YOMEDIA
NONE

Trong bước đầu thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nước ta đã đạt được những thành tựu và còn có những hạn chế gì?

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • Thành tựu trong việc thực hiện những mục tiêu của 3 chương trình kinh tế (trong Đại hội VI – 1986).

    a.Kinh tế.

    Lương thực – thực phẩm : từ chỗ thiếu ăn triền miên (năm 1988 phải nhập 45 vạn tấn gạo) đến năm 1990, chúng ta đã đáp ứng được các yêu cầu trong nước có dự trữ xuất khẩu :

    Sản lượng lương thực năm 1988 đạt 19,5 triệu tấn.

    Năm 1989 đạt 21,4 triệu tấn.

    -Hàng tiêu dùng : hàng hóa trên thị trường, nhất là hàng tiêu dùng dồi dào, đa dạng và lưu thông tương đối thuận lợi, tiến bộ về mẫu mã, chất lượng.

    -Sản xuất đã gắn chặt với nhu cầu thị trường.

    -Phần bao cấp của Nhà nước giảm đáng kể.

    -Hàng xuất khẩu phát triển mạnh, mở rộng hơn trước về qui mô, hình thức và góp phần vào việc thực hiện mục tiêu kinh tế đối ngoại, xã hội :

    Từ 1986 đến 1990, hàng xuất khẩu tăng gấp 3 lần, riêng 1989 xuất khẩu 1,5 triệu tấn gạo.

    Nhập khẩu giảm đáng kể, tiến gần đến mức cân bằng giữa xuất và nhập.

    b/Xã hội.

    -Kiềm chế được một bước đà lạm phát, nhờ vậy các cơ sở kinh tế có điều kiện thuận lợi để hạch toán kinh doanh.

    -Đời sống nhân dân giảm bớt khó khăn (chỉ số tăng giá bình quân hàng tháng trên thị trường năm 1986 là 20% đến năm 1990 còn 4,4%).

    -Chính sách phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế kinh tế thị trường, có sự quản lí của nhà nước đã được quần chúng hưởng ứng.

    -Chính sách ấy đã thực sự phát huy quyền làm chủ kinh tế của nhân dân, khơi dậy tiềm năng và sức sáng tạo của quần chúng để phát triển sản xuất và dịch vụ, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động và tăng sản pẩhm cho xã hội.

    -Vì vậy, đường lối đổi mới của Đảng được các tầng lớp nhân dân phấn khởi hưởng ứng.

    c/Ý nghĩa.

    Trong bước đầu thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, thắng lợi cơ bản là chủ trương đổi mới của Đảng đã thực sự phát huy quyền làm chủ kinh tế của nhân dân, khơi dậy được tiềm năng và sức sáng tạo của quần chúng để phát triển sản xuất và tăng sản phẩm xã hội.

    Những thắng lợi trong bước đầu thực hiện đường lối đổi mới (86 – 90) là rất quan trọng, chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới về cơ bản là phù  hợp.

    4/Hạn chế.

    -Nền kinh tế còn mất cân đối lớn, lạm phát ở mức cao, số người thất nghiệp tăng, hiệu quả kinh tế thấp, nhiều cơ sở sản xuất đình đốn kéo dài, chưa có tích lũy nội bộ nền kinh tế.

    -Chế độ tiền lương bất hợp lí, đời sống của cán bộ công nhân viên, nông dân gặp khó khăn, tốc độ tăng dân số cao.

    -Sự nghiệp văn hóa có những mặt tiếp tục xuống cấp.

    Tình trạng tham nhũng, mất dân chủ, bất công xã hội, vi phạm luật pháp, kỉ cương… còn nặng nề và phổ biến.

    5/ Thành tựu kế hoạch 5 năm 1991 – 1995 tiếp tục sự nghiệp đổi mới

    Nhiệm vụ đẩy lùi và kiểm soát lạm phát

    -Ổn định phát triển và nâng cao hiệu quả nền sản xuất xã hội.

    -Ổn định và từng bước cải thiện đời sống nhân dân, có tích lũy.

    -Kết quả kinh tế tăng trưởng nhanh :

    Tổng sản phẩm trong nước tăng bình quân hàng năm : 8,2%, công nghiệp tăng 13,3%, nông nghiệp tăng 4,5%.

    Sản lượng lương thực 5 năm tăng 26% so với 5năm trước.

    Nạn lạm phát từ 67,1% năm 1991 xuống mức 12,7% năm 1995.

    -Kinh tế đối ngoại phát triển :

    Thị trường xuất nhập khẩu mở rộng.

    Nguồn vốn đầu tư của nước ngoài tăng nhanh.

    Xuất khẩu trong 5 năm 17 tỉ USD, quan hệ mậu dịch trên 100 nước

    Đầu tư trực tiếp từ nuớc ngoài bình quân hàng năm là 50% đến cuối năm 1995 đạt trên 19 tỉ USD.

    -Khoa học và công nghệ , giáo dục và đào tạo, văn hóa và xã hội có bước phát triển mới chuyển biến tích cực. Thu nhập và đời sống của các tầng lớp nhân dân đều được cải thiện. Mỗi năm giải quyết được việc làm cho hơn 1 triệu lao động.

    -Tình hình chính trị – xã hội giữ vững, quốc phòng và an ninh được củng cố.

    -Mở rộng quan hệ đối ngoại, tham gia tích cực vào các hoạt động của cộng đồng quốc tế : quan hệ ngoại giao 160 nước, quan hệ buôn bán trên 100 nước. 11/7/1995 Việt Nam và Hoa Kỳ thiết lập quan hệ ngoại giao. 28/7/1995 nước ta chính thức gia nhập ASEAN.

    -Hạn chế, yếu kém :

    +Việt Nam vẫn là nước nghèo, cơ sở vật chất kinh tế lạc hậu.

    +Năng suất lao động, chất lượng sản phẩm công trình thấp.

    +Tình trạng tham nhũng, lãng phí, buôn lậu, làm ăn phi pháp cũng như tiêu cực trong bộ máy nhà nước chưa được ngăn chặn triệt để.

    +Sự phân hóa giàu nghèo giữa các vùng, giữa các tầng lớp dân cư tăng nhanh. Đời sống một bộ phận nhân dân nhất là ở vùng sâu vùng xa còn nhiều khó khăn.

    6/ Thành tựu kế hoạch 5 năm 1996 – 2000 đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

    Nhiệm vụ

    Đẩy  mạnh công cuộc đổi mới một cách toàn diện và đồng bộ, tiếp tục phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.

    Phấn đấu đạt và vượt mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh hiệu quả cao và bền vững đi đôi với giải quyết những vấn đề bức xúc của xã hội.

    Cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao tích lũy từ nội bộ nền kinh tế.

    -Kết quả

    -Về kinh tế trong 5 năm tổng sản phẩm trong nước tăng bình quân hàng năm 7%, công nghiệp tăng 13,5%, nông nghiệp tăng 5,5%. Lương thực tế bình quân đầu người tăng từ 360kg năm 1995 lên 444 kg năm 2000. Cơ cấu các ngành kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Quan hệ tích lũy và tiêu dùng theo hướng tích lũy cho phát triển. Tổng vốn đầu tư xã hội thực hiện trong 5 năm khoảng 40 tỉ USD, tốc độ tăng trưởng bình quân 8,6% năm.

    -Kinh tế đối ngoại : Tiếp tục phát triển xuất khẩu đạt 51,6 tỉ USD tăng bình quân hàng năm 21%. Xuất khẩu sản phẩm công nghiệp tăng nhanh năm 2000 đạt 10 tỉ USD gấp 3,4 lần năm 1995. Xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2000 đạt 4,3 tỉ USD gấp hơn 1,7 lần năm 1995.

    -Khoa học và công nghệ có chuyển biến tích cực, giáo dục đào tạo có bước phát triển mới về quy mô, chất lượng, hình thức đào tạo và cơ sở vật chất. Đến năm 2000 100% tỉnh thành đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ.

    -Văn hóa – xã hội  : có bước phát triển đáng kể, bình quân mỗi năm thu hút 1,2 triệu người, trong năm có khoảng 6,1 tỉ triệu lao động được thu hút vào làm việc.

    -Chính trị xã hội : Cơ bản ổn định, quốc phòng an ninh tăng cường quan hệ đối ngoại mở rộng : quan hệ thương mại với hơn 140 nước, quan hệ đầu tư với gần 70 nước và các vùng lãnh thổ.

    -Khó khăn, hạn chế : Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, năn suất lao động, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp.

    -Một số vấn đè văn hóa – xã hội bức xúc và gay gắt chậm được giải quyết.

    -Các hoạt động khoa học và công nghệ chưa đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

    -Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn còn ở mức cao.

    -Tình trạng tham nhũng chưa được khắc phục triệt để.

      bởi Mai Vi 21/01/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON