YOMEDIA
NONE

Dữ dội và dịu êm Ổn ào và lặng lẽ Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể Trong khổ thơ trên sông và bể có gì khác nhau?

Câu1: “Dữ dội và dịu êm Ổn ào và lặng lẽ Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể” Trong khổ thơ trên sông và bể có gì khác nhau? Tại sao sông phải ra bể, hành trình từ sông ra bể nói lên điều gì? Câu 2: Trong đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điền tác giả đã sử dụng kiến thức Văn hoá và Văn học dân gian. Vậy em hiểu gì về văn hoá và văn học? Lấy trong đoạn trích mỗi khái niệm 2 ví dụ để chứng minh?
Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • Sông: khoảng không gian chật hẹp, bó buộc -> có thể hiểu là sự không đồng điệu, thấu hiểu trong tình yêubroken heart

    Bể: nơi rộng lớn, mênh mông, không gò bó, thỏa sức vẫy vùng -> hoặc là chân trời mới- nơi tìm được tiếng nói chung, sự đồng cảm.yes

    Sông ra bể để tìm kiếm lẽ sống đích thực, nơi mình sẽ được thấu hiểu. Trong tình yêu cũng thế, tình yêu là quá trình tự khám phá, tự nhận thức bản thân, mạnh mẽ thoát khỏi sự tầm thường để vươn đến tình yêu vĩnh hằng.heart

    Văn hóa là sử dụng những yếu tố truyền thống đặc trưng của một dân tộc, được hình thành trong quá trình lao động, dựng nước, giữ nước và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong bài thơ Đất Nước đã nhắc đến những truyền thống văn hóa như: tục ăn trầu, búi tóc, trồng tre đánh giặc,...

    Văn học dân gian gồm các từ ngữ thân thuộc, mộc mạc, bình dị, vận dụng tục ngữ, ca dao:

    - Truyền thuyết: Thánh Gióng,...

    - Sử dụng hình ảnh: muối-gừng ( Tay bưng đĩa muối chén gừng/ Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau), rơm con cúi, hạt gạo ( Ăn trái nhớ kẻ trồng cây/ Ăn gạo nhớ kẻ đâm, xay, giần, sàng),...

     

      bởi Huynh Thi Thanh Han 10/01/2022
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON