Bình luận về vẻ đẹp sông Hương trong Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Bình luận về vẻ đẹp sông Hương trong Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Trả lời (1)
-
"Ai đã đặt tên cho dòng sông" là một bài kí đầy chất thơ của Hoàng Phủ Ngọc Tường viết về Hương Giang. Nhắc đến Huế là du khách nhớ đến sông Hương; nhắc đến sông Hương là ta nhớ đến Huế. Ngự Bình, sông Hương, chùa Thiên Mụ lăng tẩm các vua chúa nhà Nguyễn,... là những thắng cảnh của cố đô Huế.
Bạn tôi đã có lần hát trong đêm liên hoan văn nghệ toàn trường đầu năm học:
Đã đôi lần đến với Huế mộng mơ
Tôi ôm ấp một tình yêu dịu ngọt...
Sông Hương có cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, tình tứ.
Lần theo tác giả ta đi tìm vẻ đẹp sông Hương, đi từ thượng nguồn cho đến đoạn sông Hương rời kinh thành Huế.
Giữa mái núi phía đông Trường Sơn, đầu nguồn, sông Hương là "một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác"... Con sông quê mẹ trở nên "dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng". Nó mang vẻ đẹp "phóng khoáng và man dại" như một nửa cuộc đời cô gái Di-gan trước khi trở thành "người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở". Và khi đến chân núi Kim Phượng, nó đã thay hình đổi sắc một cách kỳ lạ, đã đóng kín bí mật "cuộc hành trình gian truân" mà nó đã vượt qua.
Từ nga ba Tuần đến chân đồi Thiên Mụ, sông Hương như một người con gái đang "ngủ mơ màng" vừa vượt qua cánh đồng Châu Hóa đầy hoa đại được đánh thức bởi "Người tình mong đợi". Nó chuyển dòng, nó uốn lượn và "chuyển dòng một cách liên tục". Nó được nhân hóa như một thiếu nữ xinh đẹp làm duyên. Qua điện Hòn Chén, Ngọc Trản, sông Hương qua bãi Nguyệt Biều, Lương Quán, rồi "ôm lấy chân đồi Thiên Mụ" để lắng nghe tiếng chuồng chùa ngân rung trong bóng hoàng hôn. Qua Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo, nó mê ngắm nhìn những thành quách, những lăng tẩm vua chúa, qua những đồi thông xanh biếc, sông Hương phẳng lặng hơn, "mềm như tấm lụa", gương sông trở nên lấp lánh như một cô gái luôn thay đổi màu áo "sớm xanh, trưa vàng, chiều tím". Giữa phong cảnh "Bốn bề núi phủ mây phong // Mảnh trăng thiên cổ, bóng tùng vạn niên" của Khiêm Lãng, sông Hương mang vẻ đẹp "trầm mặc... như triết lí, như cổ tích". Nó trở nên phẳng lặng hơn, mơ màng và tình tứ hơn giữa âm thanh "bát ngát tiếng gà" của những xóm làng trung du.
Sông Hương phẳng lặng hơn, rộng thoáng hơn, từ đôi bờ sông ta thấy thuyền xuôi ngược chỉ bé bằng con thoi" lúc canh khuya còn văng vẳng tiếng hò giã gạo, điệu lí của dân chài.
Đoạn sông từ ngã ba Tuần đến đồi Thiên Mụ, sông Hương xinh đẹp hẳn lẽn trong muôn ngàn cảnh sắc thiên nhiên, nó còn mang vẻ đẹp u tịch của chùa chiền, thành quách, lăng tẩm, sông Hương ẩn chứa trong lòng vẻ đẹp cổ kính lịch sử, văn hóa.
Sông Hương đã đến với người tình mong đợi. Giữa vùng biền bãi xanh biếc ngoại ô kim long, nó rạng rỡ và "vui tươi hẳn lên" khi nó nhìn thấy cầu Tràng Tiền, chiếc cầu trắng "in ngần trên bầu trời, nhỏ nhắn như vành trăng non". Đó là niềm vui ước hẹn, gặp gỡ.
Cồn Giã Viên và Cồn Hến ở đầu và cuối thành phố tựa như hai cù lao xanh như níu giữ sông Hương lại để tâm tình. Sông Hương mềm hẳn đi, mạt nước êm đềm hơn, trong xanh hơn mà nhà thơ Thu Bồn, một lần nhắc đến thăm Huế đã rung cảm khẽ hát lên:
"Con sông dùng dằng, con sông không chảy
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu".
Hoàng Phủ Ngọc Tường cho ta biết sông Hương là con sông "nằm ngay thành phố yêu quý", nó đã làm tôn "Huế đẹp và thơ", nó là "cô gái Huế xinh đẹp, dịu dàng và đa tình" mà một du khách Ý đã nói.
Ai đã ngắm nhìn sông Hương trong đêm hội hoa đăng rằm tháng bảy mới cảm thấy lòng mình như tỉnh như mơ khi bâng khuâng ngắm nhìn "hàng trăm nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh" từ điện Hòn Chén trôi về. Tình người tỏa sáng tình sông nước.
Phía dưới cầu Tràng Tiền, sông Hương "ngập ngừng như muốn đi muốn ở, chao nhẹ trêm mặt nước như những vấn vương của một nỗi lòng". Đó là ân nghĩa, ân tình.
Sông Hương ròi kinh thành ra đi. Nhiều ngập ngừng, lưu luyến. Ở đời mọi cuộc giã biệt đều man mác buồn. Giữa màu xanh tre trúc và những vườn cau vùng Vĩ Dạ, Sông Hương lại đổi dòng, lại uốn lượn đế được gặp lại thành phố lần cuối cùng ở góc thị trấn Bao Vinh, "như sực nhớ lại một điều gì chưa kịp nói", tác giả bài kí cho rằng đó là "nỗi vương vấn,cả một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu". Ở đây, đã bao đời nay có nhiều ca nhi hát và đàn Nam ai, Nam bình nổi tiếng tài sắc. Ở đây, chỗ chia tay này, sông Hương "có cái gì rất lạ với tự nhiên và rất giống con người". Hoàng Phủ Ngọc Tường nhắc lại và bỏ lửng một câu thơ Kiều để nói lên lời hẹn ước của con sông Hương mang tình lưu luyến của một giai nhân với tấm lòng son sắt thủy chung: "Còn non còn nước, còn dài/ Còn về, còn nhớ,...".
Du khách nào đã đến Vĩ Dạ, ngắm cau, ngắm trúc, ngắm sông Hương, và được thưởng thức tiếng đàn tranh từ một ngôi nhà cổ thánh thót ngân nga, rồi khe ngâm một vài câu thơ của Hàn Mặc Tử: "Vườn ai mướt quá xanh như ngọc / Lá trúc che ngang mặt chữ điền..",
Nói rằng sông Hương cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, mà còn phải nghĩ nhiều đến vẻ đẹp lịch sử, vẻ đẹp văn hóa của sông Hương.
Sông Hương - dòng sông của lịch sử, dòng sông của thơ ca, của văn hóa, là ngọc bích của cố đô Huế". Nhiều thi nhân đã cất bút đề thơ vào dòng sông thơ mộng. Với Tản Đà là "Dòng sông trắng, lá cây xanh... Với Cao Bá Quát, sông Hương đáy hùng khí được hun đúc nên "như kiếm dựng trời xanh". Tố Hữu, đứa con thương yêu của Huế với đầy tình thương nhớ: "Hương Giang ơi! Qua tim ta vẫn ngày đêm tự tình...".
Thời các vua Hùng, Hương Giang là "con sông biên thùy xa xôi"; thời Trần - Lê nó là "con sông viễn châu"; nó là nơi Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế rồi thẳng tiến ra Thăng Long quét sạch 20 vạn quân Tôn Sĩ Nghị ra khỏi bờ cõi. Ngày 23/8/1945, lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên đỉnh Ngọ Môn, v.v...
Huế có 99 chùa, có Đông Ba, Gia Hội, Diệu Đế... Có nhiều lăng tẩm vừa cổ kính vừa nguy nga. Huế và Sông Hương có vẻ đẹp sâu xa là "những trầm tích văn hóa, lịch sử".
Dân làng hoa nào ở Huế đã nấu nước trăm loài hoa thơm đổ xuống sông để sông Hương mang cái tên con sông Thơm? Ai còn nhớ huyền thoại đó? Và để nhân dân ta nhớ Huế là nhớ sông Hương, nhớ màu tím Huế trong chiếc áo cưới của người con gái Huế.
Tôi vô cùng xức động được đọc, được học 2 bài kí nổi tiếng, đó là "Người lái đò sông Đà" của Nguyễn Tuân, và "Ai đã đặt tên cho dòng sông" của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Con sông nào cũng đẹp, bài kí nào cũng hay, cũng thú vị biểu lộ niềm tự hào về giang sơn gấm vóc.
bởi thu hằng 11/12/2019Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Em muốn biết cách mở bài gián tiếp chỉ có tác giả tác phẩm mà không có hoàn cảnh sáng tác và phong cách nghệ thuật như vậy có được không
04/12/2022 | 1 Trả lời
-
Phân tích giúp mình bài Người Lái Đò Sông Đà
15/12/2022 | 0 Trả lời
-
Chào mọi người, giúp mình vài câu hỏi SGK bài thơ Tự do này với nhé
15/12/2022 | 0 Trả lời
-
Phân tích đoạn 1
Phân tích bài thơ
16/12/2022 | 0 Trả lời
-
"Cái chính ở đây là phải biết kịp thời quay mặt đi. Cái chính ở đây là đừng làm tổn thương trái tim em bé, đừng để cho em thấy những giọt nước mắt đàn ông hiếm hoi nóng bỏng lăn trên má anh."
02/04/2023 | 1 Trả lời
-
14/06/2023 | 1 Trả lời
-
Toàn bộ bài thơ Sóng, các khổ thơ đều có 4 câu, duy chỉ có khổ 5 là có 6 câu. Điều đó có ý nghĩa gì trong việc bộc lộ cảm xúa của nhân vật trữ tình.
13/06/2023 | 1 Trả lời
-
13/06/2023 | 1 Trả lời
-
14/06/2023 | 1 Trả lời
-
13/06/2023 | 1 Trả lời
-
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Nêu cảm nhận của anh (chị) về chi tiết căn buồng Mị ở có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay, trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi.?
Suy nghĩ ấy cho thấy điều gì trong thái độ sống của Mị ?
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Vì sao Mị phải làm dâu cho nhà thống lí Pá Tra? Câu chuyện đau buồn của Mị nói lên điều gì trong thân phận của những người dân nghèo miền núi?
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: "Giáp mặt thành phố ở Cồn Giã Viên, sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu."
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
Vì sao ông đò Lai Châu chỉ muốn cắm thuyền ở chỗ biên giới thủy phân cuối cùng của đá thác Sông Đà? Điều đó chứng tỏ ông đò là người như thế nào?
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà trong cuộc chiến đấu với con sông hung dữ. Từ đó, hãy cắt nghĩa vì sao, trong con mắt Nguyễn Tuân, thiên nhiên Tây Bắc quý như vàng, nhưng con người Tây Bắc mới thật xứng đáng là vàng mười của đất nước ta.
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Phát hiện thứ nhất của người nghệ sĩ nhiếp ảnh là gì? Anh đã phát hiện như thế nào về vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa trên biển sớm mù sương?
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Vì sao người dân xóm ngụ cư lại ngạc nhiên khi thấy Tràng đi cùng một người đàn bà lạ về nhà? Sự ngạc nhiên của các nhân vật trong truyện cho thấy nhà văn đã sáng tạo được tình huống truyện như thế nào? Tình huống đó có những tác dụng gì đối với nội dung, ý nghĩa của thiên truyện?
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
Kim Lân đã có những phát hiện tinh tế và sâu sắc như thế nào khi thể hiện niềm khát khao đó của nhân vật Tràng (lúc quyết định đến người đàn bà theo về, trên đường về xóm ngụ cư, buổi sáng đầu tiên có vợ...)?
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
Hình tượng bao trùm xuyên suốt bài thơ là hình tượng sóng. Mạch liên kết các khổ thơ là những khám phá liên tục về sóng. Hãy phân tích hình tượng này.
21/06/2023 | 1 Trả lời