Suy nghĩ về con đường để đi đến hạnh phúc trong cuộc sống từ truyện Tấm Cám
Suy nghĩ về con đường để đi đến hạnh phúc trong cuộc sống từ truyện tấm cám
Trả lời (3)
-
Đã là người Việt Nam, trong thời thơ ấu của mình có mấy ai không từng được nghe kể chuyện Tấm Cám và hình ảnh cô Tấm mồ côi ao ước chiếc yếm đào, ngồi khóc bên giếng vì mất bống, bị hắt hủi tội nghiệp đã làm lay động bao trái tim nhân hậu. Kiểu truyện Người mồ côi rất quen thuộc trong truyện cổ tích Việt Nam và nước ngoài, trong đó Tấm Cám là kiểu truyện phổ biến. Ở Pháp có truyện Lọ Lem, Đức có Cò Tro Bếp, Trung Quốc có Nàng Diệp Hạn, Thái Lan có Con cá vàng, Mianma có Truyện con rùa, Cam-pu-chia có Nẽang-Cantóc... Nhiều dân tộc thiểu số ở Việt Nam cũng có những truyện tương tự Tấm Cám: Tua Gia Tua Nhi (Tày), Ý Ưởi Ý Noọng (Thái), Gầu Nà - Gầu Rềnh (Mông), Đôi giày vàng (Chăm), ứ và Cao (Hơ-rê), Gơ liu- Gơ lát (Xơ-rê)... khác với những truyện tương tự Tấm Cám ở phương Tây, thường kể về cô gái mồ côi bất hạnh, chăm chỉ hiền lành được vào hoàng cung, lấy chồng hoàng tử và kết thúc ở đó. Truyện Tấm Cám còn có phần thứ hai, phản ánh cuộc đấu tranh gian nan và quyết liệt đế giành và giữ hạnh phúc của Tấm. Cả hai phần của truyện đều thể hiện mơ ước thiện thắng ác và mơ ước về hạnh phúc của nhân dân lao động Việt Nam xưa. Thân phận và con đường đến với hạnh phúc của cô gái mồ côi.
Truyện kể mẹ Tấm chết từ hồi Tấm mới biết đi, lời kể đã xác định thân phận mồ côi của Tấm. Trong bao nỗi đau buồn của một đứa trẻ, có lẽ đau khổ thiệt thòi nhất là thiếu mẹ. Tục ngữ có câu “Cha chết ăn cơm với cá, mẹ chết liếm lá đầu chạ” để khái quát nỗi đau khổ, thiệt thòi vô cùng của đứa con mồ côi mẹ. Mồ côi cha đã khổ, mồ côi mẹ còn thiệt thòi, đau khổ hơn nhiều. Mọi đau khổ của Tấm đều bắt nguồn từ quan hệ với mẹ con người dì ghẻ. Tấm cô đơn chỉ biết khóc mỗi khi bị hành hạ. bị Cám lừa trút mất giỏ tép, mất hi vọng có cái yếm đào, Tấm khóc. Cái yếm đào chỉ là một món quà bé nhỏ, nhưng với cô Tấm nghèo khó, mồ côi, đang ở tuổi trăng tròn, lại chẳng bao giờ được nhận một món quà nào thì nó thật đáng quý. Vì vậy, dường như Tấm không chỉ khóc vì bị mất yếm đào mà còn vì chút hi vọng được nhận yêu thương cũng tan biến mất. Bị lừa đi chăn trâu đồng xa để ở nhà mẹ con Cám làm thịt chú bống bé nhỏ bầu bạn với Tấm, Tấm lại khóc. Chú bống nhỏ bé, được cô nhường nhịn, chăm chút yêu thương trong bát cơm hẩm san sẻ cho bống và câu gọi thiết tha “'Bổng bống bang bang, lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta, chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người”. Với cô gái mồ côi không được nhận sự chăm sóc nào như Tấm thì chăm chút cho bống là một nhu cầu tình cảm, nhu cầu được chăm chút và sẻ chia. Vì vậy, việc giết bống đâu phải để thỏa mãn sự tham ăn của mẹ con Cám mà là để hành hạ Tấm, phá đi chỗ dựa tình cảm của cô gái đơn côi. Cục máu bầm nổi trên mặt giếng như bằng chứng không lời về sự tàn bạo, độc ác của hành động giết bống. Lần thứ ba Tấm khóc là khi cô không được đi hội làng. Dì ghẻ trộn thóc với gạo bắt Tấm nhặt. Đến đây, sự hành hạ chẳng cần phải che đậy như những lần trước. Hội làng là ngày vui nhất trong năm. Mọi người từ già đến trẻ, từ giàu đến nghèo đều được đi hội và chia sẻ niềm vui chung, thế mà riêng Tấm bị bắt ở nhà, cô càng lẻ loi hơn. Tấm lại khóc và dường như tiếng khóc lại một lần nữa đẩy nỗi đau khổ của cô lên cao hơn.
Thân phận đầy đau khổ của cô Tấm trong truyện cổ là thân phận chung của những người nghèo, người mồ côi lương thiện trong xã hội xưa. Mâu thuẫn giữa Tấm với mẹ con dì ghẻ không chỉ là mâu thuẫn dì ghẻ - con chồng mà còn là biểu hiện cụ thể của xung đột thiện - ác trong cuộc đời. Tấm đại diện cho nhân vật thiện chăm chỉ, lương thiện, đôn hậu (bắt được đầy giỏ tép, đi chăn trâu đồng xa, nhịn cơm dành nuôi bông...). Cái ác hiện hình trong mẹ con mụ dì ghẻ qua hành động: lừa gạt lấy mất giỏ tép để tước đoạt ước mơ bé nhỏ của Tấm là cái yếm đào, lén lút giết chết con bống là giết chết người bạn bé nhỏ của Tấm, trắng trợn trộn thóc với gạo nhằm dập tắt niềm vui được đi hội làng, được giao cảm với đời của cô, ... Tiếng khóc tội nghiệp của Tấm mỗi lần bị chèn ép, áp bức có sức lay động mọi trái tim nhân hậu, gợi dậy niềm cảm thông, chia sẻ của mọi người.
Cái thiện càng bị o ép, áp bức, cái ác càng lộng hành, tác oai tác quái thì mâu thuẫn thiện - ác thể hiện càng sâu sắc, không thể dung hòa, tạo nên không khí căng thẳng buộc phải thay đổi.
Truyện cổ tích thần kì thường giải quyết mâu thuẫn ấy theo hướng: dù lâu hay mau, dù gian nan khó khăn đến thế nào, song thiện nhất định sẽ thắng ác và người lương thiện nhất định sẽ được nhận hạnh phúc. Con đường đến với hạnh phúc của nhân vật thiện chính là xu hướng giải quyết mâu thuẫn rất đặc trưng của cổ tích. Để giải quyết mâu thuẫn đó, truyện cổ tích thường sử dụng yếu tố kì ảo.
Truyện Tấm Cám, giải quyết mối xung đột thiện - ác cũng theo hướng thiện thắng ác và nhờ sự giúp sức của nhân vật Bụt. Bụt thường xuất hiện đúng lúc mỗi khi Tấm khóc, an ủi, nâng đỡ cô mỗi khi Tấm gặp khó khăn hay đau khổ. Tấm mất yếm đào - Bụt cho cá bống. Tấm mất bống - Bụt cho hi vọng đổi đời. Tấm không được đi hội - Bụt cho chim sẻ đến giúp Tấm, đưa Tấm đến hội, gặp nhà vua, được làm hoàng hậu và đạt đến đỉnh cao hạnh phúc. Bụt (tên gọi dân gian của Phật) vốn là nhân vật của Phật giáo, đã được dân gian hóa, trở thành ông lão hiền lành, tốt bụng, nhiều quyền năng, xuất hiện đúng lúc để nâng đỡ mơ ước, chữa lại số phận hẩm hiu cho người nghèo. Cùng với Bụt, con gà biết cảm thông với Tâm, chim sẻ biết giúp Tấm nhặt thóc ra thóc, gạo ra gạo, cũng là yếu tố kì ảo, trợ giúp Tâm trên đường tới hạnh phúc. Hoàng hậu Tấm là hình ảnh cao nhất về hạnh phúc mà nhân dân có thể mơ ước cho cô gái mồ côi nghèo, cô đơn trong xã hội xưa.
Những đau khổ của người mồ côi là có thực và phổ biến, còn hanh phúc mà họ được hưởng thường rất hiếm hoi, phần lớn chỉ là mơ ước. Để phản ánh mơ ước về hạnh phúc qua nhân vật mồ côi, truyện cổ tích đã “chữa lại” số phận không may mắn cho họ. Điều đó thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời, hi vọng ở tương lai công bằng, dân chủ của nhân dân lao động.
Trong truyện Tấm Cám Việt Nam và những truyện tương tự của nước ngoài, các cô gái mồ côi đến với hạnh phúc nhờ đôi giày, vật báu trực tiếp đem lại may mắn. Nhờ chiếc giày cô gái đánh rơi mà nhà vua hay hoàng tử nhận ra người đẹp và kết hôn với cô. Hình ảnh đôi giày trong văn hóa một số nước có ý nghĩa giao duyên, là vật làm tin các chàng trai cô gái thường trao cho nhau trước hôn lễ. Các chú rể người Đức thường tặng cho vị hôn thê của minh một đôi giày trong lễ đính hôn. Khi cô gái ướm chân vào giày, chàng trai phải tự tay mình đóng nốt những chiếc đinh cuối cùng với hi vọng hôn nhân của họ sẽ bền chặt, ơ Trung Quốc, các cô gái dù chưa biết mặt người chồng tương lai của mình là ai vẫn cứ khâu một đôi giày vải hoặc tết một đôi giày rơm làm món quà tặng đầu tiên cho chồng, ở Việt Nam, đôi giày không có ý nghĩa giao duyên, nhưng khi những người phụ nữ bình dân nghe tin loa truyền, ai đi vừa giày sẽ được làm hoàng hậu thì “đàn bà con gái trong đám hội chen nhau đến ướm chân vào giày”. Ướm chân hay chính là được một lần thử vận may của mình! Có ai không mơ ước hạnh phúc và có ai lại bỏ qua cơ hội kiếm tìm hạnh phúc cho mình. Ướm giày, họ hi vọng một may mắn tình cờ nào đó sẽ dẫn mình đến tương lai tốt đẹp. Nhưng truyện cổ tích không bao giờ có ngẫu nhiên cho những người bất kì. Chỉ có người đáng hưởng hạnh phúc nhất mới là người ướm chân vừa giày và nhận món quà may mắn của số phận. Ta hiểu rằng, đằng sau lũy tre làng yên tĩnh luôn ấp ủ bao mơ ước lãng mạn và kì diệu của người nghèo, truyện cổ tích đã tạo hình cho những mơ ước đó và nuôi nó sống động trong những câu chuyện kể.
Tấm nhờ chăm chỉ, lương thiện mà được Bụt giúp đỡ, từ cô gái mồ côi nghèo trở thành hoàng hậu. Đó là con đường đến với hạnh phúc của các nhân vật thiện như Tấm trong truyện cổ tích châu Âu và thế giới. Điều đó một mặt phản ánh ước mơ thiện thắng ác, mặt khác còn nêu triết lí “ở hiền gặp lành”, một triết lí phổ biến trong truyện cổ tích.
bởi Time To We Shine For Viet Nam 13/03/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Truyện "Tấm cám" Tấm Cám là một trong những truyện cổ tích thần kỳ tiêu biểu nhất trong kho tàng văn học dân gian của dân tộc Việt Nam. Qua cốt truyện về cô Tấm côi cút bị dì ghẻ và đứa em Cám cùng cha khác mẹ hành hạ tủi cực nhưng kết thúc lại có hạnh phúc, những sung sướng nhất định, các nghệ nhân dân gian phản ánh cuộc sống chiến đấu dai dẳng, gian nan và không cân sức giữa người lao động nghèo khổ và lực lượng thống trị. Họ chiến đấu với niềm tin sẽ chiến thắng cả một thế lực đen tối trong xã hội phong kiến ngày xưa. Mâu thuẫn giữa mẹ con Tấm Cám không chỉ bó hẹp trong khuôn khổ gia đình mà còn là xung đột kịch liệt giữa cái thiện và cái ác. Mâu thuẫn này không chỉ diễn ra trong khoảng thời gian cố định mà nó đã ngấm ngầm nảy sinh ngay từ lúc dì ghẻ thay quyền người mẹ yểu mệnh đáng thương của Tấm. Cô bé mồ côi tội nghiệp vấp phải cái quy luật nghiệt ngã nghìn đời: “Mấy đời bánh đúc có xương Mấy đời mẹ ghẻ có thương con chồng” Cảnh người cùng cực và cô thế nhất trong cái xã hội vốn đầy rẫy trái khoáng đẩy em bé gái nhỏ vào thế chông chênh, bơ vơ ngay từ bước đi chập chững đầu tiên trên con đường đời khúc khuỷu. Tấm là nạn nhân của chế độ phụ quyền: khi mà bố mẹ đã qua đời cả thì mọi quyền hành đều thuộc về tay dì ghẻ. Suy cho cùng thì gia đình chính là nguồi gốc của mọi khổ đau bủa vây lấy đời Tấm, gia đình không là mái ấm! Vừa là phận gái, vừa mồ côi, vừa chịu thế con riêng của chồng nên cái tủi nhục của Tấm càng chất chồng lên cao. Biết thân biệt phận, nhân vật hiền lành nhẫn nhục của chúng ta luôn chăm lo làm việc, sẵn sang “quần quật nửa ngày trời, mải miết hớt đầy giỏ tôm tép” chỉ để mong ước có được cái yếm đỏ, ước được sự cần thiết tối thiểu và chính đáng của cô bé. Thế mà ngay cả cái niềm vui con con của tuổi thơ bỗng chốc cũng trống hoác hệt như giỏ tép Cám đã tráo trở cướp công vậy. Người ta đã lấy đi công lao của mình để mà hưởng phần, Tấm biết nhưng biết làm gì hơn ngoài việc ngồi ôm mặt khóc tức tưởi? Tấm buộc phải tự thu hẹp ước mơ của mình lại trước khi bàn tay nhuốc nhơ kia bóp ngẹn lấy nó. Một con cá bống nhỏ sống sót y hệt như một đám than hồng còn sót trong tro nguội nhưng vẫn còn đủ hơi ấm để sưởi ấm niềm tin. “Cái bống là cái bống bình, Thổi cơm nấu nước một mình mồ hôi”. “… Cái bống là cái bống bang, Ăn cơm bằng sàng, uống nước bằng tay”. Thân bống và thân Tấm có chung nỗi bất hạnh mà chỉ Tấm và bống mới đồng cảm với nhau được. Câu hát gọi bống ăn còn là cả lời chân tình đối với người bạn duy nhất thuở ấu thơ: “Bống bống bang bang, Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta, Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người”. Một hạt cơm thừa từ bữa ăn ngon lành của mẹ con Cám thì vẫn là “cơm vàng, cơm bạc”, vẫn là mồ hôi nước mắt của con người luôn nâng niu mọi thứ xung quanh mình. Giết chết cá bống nào đâu chỉ đơn giản là để đáp ứng khẩu vị của bọn giàu sang? Chúng giết bống cốt là để dập tắt niềm hy vọng vốn đã vô cùng hiếm hoi của Tấm. Hòn máu đỏ đọng lại mãi không tan là hiện thân của tội ác không thể dung tha, là vết tích để lại cái chết oan tàn nhẫn. Và rồi Tấm cũng chỉ biết “bưng mặt mà khóc òa lên”, khóc căm hận và phẫn nộ nhưng vẫn không làm gì được. Một lần nữa nhờ đến Bụt, nhờ đến ông lão hiền lành, tốt bụng đã được dân gian hóa từ hình tượng Đức Phật, luôn xuất hiện trợ giúp Tấm trên con đường đến hạnh phúc, Tấm lại tự nhen nhóm ánh sang lẻ loi của niềm tin từ trong đống tro tàn. Thứ ánh sang đó cho dù Tấm mang cả tâm hồn mình ra để cha chở nhưng vẫn không cản nổi sự đày đọa của mẹ con Cám chủ ý giáng mạnh vào thân xác nhỏ bé của cô gái khát khao một lần được đi hội xuân. Bọn chúng trắng trợn trộn thóc với gạo nhằm dập tắt niềm vui được gia cảm với đời của Tấm. Và Tấm lại khóc ấm ức làm người ta thiết nghĩ nhân vật Tấm quá bị động, chị khóc từ đầu đến cuối chờ Bụt giúp. Ngay cả chi tiết nhà vua vô tình lượm được chiếc giày xinh xẻo Tấm làm rơi cũng quá phụ thuộc vào sự may rủi. Nhưng hãy cứ nghĩ lại mà xam, chẳng phải chi tiết Tấm ướm giày vừa như in tượng trưng cho sự đúng đắn và hợp ý lòng mình hay sao? Có lẽ, vô chừng trong thâm tâm Tấm đã sống cho cái quy luật muôn đời truyền tụng mà cô vẫn hằng ngày đặt niềm tin: “Ở hiền gặp lành”. Tấm vẫn phải sống để thấy được điều “lành” sẽ tới vớt mình như thế nào sau bao nhiêu năm “ở hiền” như vậy? Và bản tính lương thiện, đôn hậu đã đưa cô gái nghèo lên trên đỉnh cao của danh vọng, lên đến ngôi vị Hoàng hậu cao sang. Trước đó không lâu mẹ con Cám dè bỉu õng ẹo: “Chuông khánh còn chẳng ăn ai, Nữa là mảnh chĩnh vứt ngoài bờ tre!” Chúng cho rằng Tấm chẳng thể thay đổi được cái trật tự giàu nghèo vốn đã được định đoạt. thế mới có cớ sự mụ dì ghẻ cũng hăng hái hớn hở ướm giày như các cô gái trẻ, và khi thất bại chúng sẵn sàng nhúng tay vào bất cứ tội ác nào. Khi đã yên vị ở ngôi Hoàng hậu, Tấm nào ngờ có biết bao nhiêu ánh mắt hiểm độc đang hướng về mình. Và Tấm tiếp tục là nạn nhân bi thảm của tội ác, khi mà lắt léo cái lưỡi không xương, khi mà tay cầm dao vấy máu đến nơi miệng vẫn thơn thớt, nỉ non ngọt ngào: “Dì đuổi kiến cho con ấy mà!”. Cô Tấm hiền hậu đoan trang ngả xuống thì một co Tấm quyết liệt và mạnh mẽ lại sống dậy, trở về đòi cho bằng được hạnh phúc. Bốn lần hóa thân thành chim vàng anh, cây xoan đào, quả thị là những vật bình dị thân thương Tấm gửi gắm linh hồn mình trong đó; thể hiện sức sống mãnh liệt, không thể tiêu diệt chịu chết một các oan ức của cái thiện mà đã vùng dậy mạnh mẽ. Oái oăm thay, cái thiện đứng dậy bao nhiêu thì cái ác cũng lấn lướt hòng dập tắt cái thiện bấy nhiêu. Có một lúc nào đó chúng tạm thời thắng thế bước lên lầu son gác tía của vương quyền, cung vua, những nơi không thuộc về chúng, chim chóc đến với chúng chỉ để nguyền rủa, tiếng võng trưa hè cũng cất lời đay nghiến chúng. Chúng bị dồn vào thế cô lập và phải đương đầu với cả một mặt trận công lý. Chúng ta không còn thấy Tấm khóc mà tự mình giành và giữ hạnh phúc sao cho bền chặt. Sự hóa thân trở về trần thế thể hiện mơ ước lớn lao về công bằng xã hội; không tìm hạnh phúc ở cõi Niết bàn cực lạc như thuyết luân hồi nhà Phật mà tìm và giữ hạnh phúc ngay ở cõi đời này. Sau bao lần thăng trầm trôi nổi, Tấm trở lại thiêng liêng, dường như Tấm hiểu rằng không thể có hạnh phúc trọn vẹn nếu cái ác còn tồn tại, cô lừa Cám để tự mẹ con nó tìm đến cái chết. Kết thúc dẫu có hơi tàn bạo nhưng quả thật phù hợp với mong ước của nhân dân về sự trừng phạt kẻ thù thích đáng. Tiếng hót chim vàng anh có nghĩa gì đối với trái tim những con người dã thú đầy máu độc, bong xoan đào rợp mát nào xoa dịu được lòng dạ ganh ghét, đố kỵ, tiếng khung cưởi giòn rã lại càng làm cho những trái tim gai góc sùng sục bạo tàn… Cái thiện càng bị áp bức, dồn đuổi đến đường cùng thì cái ác càng lộng hành thể hiện mâu thuẫn đối kháng không thể dung hòa, không khí căng thẳng nên xu thế buộc phải thay đổi. các tác giả dân gian không đi sâu vào việc phân tích tâm lý nhân vật mà thiên về miêu tả hành động và tính cách của nhân vật, kết hợp các yếu tố kỳ ảo cùng các câu văn vần góp phần thi vị hóa lời văn và cốt truyện được cố định. Truyện được lưu truyền và gọt giũa qua thế gian, được nhiều người ưa thích và nghiền ngẫm, lôi được ra ánh sang hình thù, bản chất thô kệch, xấu xí của mẹ con Cám thể hiện hoài bão về lẽ tất thắng của cái thiện đối với cái ác cho dù có khó khăn đến đâu, có gian nan đến thế nào chăng nữa.
bởi Đỗ Nguyệt 27/03/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Đã là người Việt Nam, trong thời thơ ấu của mình có mấy ai không từng được nghe kể chuyện Tấm Cám và hình ảnh cô Tấm mồ côi ao ước chiếc yếm đào, ngồi khóc bên giếng vì mất bống, bị hắt hủi tội nghiệp đã làm lay động bao trái tim nhân hậu. Kiểu truyện Người mồ côi rất quen thuộc trong truyện cổ tích Việt Nam và nước ngoài, trong đó Tấm Cám là kiểu truyện phổ biến. Ở Pháp có truyện Lọ Lem, Đức có Cò Tro Bếp, Trung Quốc có Nàng Diệp Hạn, Thái Lan có Con cá vàng, Mianma có Truyện con rùa, Cam-pu-chia có Nẽang-Cantóc... Nhiều dân tộc thiểu số ở Việt Nam cũng có những truyện tương tự Tấm Cám: Tua Gia Tua Nhi (Tày), Ý Ưởi Ý Noọng (Thái), Gầu Nà - Gầu Rềnh (Mông), Đôi giày vàng (Chăm), ứ và Cao (Hơ-rê), Gơ liu- Gơ lát (Xơ-rê)... khác với những truyện tương tự Tấm Cám ở phương Tây, thường kể về cô gái mồ côi bất hạnh, chăm chỉ hiền lành được vào hoàng cung, lấy chồng hoàng tử và kết thúc ở đó. Truyện Tấm Cám còn có phần thứ hai, phản ánh cuộc đấu tranh gian nan và quyết liệt đế giành và giữ hạnh phúc của Tấm. Cả hai phần của truyện đều thể hiện mơ ước thiện thắng ác và mơ ước về hạnh phúc của nhân dân lao động Việt Nam xưa. Thân phận và con đường đến với hạnh phúc của cô gái mồ côi. Truyện kể mẹ Tấm chết từ hồi Tấm mới biết đi, lời kể đã xác định thân phận mồ côi của Tấm. Trong bao nỗi đau buồn của một đứa trẻ, có lẽ đau khổ thiệt thòi nhất là thiếu mẹ. Tục ngữ có câu “Cha chết ăn cơm với cá, mẹ chết liếm lá đầu chạ” để khái quát nỗi đau khổ, thiệt thòi vô cùng của đứa con mồ côi mẹ. Mồ côi cha đã khổ, mồ côi mẹ còn thiệt thòi, đau khổ hơn nhiều. Mọi đau khổ của Tấm đều bắt nguồn từ quan hệ với mẹ con người dì ghẻ. Tấm cô đơn chỉ biết khóc mỗi khi bị hành hạ. bị Cám lừa trút mất giỏ tép, mất hi vọng có cái yếm đào, Tấm khóc. Cái yếm đào chỉ là một món quà bé nhỏ, nhưng với cô Tấm nghèo khó, mồ côi, đang ở tuổi trăng tròn, lại chẳng bao giờ được nhận một món quà nào thì nó thật đáng quý. Vì vậy, dường như Tấm không chỉ khóc vì bị mất yếm đào mà còn vì chút hi vọng được nhận yêu thương cũng tan biến mất. Bị lừa đi chăn trâu đồng xa để ở nhà mẹ con Cám làm thịt chú bống bé nhỏ bầu bạn với Tấm, Tấm lại khóc. Chú bống nhỏ bé, được cô nhường nhịn, chăm chút yêu thương trong bát cơm hẩm san sẻ cho bống và câu gọi thiết tha “'Bổng bống bang bang, lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta, chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người”. Với cô gái mồ côi không được nhận sự chăm sóc nào như Tấm thì chăm chút cho bống là một nhu cầu tình cảm, nhu cầu được chăm chút và sẻ chia. Vì vậy, việc giết bống đâu phải để thỏa mãn sự tham ăn của mẹ con Cám mà là để hành hạ Tấm, phá đi chỗ dựa tình cảm của cô gái đơn côi. Cục máu bầm nổi trên mặt giếng như bằng chứng không lời về sự tàn bạo, độc ác của hành động giết bống. Lần thứ ba Tấm khóc là khi cô không được đi hội làng. Dì ghẻ trộn thóc với gạo bắt Tấm nhặt. Đến đây, sự hành hạ chẳng cần phải che đậy như những lần trước. Hội làng là ngày vui nhất trong năm. Mọi người từ già đến trẻ, từ giàu đến nghèo đều được đi hội và chia sẻ niềm vui chung, thế mà riêng Tấm bị bắt ở nhà, cô càng lẻ loi hơn. Tấm lại khóc và dường như tiếng khóc lại một lần nữa đẩy nỗi đau khổ của cô lên cao hơn. Thân phận đầy đau khổ của cô Tấm trong truyện cổ là thân phận chung của những người nghèo, người mồ côi lương thiện trong xã hội xưa. Mâu thuẫn giữa Tấm với mẹ con dì ghẻ không chỉ là mâu thuẫn dì ghẻ - con chồng mà còn là biểu hiện cụ thể của xung đột thiện - ác trong cuộc đời. Tấm đại diện cho nhân vật thiện chăm chỉ, lương thiện, đôn hậu (bắt được đầy giỏ tép, đi chăn trâu đồng xa, nhịn cơm dành nuôi bông...). Cái ác hiện hình trong mẹ con mụ dì ghẻ qua hành động: lừa gạt lấy mất giỏ tép để tước đoạt ước mơ bé nhỏ của Tấm là cái yếm đào, lén lút giết chết con bống là giết chết người bạn bé nhỏ của Tấm, trắng trợn trộn thóc với gạo nhằm dập tắt niềm vui được đi hội làng, được giao cảm với đời của cô, ... Tiếng khóc tội nghiệp của Tấm mỗi lần bị chèn ép, áp bức có sức lay động mọi trái tim nhân hậu, gợi dậy niềm cảm thông, chia sẻ của mọi người. Cái thiện càng bị o ép, áp bức, cái ác càng lộng hành, tác oai tác quái thì mâu thuẫn thiện - ác thể hiện càng sâu sắc, không thể dung hòa, tạo nên không khí căng thẳng buộc phải thay đổi. Truyện cổ tích thần kì thường giải quyết mâu thuẫn ấy theo hướng: dù lâu hay mau, dù gian nan khó khăn đến thế nào, song thiện nhất định sẽ thắng ác và người lương thiện nhất định sẽ được nhận hạnh phúc. Con đường đến với hạnh phúc của nhân vật thiện chính là xu hướng giải quyết mâu thuẫn rất đặc trưng của cổ tích. Để giải quyết mâu thuẫn đó, truyện cổ tích thường sử dụng yếu tố kì ảo. Truyện Tấm Cám, giải quyết mối xung đột thiện - ác cũng theo hướng thiện thắng ác và nhờ sự giúp sức của nhân vật Bụt. Bụt thường xuất hiện đúng lúc mỗi khi Tấm khóc, an ủi, nâng đỡ cô mỗi khi Tấm gặp khó khăn hay đau khổ. Tấm mất yếm đào - Bụt cho cá bống. Tấm mất bống - Bụt cho hi vọng đổi đời. Tấm không được đi hội - Bụt cho chim sẻ đến giúp Tấm, đưa Tấm đến hội, gặp nhà vua, được làm hoàng hậu và đạt đến đỉnh cao hạnh phúc. Bụt (tên gọi dân gian của Phật) vốn là nhân vật của Phật giáo, đã được dân gian hóa, trở thành ông lão hiền lành, tốt bụng, nhiều quyền năng, xuất hiện đúng lúc để nâng đỡ mơ ước, chữa lại số phận hẩm hiu cho người nghèo. Cùng với Bụt, con gà biết cảm thông với Tâm, chim sẻ biết giúp Tấm nhặt thóc ra thóc, gạo ra gạo, cũng là yếu tố kì ảo, trợ giúp Tâm trên đường tới hạnh phúc. Hoàng hậu Tấm là hình ảnh cao nhất về hạnh phúc mà nhân dân có thể mơ ước cho cô gái mồ côi nghèo, cô đơn trong xã hội xưa. Những đau khổ của người mồ côi là có thực và phổ biến, còn hanh phúc mà họ được hưởng thường rất hiếm hoi, phần lớn chỉ là mơ ước. Để phản ánh mơ ước về hạnh phúc qua nhân vật mồ côi, truyện cổ tích đã “chữa lại” số phận không may mắn cho họ. Điều đó thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời, hi vọng ở tương lai công bằng, dân chủ của nhân dân lao động. Trong truyện Tấm Cám Việt Nam và những truyện tương tự của nước ngoài, các cô gái mồ côi đến với hạnh phúc nhờ đôi giày, vật báu trực tiếp đem lại may mắn. Nhờ chiếc giày cô gái đánh rơi mà nhà vua hay hoàng tử nhận ra người đẹp và kết hôn với cô. Hình ảnh đôi giày trong văn hóa một số nước có ý nghĩa giao duyên, là vật làm tin các chàng trai cô gái thường trao cho nhau trước hôn lễ. Các chú rể người Đức thường tặng cho vị hôn thê của minh một đôi giày trong lễ đính hôn. Khi cô gái ướm chân vào giày, chàng trai phải tự tay mình đóng nốt những chiếc đinh cuối cùng với hi vọng hôn nhân của họ sẽ bền chặt, ơ Trung Quốc, các cô gái dù chưa biết mặt người chồng tương lai của mình là ai vẫn cứ khâu một đôi giày vải hoặc tết một đôi giày rơm làm món quà tặng đầu tiên cho chồng, ở Việt Nam, đôi giày không có ý nghĩa giao duyên, nhưng khi những người phụ nữ bình dân nghe tin loa truyền, ai đi vừa giày sẽ được làm hoàng hậu thì “đàn bà con gái trong đám hội chen nhau đến ướm chân vào giày”. Ướm chân hay chính là được một lần thử vận may của mình! Có ai không mơ ước hạnh phúc và có ai lại bỏ qua cơ hội kiếm tìm hạnh phúc cho mình. Ướm giày, họ hi vọng một may mắn tình cờ nào đó sẽ dẫn mình đến tương lai tốt đẹp. Nhưng truyện cổ tích không bao giờ có ngẫu nhiên cho những người bất kì. Chỉ có người đáng hưởng hạnh phúc nhất mới là người ướm chân vừa giày và nhận món quà may mắn của số phận. Ta hiểu rằng, đằng sau lũy tre làng yên tĩnh luôn ấp ủ bao mơ ước lãng mạn và kì diệu của người nghèo, truyện cổ tích đã tạo hình cho những mơ ước đó và nuôi nó sống động trong những câu chuyện kể. Tấm nhờ chăm chỉ, lương thiện mà được Bụt giúp đỡ, từ cô gái mồ côi nghèo trở thành hoàng hậu. Đó là con đường đến với hạnh phúc của các nhân vật thiện như Tấm trong truyện cổ tích châu Âu và thế giới. Điều đó một mặt phản ánh ước mơ thiện thắng ác, mặt khác còn nêu triết lí “ở hiền gặp lành”, một triết lí phổ biến trong truyện cổ tích.
bởi nguyễn phương mai 03/05/2020Like (0) Báo cáo sai phạm
Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Viết một bài văn giới thiệu về tác giả thơ mới:
- Giới thiệu chung: tên, quê, xuất thân, năm sinh, năm mất
- Cuộc đời - con người ( tiểu sử )
- Sự nghiệp sáng tác:
+) Tác phẩm chính
+) Phong cách sáng tác
+) Vị trí trong nên văn học
24/11/2022 | 0 Trả lời
-
Tóm tắt tác phẩm Làng của Kim Lân
24/11/2022 | 1 Trả lời
-
"Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực. Thay bút con, đề xong lạc khoản, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quan ngục đứng thẳng người dậy và đĩnh đạc bảo: - Ở đây lẫn lộn.Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?...Tôi bảo thực đấy: thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi. Lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất ẩm phòng giam, tàn lửa tắt nghe xèo xèo. Ba người nhìn bức châm, rồi lại nhìn nhau. Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh". 1) Đoạn trích trên trích trong tác phẩm nào? của tác giả nào? Miêu tả cảnh gì ? 2) Cảnh tượng trên hàm chứa nhiều yếu tố tương phản. Hãy chỉ ra những yếu tố tương phản đó. 3) Nguyễn Tuân đã thể hiện quan niệm nghệ thuật gì qua lời khuyên của Huấn Cao đối với quản ngục ? Ý nghĩa của cái Đẹp với cuộc sống con người được khẳng định như thế nào qua cử chỉ, thái độ và lời nói của quản ngục với Huấn Cao? KHÔNG CHÉP MẠNG
25/11/2022 | 0 Trả lời
-
đọc hiểu "Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực. Thay bút con, đề xong lạc khoản, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quan ngục đứng thẳng người dậy và đĩnh đạc bảo: - Ở đây lẫn lộn.Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?...Tôi bảo thực đấy: thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi. Lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất ẩm phòng giam, tàn lửa tắt nghe xèo xèo. Ba người nhìn bức châm, rồi lại nhìn nhau. Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh". 1) Đoạn trích trên trích trong tác phẩm nào? của tác giả nào? Miêu tả cảnh gì ? 2) Cảnh tượng trên hàm chứa nhiều yếu tố tương phản. Hãy chỉ ra những yếu tố tương phản đó. 3) Nguyễn Tuân đã thể hiện quan niệm nghệ thuật gì qua lời khuyên của Huấn Cao đối với quản ngục ? Ý nghĩa của cái Đẹp với cuộc sống con người được khẳng định như thế nào qua cử chỉ, thái độ và lời nói của quản ngục với Huấn Cao KHÔNG CHÊP MẠNG
25/11/2022 | 0 Trả lời
-
Về một mua xuân
25/11/2022 | 0 Trả lời
-
từ thân phận người phụ nữa trong bài thơ ''tự tình 3''của Hồ Xuân Hương anh chị hãy viết một bài văn theo chủ đề VƯỢT LÊN SỐ PHẬN .
mọi người giúp em với ạ
25/11/2022 | 0 Trả lời
-
Mọc giữa đong sông xang Một bông hoa tím biếc Ơi,con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọi long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng
25/11/2022 | 1 Trả lời
-
Theo em nguyên nhân nào quyết định sự hồi sinh Giôn-Xi
25/11/2022 | 0 Trả lời
-
Theo em nguyên nhân nào quyết định sự hồi sinh Giôn-Xi
Giúp mình với ạ
25/11/2022 | 1 Trả lời
-
Nêu nội dung,ý nghĩa và nghệ thuật của bài thơ :Đêm Thu (Trần Đăng Khoa)
Thu về lành lạnh trời mây
Bỗng nhiên thức giấc nào hay mấy giờ
Ánh trăng vừa thực vừa hư
Vườn sau gió thổi nghe như mưa rào
27/11/2022 | 0 Trả lời
-
viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tịnh thần tự học trong đoạn văn sử dụng ít nhất 2 câu ghép
giúp mik với ak mik cần gâsp
28/11/2022 | 0 Trả lời
-
Trong câu: Người xưa có câu: “Lá lành đùm lá rách” khuyên chúng ta phải yêu thương và đùm bọc lẫn nhau Dấu ngoặc có có ý nghĩa gì
28/11/2022 | 0 Trả lời
-
Đề tài nghiên cứu văn học nhân gian
28/11/2022 | 0 Trả lời
-
chi tiết kì ảo bài sự tích cây lúa và tác dụng
29/11/2022 | 0 Trả lời
-
Nhân vật "tôi" đã thể hiện tình cảm, cảm xúc gì trong bài thơ? Tình cảm, cảm xúc đó được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Bạn có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ, ngắt nhịp, gieo vần và tác dụng của chúng trong bài thơ?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào trong tâm tưởng nhân vật "tôi"?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì? Cảm hứng đó thể hiện giá trị đạo đức truyền thống nào của người Việt Nam?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của bài thơ Nắng mới – Lưu Trọng Lư
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Xác định nội dung của bài thơ Nắng mới – Lưu Trọng Lư
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu:
“Nét cười đen nhánh sau tay áo
Trong ánh trưa hè, trước giậu thưa.”
(Nắng mới – Lưu Trọng Lư)
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Viết đoạn văn (5 đến 7 dòng), thể hiện suy nghĩ của anh/ chị về vai trò của tình mẫu tử trong đời sống mỗi con người
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu: Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội? Tác dụng của biện pháp đó?
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Kỉ niệm riêng của Lưu Trọng Lư gợi trong anh/chị xúc cảm gì về một người thân yêu nhất của mình?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Nhận xét của em về mối quan hệ giữa "nắng mới" và "me tôi" trong bài thơ?
29/11/2022 | 1 Trả lời