YOMEDIA
NONE

So sánh ngôn ngữ tài sản chung của xã hội và lời nói sản phẩm riêng của cá nhân

so sánh ngôn ngữ tài sản chung của xã hội và lời nói sản phẩm riêng của cá nhân

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (2)

  • - Ngôn ngữ là tài sản chung : Mọi người đều có quyền sử dụng ngôn ngữ
    - Lời nói là sản phẩm riêng của cá nhân: Mỗi người tùy thuộc vào độ tuổi, trình độ văn hóa, giới tính... mà có cách sử dụng lời nói khác nhau

      bởi Bùi Vân Anh 08/09/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • I. NGÔN NGỮ – TÀI SẢN CHUNG CỦA XÃ HỘI:
    1/ Những yếu tố chung trong ngôn ngữ của cộng đồng:
    - Các âm thanh và các thanh (nguyên âm, phụ âm, thanh điệu...)
    - Các tiếng (âm tiết) là sự kết hợp của các âm và thanh.
    - Các từ (từ đơn, từ ghép)
    - Các ngữ cố định (thành ngữ, quán ngữ...)
    2/ Các quy tắc và phương thức chung:
    - Quy tắc chung: Quy tắc cấu tạo từ, ngữ (cụm từ, câu, đoạn...
    - Phương thức chuyển nghĩa từ (nghĩa gốc sang nghĩa phát sinh)
    II. LỜI NÓI – SẢN PHẨM RIÊNG CỦA CÁ NHÂN:
    1/ Giọng nói cá nhân: Khi nói chúng ta vẫn dùng các âm, các thanh chung của ngôn ngữ cộng đồng, nhưng mỗi người có một nét riêng, không ai giống ai.
    2/ Vốn từ ngữ cá nhân:
    - Từ vựng là tài sản chung của toàn dân.
    - Vốn từ ngữ cá nhân: là sự ưa chuộng và quen dùng một số từ ngữ nhất định. Vốn từ cá nhân tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau: lứa tuổi, giới tính, cá tính nghề nghiệp, vốn sống, trình độ hiểu biết, quan hệ xã hội, địa phương sinh sống...
    VD: “Bác nói, giọng nó khang khác thế nào ấy. Trời bác nói là giời. Sợ bác nói là hãi...” (Ma Văn Kháng)
    3/ Sự chuyển đổi, sáng tạo khi sử dụng từ ngữ chung, quen thuộc:
    - Từ ngữ là vốn từ chung của toàn xã hội.
    - Lời nói cá nhân có sự chuyển đổi, sáng tạo trong việc sử dụng từ ngữ kết hợp từ, tách từ, chuyển loại từ hoặc mang sắc thái phong cách... tạo nên những biểu hiện mới.
    VD: Tôi muốn buộc gió lại cho hương đừng bay đi.
    4/ Việc tạo ra các từ mới: Cá nhân có thể tạo ra các từ mới từ kho vốn từ chung và các phương thức chung.
    VD: SGK (Tr.12)
    5/ Việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo quy tắc chung, phương thức chung: Khi nói hay viết, cá nhân có thể tạo ra các sản phẩm như từ mới, câu ngữ, đoạn, bài... có sự chuyển hóa linh hoạt so với những quy tắc và phương thức chung.
    VD: SGK (Tr.12+13)
    => Ở VD Tr1.12, tác giả NT đã đảo trật tự cú pháp.
    => Tr.13, tác giả Tô Hoài lại sử dụng phương thức tính lược thành phần CN và VN của câu.
    KẾT LUẬN: 
    Biểu hiện của nét riêng trong lời nói cá nhân là PHONG CÁCH CÁ NHÂN.

      bởi Ngọc Trúc 19/09/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF