đó có những tác dụng gì đối với nội dung, ý nghĩa của thiên truyện?
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
Kim Lân đã có những phát hiện tinh tế và sâu sắc như thế nào khi thể hiện niềm khát khao đó của nhân vật Tràng (lúc quyết định đến người đàn bà theo về, trên đường về xóm ngụ cư, buổi sáng đầu tiên có vợ...)?
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
Hình tượng bao trùm xuyên suốt bài thơ là hình tượng sóng. Mạch liên kết các khổ thơ là những khám phá liên tục về sóng. Hãy phân tích hình tượng này.
21/06/2023 | 1 Trả lời