Bàn luận về ý kiến đánh giá: "Tuyên ngôn độc lập một văn kiện có trị lịch sử to lớn, một bài văn chính luận ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, đanh thép..."
Có ý kiến đánh giá: "Tuyên ngôn độc lập một văn kiện có trị lịch sử to lớn, một bài văn chính luận ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, đanh thép, lời lẽ hùng hồn, đầy sức thuyết phục”. Hãy bàn luận về ý kiến trên.
Trả lời (2)
-
Vào những thời điểm chuyển mình của lịch sử một dân tộc thường xuất hiện những áng văn bất hủ, đánh dấu cho một thời đại. Không phải ngẫu nhiên người ta hay nhắc đến những bản tuyên ngôn nổi tiếng thế giới như Tuyên ngôn Độc Lập của người Mĩ năm 1776, Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791. Lịch sử dân tộc ta cũng có những bản tuyên ngôn như vậy. Đó là Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi vào thế kỉ XV và Tuyên ngôn Độc lập tự do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc ngày 2-9- 1945 tại quảng trường Ba Đình lịch sử. Có ý kiến cho rằng: một văn kiện có trị lịch sử to lớn, một bài văn chính luận ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, đanh thép, lời lẽ hùng hồn, đầy sức thuyết phục”. Có thể nói bản Tuyên ngôn là kết tinh trí tuệ của thời đại, là kết quả của “bao nhiêu hi vọng, gắng sức và tin tưởng” của hơn hai mươi triệu nhân dân Việt Nam.
Ngày 26 tháng 8 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Việt Bắc về tới Hà Nội. Tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, người soạn thảo bản Tuyên ngôn và sau đó. Người thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đọc bản Tuyên ngôn Độc lập trước 50 vạn đồng bào. Sự kiện trọng đại ấy đã để lại dấu ấn sâu sắc vào lịch sử như một mốc son chói lọi. Nhưng ta sẽ không hiểu hết tầm vóc và ý nghĩa của tác phẩm nếu không trở lại với không khí chính trị căng thẳng, nghiêm trọng cách đây hơn nửa thế kỉ. Bản Tuyên Ngôn, vì thế đã đóng vai trò hoàn tất một sứ mệnh lịch sử. Không còn nghi ngờ gì nữa, sự ra đời đúng lúc của bản Tuyên ngôn Độc lập đã chặn đứng âm mưu tái chiếm Việt Nam của thực dân Pháp chống lại ý đồ can thiệp vào Việt Nam các đế quốc khác, mở đầu cho làn sóng giải phóng thuộc địa ở châu Á, khẳng định chủ quyền và nâng cao địa vị của dân tộc ta trên trường quốc tế. Bản Tuyên ngôn cũng đã chính thức chấm dứt 80 năm đô hộ của thực dân Pháp, năm năm cướp bóc, giày xéo của phát xít Nhật và nghìn năm chế độ phong kiến. Với ý nghĩa như vậy bản Tuyên ngôn Độc lập đã thực sự khai sinh ra một nước Việt Nam mới, mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do cho dân tộc ta.
Bên cạnh những giá trị to lớn đã nói ở trên, bản Tuyên ngôn còn là một bản văn chính luận tiêu biểu xuất sắc. Nó đã được viết trong cơn trở dạ của lịch sử để tạo ra bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam, đồng thời nó cũng là kết quả của niềm khao khát tự do, độc lập cháy bỏng của dân tộc Việt Nam đã tích tụ hàng ngàn năm. Bởi vậy, người đọc luôn luôn bị sự chinh phục lớn lao, mạnh mẽ của một áng hùng văn được kết tinh bởi trí tuệ và tâm huyết Hồ Chí Minh - Người con ưu tú của dân tộc - và bởi tự bản thân tác phẩm - tiếng nói chân lí cùa thời đại. Mọi chân lí đều hết sức giản dị. Đây cũng là phẩm chất tiêu biểu tạo nên vẻ đẹp đầu tiên của Bản Tuyến ngôn Độc lập. Ít có tác phẩm chính luận nào trong văn học xưa nay lại có bố cục ngắn gọn, súc tích như vậy.
Trước hết, là một thông điệp chính trị, bản Tuyên ngôn nhằm hướng tới những mục đích thức thời, quan trọng có tính cấp thiết, bức bách, nước sôi, lửa bỏng. Trong một tình thế như vậy, sự ngắn gọn, mạch lạc sẽ tạo nên hiệu quả thông tin nhanh chóng và triệt để. Tất nhiên, không phải sự ngắn gọn nào cũng tạo nên tính chất súc tích, cô đọng và không phải sự cô đọng nào cũng hàm chứa sức mạnh. Bản Tuyên ngôn dường như chỉ xoáy sâu vào hai vấn đề lớn. Thứ nhất: phủ nhận hoàn toàn quyền dính líu tới Việt Nam của thực dân Pháp; thứ hai: khẳng định quyền độc lập và quyết tâm sắt đá bảo vệ quyền độc lập đó. Vì những mục tiêu này, các ý tưởng, các kiểu câu đều tuân theo nguyên tắc mạch lạc, ngắn gọn, sáng sủa.
Như đã nói ở trên, văn kiện lịch sử này không chỉ được đọc trước quốc dân đồng bào mà còn trước thế giới. Đây còn là thái độ của chúng ta trước kẻ thù, cho nên, bản Tuyên ngôn Độc lập đã mở đầu bằng việc viện dẫn hai bản Tuyên ngôn nổi tiếng của hai cường quốc Pháp và Mĩ, từ đó suy rộng ra về quyền độc lập dân tộc (bên cạnh quyền con người và quyền công dân) như một lẽ phải không ai chối cãi được. Vậy mà hơn 80 năm, thực dân Pháp đã bất chấp lẽ phải ấy; chúng lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái để nô dịch nhân dân ta. Hành động của chúng là sự chà đạp lên chân lí, trái với đạo lí và chính nghĩa, đi ngược lại những lời tuyên ngôn mà Cách mạng Pháp đã đề ra. Không chỉ tố cáo những tội ác của thực dân Pháp, tác giả bản Tuyên ngôn còn vạch trần bộ mặt phản bội của chúng, khẳng định một cách dứt khoát quyền tự do, độc lập chính đáng của dân tộc Việt Nam.Tất cả những lí lẽ và bằng chứng đưa ra đều được cấu trúc trong một hệ thống lập luận chặt chẽ, đanh thép nhằm chống lại những ngụy thuyết thực dân, những mưu đồ xám lược của các lực lượng đế quốc nhằm giữ vững chính quyền - vấn đề quan trọng nhất đối với vận mệnh dân tộc ta lúc bấy giờ. Điều cần nói là, bản Tuyên ngôn đã không khởi đầu bằng việc nêu lên truyền thống chống ngoại xâm bảo vệ chủ quyền dân tộc từng chói ngời trong sử sách qua các triều đại Đinh, Lí, Trần, Lê... mà xuất phát từ các nguyên tắc do chính các nước tư bản đã nêu ra và thừa nhận, đặc biệt là các nước thuộc phe Đồng minh. Rõ ràng trong lập luận, tác giả bản Tuyên ngôn vừa chứng tỏ sự tôn trọng thành quả văn hóa của nhân loại, vừa ngầm buộc các cường quốc phải tự ngẫm lại mình mà thừa nhận quyền độc lập của dân tộc Việt Nam. Để tố cáo thực dân Pháp, tác giả đã vạch năm tội ác về chính trị, bốn tội ác về kinh tế cùng hàng loạt sự phản bội đê hèn và trắng trợn vào những thời điểm cụ thể nên dù muốn, chúng cũng không thể nào chối cãi được. Để đánh tan những mơ hồ, những “mập mờ đánh lận con đen” mà thực dân Pháp đã cố dựa vào như một ngụy thuyết để rắp tâm quay trở lại thống trị đất nước ta, một lần nữa, tác giả vạch rõ: “Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương đế mở thêm căn cứ đánh Đồng minh, thì bọn thực đân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật. "(...) Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. (...) Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp."
Với bút lực mạnh mẽ của một trí tuệ siêu việt, với sự thấu hiểu tình hình chính trị một cách sâu sắc, bằng những chứng cứ đầy đủ và xác thực, bản Tuyên ngôn thực sự là bản cáo trạng đanh thép lên án mạnh mẽ tội ác của thực dân Pháp. Tuy nhiên, sức mạnh chinh phục của bản Tuyên ngôn còn là ở sự chính xác và giàu sức biểu cảm của hệ thống ngôn từ, chẳng hạn sau khi viện dẫn hai bản Tuyên ngôn, nhưng không dừng lại ở nội dung hai bản Tuyên ngôn đó mà suy rộng ra về quyền độc lập dân tộc. Tác giả khẳng định: “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”. Khi nói về tội ác của thực dân Pháp, tác giả viết: “chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào”, “chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu...”, “chúng ràng buộc (...), chúng bóc lột (...), chúng cướp (...), chúng giữ độc quyền (...), chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị...”. Khi tuyên bố thoát li hẳn với thực dân Pháp, bản Tuyên ngôn có những từ vừa chính xác, vừa chọn lọc: “xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về (chứ không phải với) nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam...”. Ngoài ra, việc sử dụng hàng loạt điệp từ, điệp ngữ vừa tạo hiệu quả cao trong việc khẳng định các ý tưởng, vừa bảo đảm chính xác và sức mạnh cho lí lẽ vừa gợi xúc cảm nhằm tác động đến nhân tâm, thôi thúc người nghe nhận ra và thừa nhận chân lí. Tất cả những điều đó đã khẳng định trình độ nghệ thuật xuất sắc của tác giả, đưa Tuyên ngôn Độc lập trở thành mẫu mực của thể văn chính luận.
Đã hơn nửa thế kỉ trôi qua nhưng Tuyên ngôn Độc lập vẫn là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn đồng thời là một tác phẩm chính luận xuất sắc mẫu mực. Tuyên ngôn Độc lập - mở đầu cho kỉ nguyên độc lập, tự do, tạo điều kiện cho mọi thay đổi căn bản của đời sống dân tộc trong đó có văn học.
bởi thủy tiên 02/12/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Đề bài: Có ý kiến đánh giá: "Tuyên ngôn độc lập một văn kiện có trị lịch sử to lớn, một bài văn chính luận ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, đanh thép, lời lẽ hùng hồn, đầy sức thuyết phục”. Hãy bàn luận về ý kiến trên.
Bài làm
Vào những thời điểm chuyển mình của lịch sử một dân tộc thường xuất hiện những áng văn bất hủ, đánh dấu cho một thời đại. Không phải ngẫu nhiên người ta hay nhắc đến những bản tuyên ngôn nổi tiếng thế giới như Tuyên ngôn Độc Lập của người Mĩ năm 1776, Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791. Lịch sử dân tộc ta cũng có những bản tuyên ngôn như vậy. Đó là Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi vào thế kỉ XV và Tuyên ngôn Độc lập tự do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc ngày 2-9- 1945 tại quảng trường Ba Đình lịch sử. Có ý kiến cho rằng: một văn kiện có trị lịch sử to lớn, một bài văn chính luận ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, đanh thép, lời lẽ hùng hồn, đầy sức thuyết phục”. Có thể nói bản Tuyên ngôn là kết tinh trí tuệ của thời đại, là kết quả của “bao nhiêu hi vọng, gắng sức và tin tưởng” của hơn hai mươi triệu nhân dân Việt Nam.
Ngày 26 tháng 8 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Việt Bắc về tới Hà Nội. Tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, người soạn thảo bản Tuyên ngôn và sau đó. Người thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đọc bản Tuyên ngôn Độc lập trước 50 vạn đồng bào. Sự kiện trọng đại ấy đã để lại dấu ấn sâu sắc vào lịch sử như một mốc son chói lọi. Nhưng ta sẽ không hiểu hết tầm vóc và ý nghĩa của tác phẩm nếu không trở lại với không khí chính trị căng thẳng, nghiêm trọng cách đây hơn nửa thế kỉ. Bản Tuyên Ngôn, vì thế đã đóng vai trò hoàn tất một sứ mệnh lịch sử. Không còn nghi ngờ gì nữa, sự ra đời đúng lúc của bản Tuyên ngôn Độc lập đã chặn đứng âm mưu tái chiếm Việt Nam của thực dân Pháp chống lại ý đồ can thiệp vào Việt Nam các đế quốc khác, mở đầu cho làn sóng giải phóng thuộc địa ở châu Á, khẳng định chủ quyền và nâng cao địa vị của dân tộc ta trên trường quốc tế. Bản Tuyên ngôn cũng đã chính thức chấm dứt 80 năm đô hộ của thực dân Pháp, năm năm cướp bóc, giày xéo của phát xít Nhật và nghìn năm chế độ phong kiến. Với ý nghĩa như vậy bản Tuyên ngôn Độc lập đã thực sự khai sinh ra một nước Việt Nam mới, mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do cho dân tộc ta.
Bên cạnh những giá trị to lớn đã nói ở trên, bản Tuyên ngôn còn là một bản văn chính luận tiêu biểu xuất sắc. Nó đã được viết trong cơn trở dạ của lịch sử để tạo ra bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam, đồng thời nó cũng là kết quả của niềm khao khát tự do, độc lập cháy bỏng của dân tộc Việt Nam đã tích tụ hàng ngàn năm. Bởi vậy, người đọc luôn luôn bị sự chinh phục lớn lao, mạnh mẽ của một áng hùng văn được kết tinh bởi trí tuệ và tâm huyết Hồ Chí Minh - Người con ưu tú của dân tộc - và bởi tự bản thân tác phẩm - tiếng nói chân lí cùa thời đại. Mọi chân lí đều hết sức giản dị. Đây cũng là phẩm chất tiêu biểu tạo nên vẻ đẹp đầu tiên của Bản Tuyến ngôn Độc lập. Ít có tác phẩm chính luận nào trong văn học xưa nay lại có bố cục ngắn gọn, súc tích như vậy.
Trước hết, là một thông điệp chính trị, bản Tuyên ngôn nhằm hướng tới những mục đích thức thời, quan trọng có tính cấp thiết, bức bách, nước sôi, lửa bỏng. Trong một tình thế như vậy, sự ngắn gọn, mạch lạc sẽ tạo nên hiệu quả thông tin nhanh chóng và triệt để. Tất nhiên, không phải sự ngắn gọn nào cũng tạo nên tính chất súc tích, cô đọng và không phải sự cô đọng nào cũng hàm chứa sức mạnh. Bản Tuyên ngôn dường như chỉ xoáy sâu vào hai vấn đề lớn. Thứ nhất: phủ nhận hoàn toàn quyền dính líu tới Việt Nam của thực dân Pháp; thứ hai: khẳng định quyền độc lập và quyết tâm sắt đá bảo vệ quyền độc lập đó. Vì những mục tiêu này, các ý tưởng, các kiểu câu đều tuân theo nguyên tắc mạch lạc, ngắn gọn, sáng sủa.
Như đã nói ở trên, văn kiện lịch sử này không chỉ được đọc trước quốc dân đồng bào mà còn trước thế giới. Đây còn là thái độ của chúng ta trước kẻ thù, cho nên, bản Tuyên ngôn Độc lập đã mở đầu bằng việc viện dẫn hai bản Tuyên ngôn nổi tiếng của hai cường quốc Pháp và Mĩ, từ đó suy rộng ra về quyền độc lập dân tộc (bên cạnh quyền con người và quyền công dân) như một lẽ phải không ai chối cãi được. Vậy mà hơn 80 năm, thực dân Pháp đã bất chấp lẽ phải ấy; chúng lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái để nô dịch nhân dân ta. Hành động của chúng là sự chà đạp lên chân lí, trái với đạo lí và chính nghĩa, đi ngược lại những lời tuyên ngôn mà Cách mạng Pháp đã đề ra. Không chỉ tố cáo những tội ác của thực dân Pháp, tác giả bản Tuyên ngôn còn vạch trần bộ mặt phản bội của chúng, khẳng định một cách dứt khoát quyền tự do, độc lập chính đáng của dân tộc Việt Nam.
Tất cả những lí lẽ và bằng chứng đưa ra đều được cấu trúc trong một hệ thống lập luận chặt chẽ, đanh thép nhằm chống lại những ngụy thuyết thực dân, những mưu đồ xám lược của các lực lượng đế quốc nhằm giữ vững chính quyền - vấn đề quan trọng nhất đối với vận mệnh dân tộc ta lúc bấy giờ. Điều cần nói là, bản Tuyên ngôn đã không khởi đầu bằng việc nêu lên truyền thống chống ngoại xâm bảo vệ chủ quyền dân tộc từng chói ngời trong sử sách qua các triều đại Đinh, Lí, Trần, Lê... mà xuất phát từ các nguyên tắc do chính các nước tư bản đã nêu ra và thừa nhận, đặc biệt là các nước thuộc phe Đồng minh. Rõ ràng trong lập luận, tác giả bản Tuyên ngôn vừa chứng tỏ sự tôn trọng thành quả văn hóa của nhân loại, vừa ngầm buộc các cường quốc phải tự ngẫm lại mình mà thừa nhận quyền độc lập của dân tộc Việt Nam. Để tố cáo thực dân Pháp, tác giả đã vạch năm tội ác về chính trị, bốn tội ác về kinh tế cùng hàng loạt sự phản bội đê hèn và trắng trợn vào những thời điểm cụ thể nên dù muốn, chúng cũng không thể nào chối cãi được. Để đánh tan những mơ hồ, những “mập mờ đánh lận con đen” mà thực dân Pháp đã cố dựa vào như một ngụy thuyết để rắp tâm quay trở lại thống trị đất nước ta, một lần nữa, tác giả vạch rõ: “Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương đế mở thêm căn cứ đánh Đồng minh, thì bọn thực đân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật. "(...) Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. (...) Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp."
Với bút lực mạnh mẽ của một trí tuệ siêu việt, với sự thấu hiểu tình hình chính trị một cách sâu sắc, bằng những chứng cứ đầy đủ và xác thực, bản Tuyên ngôn thực sự là bản cáo trạng đanh thép lên án mạnh mẽ tội ác của thực dân Pháp. Tuy nhiên, sức mạnh chinh phục của bản Tuyên ngôn còn là ở sự chính xác và giàu sức biểu cảm của hệ thống ngôn từ, chẳng hạn sau khi viện dẫn hai bản Tuyên ngôn, nhưng không dừng lại ở nội dung hai bản Tuyên ngôn đó mà suy rộng ra về quyền độc lập dân tộc. Tác giả khẳng định: “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”. Khi nói về tội ác của thực dân Pháp, tác giả viết: “chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào”, “chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu...”, “chúng ràng buộc (...), chúng bóc lột (...), chúng cướp (...), chúng giữ độc quyền (...), chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị...”. Khi tuyên bố thoát li hẳn với thực dân Pháp, bản Tuyên ngôn có những từ vừa chính xác, vừa chọn lọc: “xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về (chứ không phải với) nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam...”. Ngoài ra, việc sử dụng hàng loạt điệp từ, điệp ngữ vừa tạo hiệu quả cao trong việc khẳng định các ý tưởng, vừa bảo đảm chính xác và sức mạnh cho lí lẽ vừa gợi xúc cảm nhằm tác động đến nhân tâm, thôi thúc người nghe nhận ra và thừa nhận chân lí. Tất cả những điều đó đã khẳng định trình độ nghệ thuật xuất sắc của tác giả, đưa Tuyên ngôn Độc lập trở thành mẫu mực của thể văn chính luận.
Đã hơn nửa thế kỉ trôi qua nhưng Tuyên ngôn Độc lập vẫn là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn đồng thời là một tác phẩm chính luận xuất sắc mẫu mực. Tuyên ngôn Độc lập - mở đầu cho kỉ nguyên độc lập, tự do, tạo điều kiện cho mọi thay đổi căn bản của đời sống dân tộc trong đó có văn học.
bởi Nguyễn Thị Linh 02/12/2019Like (0) Báo cáo sai phạm
Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Em muốn biết cách mở bài gián tiếp chỉ có tác giả tác phẩm mà không có hoàn cảnh sáng tác và phong cách nghệ thuật như vậy có được không
04/12/2022 | 1 Trả lời
-
Phân tích giúp mình bài Người Lái Đò Sông Đà
15/12/2022 | 0 Trả lời
-
Chào mọi người, giúp mình vài câu hỏi SGK bài thơ Tự do này với nhé
15/12/2022 | 0 Trả lời
-
Phân tích đoạn 1
Phân tích bài thơ
16/12/2022 | 0 Trả lời
-
"Cái chính ở đây là phải biết kịp thời quay mặt đi. Cái chính ở đây là đừng làm tổn thương trái tim em bé, đừng để cho em thấy những giọt nước mắt đàn ông hiếm hoi nóng bỏng lăn trên má anh."
02/04/2023 | 1 Trả lời
-
14/06/2023 | 1 Trả lời
-
Toàn bộ bài thơ Sóng, các khổ thơ đều có 4 câu, duy chỉ có khổ 5 là có 6 câu. Điều đó có ý nghĩa gì trong việc bộc lộ cảm xúa của nhân vật trữ tình.
13/06/2023 | 1 Trả lời
-
13/06/2023 | 1 Trả lời
-
14/06/2023 | 1 Trả lời
-
13/06/2023 | 1 Trả lời
-
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Nêu cảm nhận của anh (chị) về chi tiết căn buồng Mị ở có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay, trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi.?
Suy nghĩ ấy cho thấy điều gì trong thái độ sống của Mị ?
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Vì sao Mị phải làm dâu cho nhà thống lí Pá Tra? Câu chuyện đau buồn của Mị nói lên điều gì trong thân phận của những người dân nghèo miền núi?
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: "Giáp mặt thành phố ở Cồn Giã Viên, sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu."
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
Vì sao ông đò Lai Châu chỉ muốn cắm thuyền ở chỗ biên giới thủy phân cuối cùng của đá thác Sông Đà? Điều đó chứng tỏ ông đò là người như thế nào?
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà trong cuộc chiến đấu với con sông hung dữ. Từ đó, hãy cắt nghĩa vì sao, trong con mắt Nguyễn Tuân, thiên nhiên Tây Bắc quý như vàng, nhưng con người Tây Bắc mới thật xứng đáng là vàng mười của đất nước ta.
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Phát hiện thứ nhất của người nghệ sĩ nhiếp ảnh là gì? Anh đã phát hiện như thế nào về vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa trên biển sớm mù sương?
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Vì sao người dân xóm ngụ cư lại ngạc nhiên khi thấy Tràng đi cùng một người đàn bà lạ về nhà? Sự ngạc nhiên của các nhân vật trong truyện cho thấy nhà văn đã sáng tạo được tình huống truyện như thế nào? Tình huống đó có những tác dụng gì đối với nội dung, ý nghĩa của thiên truyện?
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
Kim Lân đã có những phát hiện tinh tế và sâu sắc như thế nào khi thể hiện niềm khát khao đó của nhân vật Tràng (lúc quyết định đến người đàn bà theo về, trên đường về xóm ngụ cư, buổi sáng đầu tiên có vợ...)?
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
Hình tượng bao trùm xuyên suốt bài thơ là hình tượng sóng. Mạch liên kết các khổ thơ là những khám phá liên tục về sóng. Hãy phân tích hình tượng này.
21/06/2023 | 1 Trả lời