YOMEDIA

Eath Hour's Profile

Eath Hour

Eath Hour

13/06/1998

Số câu hỏi 0
Số câu trả lời 656
Điểm 3202
Kết bạn

Bạn bè (4)

Hoạt động gần đây (716)

  • Eath Hour đã đặt câu hỏi: Suy nghĩ về bài học cuộc sống người cha dạy con Cách đây 6 năm

    Suy nghĩ về bài học cuộc sống người cha dạy con

  • Suy nghĩ về con đường để đi đến hạnh phúc trong cuộc sống từ truyện tấm cám

  • Eath Hour đã đặt câu hỏi: phân tích bài thơ Tràng Giang của thi sĩ Huy Cận Cách đây 6 năm

    phân tích bài thơ Tràng Giang của thi sĩ Huy Cận

  • Eath Hour đã trả lời trong câu hỏi: giải nhanh hộ nhé . cảm ơn Cách đây 6 năm

    4.Kể từ khi đưa vào hoạt động ngày 14/8/1914, Kênh đào Panama đã đóng vai trò quan trọng trong hàng hải quốc tế. Việc sử dụng tuyến đường biển đi qua Kênh đào đã tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí vận chuyển hàng hoá từ Châu Âu tới các bang miền Tây nước Mỹ và từ Đông Á tới các bang miền Đông nước Mỹ, do tránh được việc phải đi vòng qua đi cực nam Châu Mỹ. Kênh đào Panama còn được nhiều nước trong khu vực sử dụng để kết nối chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu với các thị trường Mỹ, Châu Âu và Châu Á. 

  • Eath Hour đã trả lời trong câu hỏi: giải nhanh hộ nhé . cảm ơn Cách đây 6 năm

    3.Ở Trung và Nam Mĩ, chế độ chiếm hữu ruộng đất rất nặng nề, ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất nông nghiệp. Hai hình thức sở hữu nông nghiệp phổ biến ờ Trung và Nam Mĩ là đại điền trang và tiểu điền trang.
    Đại điền trang thuộc sở hữu của các đại điền chủ, họ chỉ chiếm chưa tới 5% số dân nhưng sở hữu trên 60% diện tích đất đai canh tác và đồng cỏ chăn nuôi.
    Quy mô của đại điền trang lên tới hàng nghìn hec ta, năng suất thấp do sản xuất theo lối quảng canh. Trong khi đó, một bộ phận lớn nông dân không có ruộng
    đất, phải đi làm thuê.
    Tiểu điền trang thuộc sở hữu của các hộ nông dân, có diện tích dưới 5 ha, phần lớn trồng các cây lương thực để tự
    túc.
    Ngoài ra, nhiều công ti tư bản của Hoa Kì và Anh đã mua những vùng đất rộng lớn, lập đồn điền để trồng trọt và chăn nuôi, xây dựng các cơ sở chế biến nông sản xuất khẩu. 
    Để giảm bớt sự bất hợp lí trong sở hữu ruộng đất, một số quốc gia ở Trung và Nam Mĩ đã ban hành luật cải cách ruộng đất, tổ chức khai hoang đất mới hoặc mua lại ruộng đất của đại điền chủ hoặc công ti nước ngoài để chia cho nông dân ; tuy nhiên, do vấp phải sự chống đối của các đại điền chủ và các công ti nước ngoài, việc chia ruộng đất cho nông dân gặp nhiều khó khăn. Riêng nhà nước xã hội chủ nghĩa Cu-ba đã tiến hành thành công cải cách ruộng đất.

  • Eath Hour đã trả lời trong câu hỏi: giải nhanh hộ nhé . cảm ơn Cách đây 6 năm

    2.Nông nghiệp Bắc Mĩ phát triển mạnh mẽ, đạt đến trình độ cao nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi và kĩ thuật tiên tiến. Đặc biệt, Hoa Kì và Ca-na-đa có tỉ lệ lao động trong nông nghiệp rất thấp nhưng sản xuất ra khối lượng nông sản rất lớn.

    Hoa Kì và Ca-na-đa có diện tích đất nông nghiệp lớn và trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến, nhờ đó đã phát triển được nền nông nghiệp hàng hoá với quy mô lớn. Các trung tâm khoa học hỗ trợ đắc lực cho việc tăng năng suất cây trồng và vật nuôi, công nghệ sinh học được ứng dụng mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp. Hoa Kì có số máy nông nghiệp đứng đầu thế giới, lượng phân bón sử dụng đạt 500 kg/ha.
    Hoa Kì và Ca-na-đa là những nước xuất khẩu nông sản hàng đầu của thế giới. Mê-hi-cô có trình độ phát triển thấp hơn, nhưng đây cũng là một trong những nước đi đầu thực hiện cuộc Cách mạng xanh, đảm bảo được lương thực trong nước.
    Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp ở Bắc Mĩ cũng có những hạn chế : nhiều nông sản có giá thành cao nên thường bị cạnh tranh mạnh trên thị trường, việc sử dụng nhiều phân hoá học và thuốc trừ sâu đã có những tác động xấu tới môi trường..

    Sự phân hoá các điều kiện tự nhiên từ bắc xuống nam và từ tây sang đông có ảnh hưởng sâu sắc tới sự phân bố sản xuất nông nghiệp ở Bắc Mĩ.
    ở vùng đồng bằng trung tâm, trước đây sản xuất nông nghiệp được phân bố thành các vành đai chuyên canh. Ngày nay sản xuất đã trở nên đa canh nhưng những sản phẩm nông nghiệp chính vẫn phân bố khá tập trung : lúa mì trồng nhiều ờ phía nam Ca-na-đa và phía bắc Hoa Kì ; xuống phía nam là vùng trồng ngô xen lúa mì, chăn nuôi lợn, bò sữa ; ven vịnh Mê-hi-cô là nơi trồng cây công nghiệp nhiệt đới (bông, mía...) và cây ăn quả. 
    Ở vùng núi và cao nguyên phía tây của Hoa Kì có khí hậu khô hạn, gia súc được chăn thả trên đồng cỏ vào mùa xuân - hạ, đến mùa thu - đông được chuyển 'ề phía đông để vỗ béo trước khi đưa vào lò mổ. Phía tây nam Hoa Kì có khí hậu cận nhiệt đới, trồng nhiều cây ăn quả như cam, chanh và nho.
    Trên sơn nguyên Mê-hi-cô. ngoài chăn nuôi gia súc lớn, người ta còn trồng ngô và các cây công nghiệp nhiệt đới để xuất khẩu.

  • Eath Hour đã trả lời trong câu hỏi: giải nhanh hộ nhé . cảm ơn Cách đây 6 năm

    1.Khối thị trường chung Mec-cô-xua
    Năm 1991, các nước Bra-xin. Ac-hen-ti-na, U-ru-guay và Pa-ra-guay đã thống nhất cùng nhau hình thành một thị trường chung để tăng cường quan hệ ngoại thương giữa các thành viên, thoát khỏi sự lũng đoạn kinh tế của Hoa Kì. Đó là cơ sở để hình thành Khối thị trường chung Mec-cô-xua.
    Việc tháo dỡ hàng rào thuế quan và tăng cường trao đổi thương mại giữa các quốc gia trong khối đã góp phần gia tăng sự thịnh vượng của các thành viên trong khối.
    Những năm qua, khối Mec-cô-xua đã kết nạp thêm hai thành viên mới là Chi-lê, Bô-li-vi-a và đang hướng tới việc thành lập thị trường chung Liên Mĩ.

  • Eath Hour đã trả lời trong câu hỏi: Ngữ Văn 7 tập 2 Cách đây 6 năm

    Giản dị là một đặc điểm trong lối sống của người Việt Nam. Bác hồ cũng thích sống giản dị vì Bác mang tâm hồn Việt Nam. Đời sống đó được thề hiện ở nhiều mạt trong đời sống, trong bữa cơm, trong cách ăn mặc... Đời sống của Bác rất giản dị, bữa cơm chỉ có vài ba món rất đơn giản. Trong cách ăn mặc cũng vậy. Lời nói của Bác dễ hểu, ngắn gọn nhưng luôn ấm áp. Tuy vậy, tuy bận bịu như thế mà ngôi nhà sàn của Bác lúc nào cũng sạch sẽ. Qua đó, chúng ta thấy Bác sống rất giản dị. Chính vỉ sự giản dị đó mà Bác luôn được mọi người yêu quý.

  • Eath Hour đã trả lời trong câu hỏi: Văn nghị luận chứng minh câu tục ngữ "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" Cách đây 6 năm

    Trong cuộc sống, con người luôn phát triển bằng tri thức, học hỏi và nỗ lực không ngừng. Vì vậy từ xa xưa ông cha ta đã có câu: "Đi một đàng học một sàng khôn" để dăn dạy chúng ta.

    Câu tục ngữ được lưu truyền từ dân gian, xét về mặt chữ nghĩa, " đàng" là từ ngữ theo địa phương miền Trung và miền Nam là " đường". Ngày "đàng" có hàm nghĩa khá trìu tượng, vừa chỉ không gian vừa có ý nghĩa thời gian. Với vế câu thứ nhất, "đi một ngày đàng" thì vế thứ hai "học một sàng khôn " ông cha ta có ý nói đến kết quả học hỏi, tiếp nhận được rất lớn. Trong dân gian người nông dân hay dùng cái sàng với nghĩa đen chỉ một loại đồ đan bằng tre nứa, hình tròn có tác dụng làm sạch trấu ,sàng gạo. Như vậy, học một sàng khôn tức ta học hỏi được những điều tốt đẹp của mọi người xung quanh để cho mình có nhiều hơn kiến thức và hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau trong đời sống. Từ đó câu tục ngữ "đi một ngày đàng học một sàng khôn" với hai vế được ngăn cách bởi dấu phẩy, chúng bổ sung ý nghĩa cho nhau và muốn nhắn nhủ đến chúng ta rằng: con người phải đi để có thể học được điều hay lẽ phải và ta càng bước đi trên đường đời, ta càng khôn lớn trưởng thành. Đó là thông điệp sâu sắc mà ông cha ta gửi gắm trong câu tục ngữ giản dị ấy.

    Vậy , vì sao ta phải đi nhiều, học nhiều? Vì khi ta đi nhiều, ta được mở mang kiến thức hơn là khi ta chỉ ở một chỗ, học thuộc các lí thuyết khô khan trên giảng đường. Đi nhiều cho ta những kinh nghiệm thực tế, những trải nghiệm mà việc học theo những cuốn sách không mang cho ta. Đi nhiều, ta học được cũng nhiều nhưng quan trọng nhất ta phải biết chọn lọc cái hay, cái ý nghĩa và phù hợp với bản thân mình. Khi ấy, ta được bồi đắp tri thức đúng nghĩa và đúng cách, con người sẽ càng ngày càng tiến gần đến con đường thành công. Thế giới đối với con người chúng ta vẫn mãi là những điều mới mẻ, bí ẩn và lí thú, chính nó đã khơi dậy trong con người khát vọng tìm tòi và hiểu biết. Vậy cớ chi ta lại chỉ đứng im một chỗ mà không bước đi để tìm đến với nguồn sáng của tri thức. Có lẽ sau bao gian truân vất vả, ông cha ta đã nhận thức được điều đó và đúc kết lại. Từ xưa, nếu con người không đi vào rừng thì sẽ không biết cách săn bắn, không đập những cục đá ta sẽ không biết nó có thể tạo ra lửa,.. Có lẽ bác Hồ của chúng ta nếu không đi tìm đường cứu nước ở những nơi xa xôi thì dân tộc ta sẽ không bao giờ tìm lại được tự do. Vì vậy, bạn hãy là những người tiên phong, những người dám nghĩ dám đi và dám làm, học hỏi những điều mới lạ để bồi đắp cho bản thân và nền tri thức của nhân loại.

    Bên cạnh những con người mở đường rẽ lối tìm đến với những điều mới lạ thì vẫn còn những kẻ bảo thủ , chỉ chăm chăm theo ý mình, không chịu lắng nghe người khác, vì vậy mà bị thụt lùi, bị lạc hậu so với thời đại không ngừng phát triển. Khi xã hội không còn con người như vậy, tin chắc nền tảng tri thức sẽ ngày một vững chắc và văn minh nhân loại sẽ luôn được thắp ánh sáng bất diệt.

    Tóm lại, qua câu tục ngữ của ông cha ta ngày trước, ta hiểu được tầm quan trọng của học hỏi, trau dồi tri thức để trở thành một con người tốt và có ích cho xã hội

  • Eath Hour đã trả lời trong câu hỏi: Huhu, giúp mình vs! T6 nộp rồi mà mình vẫn chưa nghĩ dc j!!! Cách đây 6 năm

    Mỗi con người muốn thành công thì phải học, việc học không phải chỉ dành cho những người còn ngồi trên ghế nhà trường mà dành cho tất cả mọi người. Bởi tri thức là vô hạn, không bao giờ chúng ta có thể học hết được tri thức. Vì thế mà câu nói của Lê Nin dưới đây thật có ý nghĩa: “Học, học nữa, học mãi".

    Nói đến học chúng ta hiểu ngay là quá trình khám phá và tiếp thu những tinh hoa kiến thức của nhân loại. Học theo đó mà hướng đến việc mở rộng khả năng hiểu biết, hướng đến việc rèn luyện kĩ năng. Và từ đó mà tạo dựng nền móng vững chắc cho nghề nghiệp của mình. Học không chỉ ở trường, mà chúng ta còn học ở gia đình, ở ngoài xã hội. Học không chỉ cứ nhằm đến những kiến thức khoa họ lớn lao mà việc học chỉ đơn giản là việc học ăn, học nói, học cách cư xử, đối đãi, giao tiếp hằng ngày. Như vậy học là một quá trình luyện rèn toàn diện và diễn ra ở khắp mọi nơi. Nó hướng đến mục tiêu giúp cho bản thân mỗi chúng ta trở thành những con người hoàn thiện, có đức, có tài và có ích cho sự nghiệp xây dựng đất nước, xây dựng tương lai.

    Vì sao Lê Nin lại dùng từ học nữa và học mãi để răn dạy thế hệ đi sau. Học nữa là học để nâng cao trình độ, để mở mang vốn trí thức cho bản thân mình. Tri thức của con người là vô cùng, vô tận, mà tri thức nào cũng đẹp, cũng hay, cũng cần thiết và hữu ích. Thế nên chúng ta phải rèn luyện thói quen không ngừng học tập. Học tập là sự nghiệp suốt cuộc đời. Vì thế mà Lênin mới gọi đó là học nữa học mãi. Mỗi con người chúng ta có học nữa học mãi suốt cuộc đời cũng không bao giờ là đủ. Làm sao trong đời một con người có thể học hết được vốn tri thức của nhân loại. Điều này lại một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của việc học cũng như nhiệm vụ của mỗi con người là không ngừng học tập.

    Thực tế chỉ ra rằng kho tàng tri thức của nhân loại là mênh mông, chúng ta có dành hết cuộc đời cũng không sao tìm tòi hết được. Nhưng nếu chúng ta không học, chúng ta sẽ không có tri thức để đảm bảo cho cuộc sống. Hơn thế nữa, tri thức của chúng ta lại luôn lạc hậu so với sự phát triển nói chung. Thế nên để có thể tồn tại và trong cuộc sống này một cách vững vàng và hữu ích, chúng ta phải luôn luôn có ý thức bổ sung và tinh lọc ngay chính kho tàng tri thức của bạn thân mình.

    Ngày nay trình độ khoa học kĩ thuật cũng ngày một phát triển hiện đại. Vì thế nếu chúng ta không xác định được rõ mục đích và động cơ học tập, chúng ta sẽ bi tụt hậu trước sự phát triển quá nhanh của xã hội. Khi ấy chúng ta sẽ trở thành những người vô dụng. Cuộc sống của chúng ta sẽ nhàm chán và vất vả biết nhường nào nếu không có tri thức.

    Lời căn dặn của Lê Nin thật bất hủ, nó có ý nghĩa rất lớn và đặc biệt nó rất phù hợp với truyền thống hiếu học của dân tộc chúng ta. Truyền thống ấy trở thành ngọn lửa thắp sáng niềm tin, ước mơ và khát khao cho không biết bao thế hệ. Vì thế để xứng đáng với quá khứ của cha ông, thế hệ trẻ chúng ta ngay từ hôm nay cũng phải ra sức học hành, phải coi việc học là mục tiêu, là đích đến và tương lai bền vững lâu dài.

    Ngày nay chúng ta vẫn coi câu nói của Lê Nin như một khẩu hiệu về niềm ham mê học tập mà thế hệ trước để lại cho thế hệ sau. Rất nhiều trường học để dòng chữ : Học, học nữa, học mãi, ngay trước cổng trường, như một lời nhắc nhở chúng ta không ngừng học tập. Chỉ có học tập con người mới tiếp thu được kiến trức của nhân loại, từ đó giúp ích cho bản thân và cho nước nhà.

Điểm thưởng gần đây (10)

  • Eath Hour: thêm 1 user like, cộng 1 (+1đ) Cách đây 2 năm
  • Eath Hour: câu trả lời vi phạm được phục hồi, user trả lời +10 (+10đ) Cách đây 2 năm
  • Eath Hour: câu trả lời bị xoá, user trả lời -10 (-10đ) Cách đây 2 năm
  • Eath Hour: câu trả lời bị xoá, user trả lời -10 (-10đ) Cách đây 2 năm
  • Eath Hour: câu trả lời bị xoá, user trả lời -10 (-10đ) Cách đây 2 năm
  • Eath Hour: câu trả lời bị xoá, user trả lời -10 (-10đ) Cách đây 2 năm
  • Eath Hour: câu trả lời vi phạm được phục hồi, user trả lời +10 (+10đ) Cách đây 2 năm
  • Eath Hour: câu trả lời bị xoá, user trả lời -10 (-10đ) Cách đây 2 năm
  • Eath Hour: câu trả lời bị xoá, user trả lời -10 (-10đ) Cách đây 2 năm
  • Eath Hour: câu trả lời bị xoá, user trả lời -10 (-10đ) Cách đây 2 năm
AANETWORK
 

 

NONE
ON