Giúp mình với ạ
"Trong tùy bút "Người lái đò sông Đà" Nguyễn Tuân đã đi tìm chất vàng mười của thiên nhiên và con người Tây Bắc". Hãy phân tích tác phẩm "Người lái đò sông Đà" để làm rõ nhận định trên.
Trả lời (3)
-
1. Mở bài
- Nguyễn Tuân là một nhà văn tài hoa và uyên bác. Ông đi nhiều, và thường quan sát, khám phá vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống con người để ngợi ca, trân trọng.
- Tuỳ bút “Người lái đò sông Đà” là một trong bài tuỳ bút thể hiện được sự tài hoa và vốn hiểu biết của Nguyễn Tuân trong việc khám phá và ngợi ca chất “vàng mười” của của thiên nhiên và con người Tây Bắc qua hình ảnh của con sông Đà và người lái đò trên sông.
2. Thân bài
- Trước hết, ta phải hiểu chữ “vàng” trong câu nói của nhà văn không ứng với nghĩa đen. Ở đây, nhà văn muốn mượn của vàng vẻ đẹp và sự quý giá của nó để nói đến vẻ đẹp và quý giá của sông núi và tài trí của con người lao động. Nhưng vẻ đẹp và sự quý giá ấy không dễ tìm thấy, mà nó còn đang náu mình trong những vùng đất xa xôi. Nhà văn phải là người tìm kiếm, sàng lọc để phát hiện ra vẻ đẹp ấy , rồi bằng tài năng của mình mà bất từ hoá nó trong tác phẩm để “cống nạp”cho đời thường những “thỏi vàng mười” của thiên nhiên đất nước và con người.
- Thật vậy, trong tuỳ bút “Người lái đò sông Đà” , Nguyễn Tuân đã phát hiện ra “chất vàng” quý báu của một dòng sông: “ Đà giang độc bắc lưu” là một dòng sông hung bạo, dòng sông của sức sống mãnh liệt. Tính cách hung bạo của dòng sông được cảm nhận ở những đoạn sông đầy đá chìm và thác dữ. Nhưng bên cạnh sự hung bạo ấy ta vẫn thấy ở sông Đà một biểu tượng về sức mạnh dữ dội và vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên đất nước. Cái dữ dội hùng vĩ của sông Đà trước hết là ở cảnh “đá bờ sông dựng thành” rồi đến “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn gùn ghè suốt năm”, rồi "những hút nước xoáy tít”….Đặc biệt, trong vẻ dữ dội, man dại của sông Đà , ta thấy cái quý giá của sức nước, thấy hiện ra những “tuốc bin thuỷ điện” .Đó chính là chất “vàng” quý giá của tài nguyên thiên nhiên đất nước.
- Cho nên, cái quý giá ở đây chính là một tiềm năng lớn lao ngay trong vẻ hoang dại, phóng khoáng và sức mạnh bạo liệt của dòng sông.
- Nhưng chất “vàng” của sông nước Tây Bắc không chỉ ở sự quý giá mà còn ở vẻ đẹp của sông Đà. Đó là hình ảnh của một dòng sông thơ mộng, trữ tình với hình dáng mềm mại “tuôn dài như một áng tóc trữ tình” , hay như một “áng tóc mun dài ngàn ngàn vạn vạn sải…” . Cảnh sắc hai bên bờ sông cũng rất đỗi thơ mộng “như bờ tiền sử” , “hồn nhiên như nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”… Cái hay của nhà văn là cách dùng nghệ thuật so sánh dồn dập đã làm hiện lên một cách sinh động vẻ đẹp của dòng sông.
- Cùng với sự quý giá của thiên nhiên là sự quý giá của người dân lao động Tây Bắc. Chất “vàng mười” quý giá của người lao động trong bài tuỳ bút chính là hình ảnh ông lái đò trên sông.Trong câu nói của mình, Nguyễn Tuân có dụng ý khi dùng chữ “vàng” để nói về màu sắc sông núi và chữ “vàng mười” để chỉ vẻ đẹp và giá trị của con người lao động.Đồng thời, nhà văn cũng ngầm ý rằng: cái quý báu trong phẩm chất , tài năng của con người phải được tôi luyện trong cuộc sống, giống như vàng được tôi luyện trong lửa vậy.Vẻ đẹp tài nguyên Tây Bắc thật quý giá. Nhưng con người Tây Bắc phải đẹp hơn, quý giá hơn trong việc chinh phục và cải tạo thiên nhiên.
- Trong tác phẩm, con người mang chất “vàng mười” quý giá ấy lại là một con người lao động bình thường, một người vô danh là nghề lái đò dọc trên sông Đà. Nhưng con người vô danh ấy nhờ lao động, nhờ chinh phục , chế ngự thiên nhiên hung bạo như sông nước Đà giang đã trở nên lớn lao , kỳ vĩ:
- Trước hết, vẻ đẹp của người lái đò thể hiện ở tài nghệ của một “tay lái ra hoa”. Nguyễn Tuân đã rất thành công khi tung ra một “đạo binh ngôn từ” hùng hậu để miêu tả cho thật hấp dẫn và hùng tráng cuộc thuỷ chiến sông Đà.Trong những cuộc thuỷ chiến ấy, ông đò đã bằng sự dũng cảm, phi thường, mưu trí để vượt qua hết vòng vi này đến vòng vi khác.Ông giành thế chủ động bởi ông ông lái đã “nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá”. Ông lái đò đã cưỡi lên thác ghềnh của sông Đà như một lão tướng dày dạn kinh nghiệm. Hình ảnh ông đò như mang dáng dấp của những anh hùng trong các thiên anh hùng ca thời cổ đại.
- Chất “vàng mười” trong tài trí con người ở đây còn là sự dũng cảm , gan dạ, tài ba của người cầm lái mà đường lái đạt đến độ điêu luyện, siêu phàm: ông “nghì cương lái miết phong nhanh vút vút cửa ngoài, cửa trong”, “thuyền như một mũi tên tre”…Ông lái đò như một nghệ sĩ tài ba với một nghệ thuật cao cường đang luồn tránh, lái lượn trên dòng nước hung bạo của Đà giang. Tài nghệ siêu phàm ấy chính là thứ “vàng mười” ngời ngời toả sáng giữa thiên nhiên hùng vĩ của Tổ quốc.
3. Kết bài
- Tóm lại, cái đẹp – cái quý giá bao giờ cũng vốn có trong thiên nhiên và con người. Nhưng biết nhìn thấy, biết cách làm cho mọi ngườicũng nhìn thấy lại không hề dễ dàng. Phải có sự kết hợp giữa cái tài và cái tâm của người nghệ sĩ mới làm được điều đó.
- Với một tình yêu lớn lao đối với Tổ quốc và nhân dân mình, Nguyễn Tuân đã đắm chìm trong cảnh và người Tây Bắc để phát hiện ra chất “vàng mười” quý giá của thiên nhiên và con người.
- Qủa vậy, bằng cảm hứng lãng mạn, bằng phép thuật ngôn từ, Nguyễn Tuân đã đem đến cho ta “chất vàng” quý giá của đời và làm giàu – làm sang cho tâm trí của chúng ta khiến ta biết yêu hơn con người và biết quý hơn thiên nhiên, đất nước mình.
bởi Hoàng My 02/01/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
1. Mở bài
- Giới thiệu được hoàn cảnh ra đời, mục đích sáng tác tùy bút sông đà của Nguyễn Tuân
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: “thứ vàng mười đã qua thử lửa” ở nhân vật người lái đò
2. Thân bài
a. Giải thích
- Giải thích một cách ngắn gọn ý của cụm từ “thứ vàng mười đã qua thử lửa” – từ dùng của Nguyễn Tuân – để chỉ vẻ đẹp tâm hồn của những con người lao động và chiến đấu trên vùng sông núi hùng vĩ và thơ mộng.
b. Cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn của ông lái đò sông Đà
- Ông lái đò được xây như một đại diện, một biểu tượng của nhân dân (không tên, tuổi, quê quán)
- Đó là một người lao động rất đỗi bình thường hoạt động trong một môi trường lao động khắc nghiệt, dữ dội.
- Ông am hiểu đối tượng mà mình đang chinh phục → Sự từng trải
- Ông mưu trí và dũng cảm để vượt qua những thử thách khắc nghiệt trong cuộc sống lao động hàng ngày
- Nghệ sĩ tài hoa
- Đó là một người lao động rất đỗi bình thường hoạt động trong một môi trường lao động khắc nghiệt, dữ dội.
→ Ông lái đò mang những phẩm chất cao đẹp của người lao động thời hiện đại mới: giản dị mà không kém phần hùng tráng, khỏe khoắn, cũng đầy mưu trí.
⇒ Đó là những con người tự do, làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc đời.
3. Kết bài
- Khái quát lại vấn đề
- Rút ra bài học cho bản thân
bởi Lê Minh Bảo Bảo 02/01/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
cảm ơn mn nhìu ạ
bởi duong thi le thuy 25/02/2018Like (0) Báo cáo sai phạm
Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Em muốn biết cách mở bài gián tiếp chỉ có tác giả tác phẩm mà không có hoàn cảnh sáng tác và phong cách nghệ thuật như vậy có được không
04/12/2022 | 1 Trả lời
-
Phân tích giúp mình bài Người Lái Đò Sông Đà
15/12/2022 | 0 Trả lời
-
Chào mọi người, giúp mình vài câu hỏi SGK bài thơ Tự do này với nhé
15/12/2022 | 0 Trả lời
-
Phân tích đoạn 1
Phân tích bài thơ
16/12/2022 | 0 Trả lời
-
"Cái chính ở đây là phải biết kịp thời quay mặt đi. Cái chính ở đây là đừng làm tổn thương trái tim em bé, đừng để cho em thấy những giọt nước mắt đàn ông hiếm hoi nóng bỏng lăn trên má anh."
02/04/2023 | 1 Trả lời
-
14/06/2023 | 1 Trả lời
-
Toàn bộ bài thơ Sóng, các khổ thơ đều có 4 câu, duy chỉ có khổ 5 là có 6 câu. Điều đó có ý nghĩa gì trong việc bộc lộ cảm xúa của nhân vật trữ tình.
13/06/2023 | 1 Trả lời
-
13/06/2023 | 1 Trả lời
-
14/06/2023 | 1 Trả lời
-
13/06/2023 | 1 Trả lời
-
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Nêu cảm nhận của anh (chị) về chi tiết căn buồng Mị ở có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay, trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi.?
Suy nghĩ ấy cho thấy điều gì trong thái độ sống của Mị ?
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Vì sao Mị phải làm dâu cho nhà thống lí Pá Tra? Câu chuyện đau buồn của Mị nói lên điều gì trong thân phận của những người dân nghèo miền núi?
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: "Giáp mặt thành phố ở Cồn Giã Viên, sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu."
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
Vì sao ông đò Lai Châu chỉ muốn cắm thuyền ở chỗ biên giới thủy phân cuối cùng của đá thác Sông Đà? Điều đó chứng tỏ ông đò là người như thế nào?
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà trong cuộc chiến đấu với con sông hung dữ. Từ đó, hãy cắt nghĩa vì sao, trong con mắt Nguyễn Tuân, thiên nhiên Tây Bắc quý như vàng, nhưng con người Tây Bắc mới thật xứng đáng là vàng mười của đất nước ta.
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Phát hiện thứ nhất của người nghệ sĩ nhiếp ảnh là gì? Anh đã phát hiện như thế nào về vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa trên biển sớm mù sương?
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Vì sao người dân xóm ngụ cư lại ngạc nhiên khi thấy Tràng đi cùng một người đàn bà lạ về nhà? Sự ngạc nhiên của các nhân vật trong truyện cho thấy nhà văn đã sáng tạo được tình huống truyện như thế nào? Tình huống đó có những tác dụng gì đối với nội dung, ý nghĩa của thiên truyện?
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
Kim Lân đã có những phát hiện tinh tế và sâu sắc như thế nào khi thể hiện niềm khát khao đó của nhân vật Tràng (lúc quyết định đến người đàn bà theo về, trên đường về xóm ngụ cư, buổi sáng đầu tiên có vợ...)?
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
Hình tượng bao trùm xuyên suốt bài thơ là hình tượng sóng. Mạch liên kết các khổ thơ là những khám phá liên tục về sóng. Hãy phân tích hình tượng này.
21/06/2023 | 1 Trả lời