YOMEDIA
NONE

Cảm nhận 2 khổ thơ đầu của bài Người đi tìm hình của nước

Cảm nhận 2 khổ thơ đầu của bài thơ ''Người đi tìm hình của nước' của nhà thơ chế lan viên

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (2)

  • Khổ 1:

    Hình ảnh Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước :

    “Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi”

    Cách ngắt nhịp thơ 5/5 và dấu chấm giữa câu làm cho dòng thơ mở đầu mười chữ bị ngắt làm hai đoạn nói lên tình cảnh bức bách và tâm trạng quyến luyến

    Đau xót trước cảnh quê hương, “đất nước đẹp vô cùng” đắm chìm trong cảnh lầm than, nô lệ nên “Bác phải ra đi”. Trong bóng Người mang nặng nỗi đau mất nước, nhân dân đau khổ, tủi nhục dưới ách thống trị của thực dân Pháp, nó thôi thúc Bác quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân.

    Với niềm xúc động chân thành, Chế Lan Viên đã cảm nhận sâu sắc cuộc hành trình trên đại dương bao la. Nhà thơ như muốn hóa thân thành con sóng đưa Bác vượt trùng khơi :

    “Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác”

    Câu thơ đến đột ngột thể hiện tâm trạng vội vàng, cuống quýt như muốn kịp theo chân Bác để cùng chia sẻ những nỗi vất vả, gian truân trong cuộc hành trình. Hình ảnh tưởng tượng làm sống lại giây phút lịch sử thiêng liêng. Nó thể hiện lòng kính yêu, lưu luyến của tác giả Con tàu đưa Bác xa dần, xa dần

    “Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất

    Bố phía nhìn không một bóng hàng tre”

    Hình ảnh “bờ bãi”, “làng xóm”, “hàng tre” có giá trị gợi cảm là biểu tượng cho quê hương xứ sở

    Từ “bốn phía” gợi không gian mênh mông, rộng lớn. Các từ “dần lui”,“khuất”, “không một bóng” diễn tả tâm trạng bồi hồi, nỗi cô đơn, bơ vơ của người ra đi

    Động từ “nhìn” biểu lộ tâm trạng nhớ nước nhớ quê nhà pha lẫn nỗi đau thương da diết, nỗi nhớ đầy đau thương như thấm sâu vào lòng người xa xứ

    Khổ hai:

    Tiếp tục khơi sâu tình cảm, tâm trạng buồn đau nhớ nước của Bác:

    “Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ

    Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương”

    Trong “Đêm xa nước đầu tiên” ấy, lòng Bác trĩu nặng nỗi nhớ thương quê hương da diết khôn nguôi. Người trằn trọc, thao thức không sao chợp mắt bởi nỗi nhớ của người ra đi thật sâu sắc và thấm thía.

    Sóng nước nơi nào cũng là sóng nước. Nhưng trái tim có lý lẽ riêng: đã không phải nước trời quê hương thì tất cả đều xa lạ, ngỡ ngàng: “Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương”. Và người ra đi chỉ nằm nghe sóng vỗ ở mạn tàu. Tiếng sóng càng trở nên xa lạ, nỗi đau như tăng dần lên

    Tâm trạng con người giữa trùng dương mênh mông đi tìm đường cứu nước đang mang nặng tình quê hương sâu nặng :

    “ Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở

    Xa nước rồi càng hiểu nước đau thương "

    Lòng lưu luyến khi từ biệt làm cho đất nước đẹp vô cùng, khi xa mảnhđất quê hương, xa đất nước thân yêu mới càng thấm thía đất nước đau thương. Hai câu thơ nhẹ nhàng, tha thiết như lời tâm sự sâu lắng của người con nhớ quê hương đất nước da diết, khôn nguôi. Tình yêu nước đó rất đỗi nồng nàn, thiết tha, sâu sắc.

      bởi Phạm Quỳnh Phương 08/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • "Người đi tìm hình của nước" là bài thơ đặc sắc của Chế Lan Viên viết về Bác Hồ kính yêu, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Bài thơ đã ghi lại một hành trình gian khổ nhưng vô cùng vinh quang của người chiến sĩ vĩ đại suốt 30 năm trời bôn ba hải ngoại (1911-1941) để tìm đường cứu nước.

    Đoạn thơ dưới đây trích trong phần thứ hai của bài thơ nói về những gian khổ phải vượt qua, tấm lòng yêu nước nồng nàn và nỗi day dứt của Bác trong những năm tháng sống và hoạt động ở hải ngoại. Giọng thơ vang lên tha thiết bồi hồi:

    ... "Có nhớ chăng hỡi gió rét thành Ba Lê...

    ... Xanh biết mấy là trời xanh Tổ quốc...

    Khi tự do về chói ở trên đầu"...

    Khổ thơ đầu tái hiện một thời gian khổ khi Bác sống ở thủ đô Ba Lê nước Pháp và kinh thành Luân Đôn nước Anh. Lúc cuốc tuyết, lúc làm bồi bàn để kiếm sống và học tập. Bác đã trải qua muôn vàn khó khăn, thiếu thốn. Gió rét và sương mù được nhân hóa như những nhân chứng lịch sử. Nhà thơ hỏi gió rét và sương mù "có nhớ chăng" và "ngươi có nhớ. Bao xúc động lắng đọng trong từng vần thơ:

    "Có nhớ chăng hỡi gió rét thành Ba Lê...

    Và sương mù thành Luân Đôn ngươi có nhớ..."

    Để chống lại cái rét mùa đông u châu, trong điều kiện áo chăn thiếu thốn, mỗi sáng trước lúc đi làm, Bác lấy một viên gạch đặt vào bếp lò, đến tối đi làm về đem gạch lót dưới giường nằm cho đỡ rét. Nhà thơ đã nhắc lại chi tiết ấy bằng một câu thơ tuyệt hay: "Một viên gạch hồng Bác chống lại cả một mùa băng giá". Lấy cái nhỏ bé "một viên gạch hồng" tương phản với cái vô cùng đáng sợ "cả một mùa băng giá", tác giả đã khắc họa một nghị lực phi thường của người chiến sĩ cách mạng chân chính.

    Động từ "chống lại" và hình ảnh "giọt mồ hôi..." góp phần làm nổi bật bản lĩnh kiên cường của Bác. Chế Lan Viên không lấy số liệu để minh họa sự kiện, trái lại đã lấy hình tượng để miêu tả sự kiện, từ đó gợi mở một trường liên tưởng, khơi gợi trong tâm hồn người đọc lòng kính trọng và cảm phục đối với Bác Hồ kính yêu.

    Khổ thơ sau, từ láy "lênh đênh" diễn tả một đời bồi tàu trôi nổi gian truân theo sóng bể. Bác không phải làm bồi tàu là chỉ để kiếm sống mà với một mục đích cao xa. Chữ "hỏi" trong đoạn thơ sẽ nói rõ mục đích cao xa ấy:

    "Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể

    Người đi hỏi khắp bóng cờ Châu Mỹ, Châu Phi

    Những đất tự do, những trời nô lệ

    Những con đường cách mạng đang tìm đi."

    "Châu Mỹ, Châu Phi", "những đất tự do", "những trời nô lệ", "những con đường cách mạng"... những châu lục, những quốc gia, những vùng địa lí mênh mông khắp mọi chân trời mà người thanh niên Nguyễn Ái Quốc đã đặt chân tới và "hỏi khắp" hỏi hết. Không gian nghệ thuật ấy đã làm hiện lên hình ảnh một chiến sĩ có trái tim cách mạng sục sôi, đi khắp mọi nơi để học hỏi chân lí, tìm đường cứu nước, bước chân không ngừng, không nghỉ, tầm mắt không bị giới hạn. Ba lần nhắc lại chữ "những": "những đất tự do", "những trời nô lệ, những con đường cách mạng đang tìm đi", giọng điệu thơ vang lên thiết tha, đặc tả khát vọng tự do độc lập sáng bừng lên trong tâm hồn Bác.

    Nói về lòng yêu nước mãnh liệt của người đi tìm hình của nước, Chế Lan Viên có một cách nói rất hay:

    "Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước

    Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà

    Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc

    Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa."

    Suốt đêm ngày, lúc thức cũng như lúc chiêm bao, lúc nào Bác cũng nhớ đến nước, nghĩ đến quê nhà. Nghệ thuật đối: "Đêm mơ nước ngày thấy hình của nước", biện pháp đối lập: "miếng ngon" với "đắng lòng" đã tô đậm lòng nồng nàn yêu nước của Bác. "Đắng lòng", "chẳng yên lòng" nói lên nỗi đau của người mất nước. Tất cả tâm hồn, lí trí, tất cả thời gian những năm sống ở hải ngoại, Bác đều dành trọn vẹn cho đất nước và nhân dân. Ít thấy nhà thơ nào nói về lòng yêu nước của Bác Hồ sâu sắc mãnh liệt như Chế Lan Viên.

    Nghệ thuật dùng từ, đặt câu, xây dựng hình ảnh, giọng thơ của Chế Lan Viên luôn luôn biến đổi, biến hóa. Ông đã tạo nên một loạt câu hỏi tu từ để nói lên những trăn trở băn khoăn, day dứt trong tâm hồn Bác về độc lập, tự do, về màu cờ, sắc áo, tiếng hát, về tiến độ của dân tộc, về tương lai của đất nước. Câu thơ nọ nối tiếp câu thơ kia như những đợt sóng triền miên vỗ: "Ngày mai dân ta sẽ sống sao đây?... Rồi cờ sẽ ra sao? Tiếng hát sẽ ra sao? Nụ cười sẽ ra sao?...". m điệu vần thơ vang lên nung nấu như xoáy sâu vào lòng người. Một thành công nữa của tác giả là đã xây dựng được một số hình tượng kì vĩ mang màu sắc thần thoại gợi tả sự vươn mình của dân tộc mai sau:

    "Bao giờ dải Trường Sơn bừng giấc ngủ

    Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây?"

    Dù đó mới chỉ là mơ ước. Nhưng mơ ước nào mà chẳng đẹp? Mơ ước của người đi tìm hình của nước mới đẹp đẽ biết bao. Chính mơ ước ấy đã tạo nên động lực niềm tin để Bác Hồ đi tới Cách mạng tháng Tám,

    Ba câu cuối chói ngời hi vọng. Giọng thơ thiết tha, bồi hồi. Hai chữ "xanh" kèm theo một chữ "đi", một chữ "chói", khát vọng về độc lập tự do như ngọn lửa bừng sáng đất trời:

    "Ôi độc lập?

    Xanh biết mấy là trời xanh Tổ quốc

    Khi tự do về chói ở trên đầu!...".

    Đoạn thơ hay vì có hình tượng đẹp, vì giàu truyền cảm. Ý thơ sâu sắc khi nói về nghị lực, lòng yêu nước và ước mơ, băn khoăn của Bác Hồ. Đoạn thơ đa thanh về giọng điệu, về nghệ thuật đặt câu biến hóa thân tình. Hình ảnh Bác Hồ những năm bôn ba hải ngoại đã được khắc họa trong không khí lịch sử trang nghiêm. Khát vọng về độc lập và tự do của Bác Hồ qua những vần thơ tráng lệ đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm hồn mỗi chúng ta.

      bởi Love Linkin'Park 09/07/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON