Tình hình nước ta sau hiệp định Giơ ne vơ.Nhiệm vụ Cách mạng mới và mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ cách mạng?
Trả lời (1)
-
HĐ giơnevơ 1954 về ĐD được ký kết đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của ĐQ mĩ giúp sức. Theo hiệp định để thực hiện hoà bình hai bên phải thực hiện ngay việc ngừng bắn, tập kết chuyển quân chuyển giao khu vực trong khoảng thời gian 300 ngày kể từ ngày ký hiệp định (21/7/1954 – 19/5/1955).
– Ngay từ đầu ĐQ mĩ và bọn phản động pháp cùng với cường quyền tay sai đã tìm mọi cách gây khó khăn và phá hoại việc thi hành hiệp định (cố tình trì hoãn việc ngừng bắn, tháo dỡ máy móc để mang đi) cưỡng ép đồng bào dân di cư vào nam) hòng gây khó khăn cho ta trong việc tiếp qiản vùng giải phóng. Nhưng do thái độ nghiêm chỉnh và tinh thần đấu tranh kiên quyết của chính phủ và nhân dân ta nên ta đã buộc được pháp phải thi hành những điều khoản đã quy định 10/10/1954 bộ đội ta vào tiếp quản giải phóng thủ đô 1/1/1955 TW Đang, chính phủ, Bác Hồ trở về thủ đô để tiếp tục lãnh đạo nhân dân ta bước vào cuộc cách mạng mới 6/5/1955 những tên lính pháp cuối cùng rút khỏi Hải phòng và 22/5 rút hết khỏi cát bà, MBắc sạch bóng quân thù đánh dấu thắng lợi to lớn của nhân dân ta.
– Trong khi đó ở MN thực dân pháp tiếp tục gây những hành động phá hoại hiệp định năm 1956 pháp rút quân ra khỏi MN và trút bỏ trách nhiệm thi hành quyết định cho mĩ. Về phía mĩ sẵn sàng có ý đồ từ trước, lợi dụng cơ hội pháp trận ở ĐBP mĩ đã ép pháp đưa Ngô Đình Diệm (tay sai của mĩ) lên làm thủ tướng Chính phủ (25/6/1954) sau khi hiệp định ký kết được 2 ngày bộ trưởng bộ ngoại giao mĩ là Đa-let đã trắng trợn tuyên bố: “Mĩ không ký kết hiệp định nên không chịu trách nhiệm thi hành hđ” mĩ còn ra sức viện trợ cho cường quyền tay sai NGô Đình Diệm, dung dưỡng Diệm phá hoại hiệp định, từ chối hiệp thương tổng tuyển cử, bày ra trò hề trưng cầu dân ý và âm mưu thành lập 1 quốc gia riêng rẽ tháng 9/1954 mĩ còn lôi kéo một số nước lập ra khối liên minh quân sự ĐNA (SEATO) ngang nhiên đặt MN Việt Nam dưới sự bảo trợ của khối này.
– Mĩ âm mưu và hành động nói trên của mĩ – diệm đã đưa đến kết cục đất nước ta tạm thời bị chia cắt làm 2 miền với 2 chế độ chính trị, xã hội khác nhau. Miền bắc hoàn toàn giải phóng, căn bản hoàn thành công cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, MN mĩ nhảy vào thay chân pháp, âm mưu biến MN thành thuộc địa của mĩ và căn cứ quân sự của mĩ nhằm thôn tính MN chia cắt lâu dài đất nưóc ta, đế quốc mĩ đã dựng lên cường quyền tay sai thân mĩ do Ngô Đình Diệm đứng đầu. Đây là đặc điểm nổi bật nhất của tình hình nước ta sau hiệp định giơnevơ.
b) Nhiệm vụ chiến lược cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới.
– Xuất phát từ đặc điểm tình hình đất nước ta tạm thời chia cắt thành 2 miền với 2 chế độ chính trị xã hội khác nhau, Đảng và Chính phủ đã đề ra cho cách mạng mỗi miền những nhiệm vụ chiến lược thích hợp.+ ở miền Bắc: Sau khi kháng chiến chống pháp kết thúc thắng lợi cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân căn bản hoàn thành. Đảng chủ trương chuyển sang làm cách mạng XHCN, trước khi thực hiện những nhiệm vụ chiến lược của cách mạng XHCN MB phải hoàn thành nốt những nhiệm vụ còn lại của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân là đánh đổ phong kiến, cải cách ruộng đất đấu tranh đòi pháp phải thi hành hiệp định giơnevơ tiếp quản vùng giải phóng, chống cưỡng ép dụ dỗ đồng bào công giáo di cư vào, đón tiếp đồng bào MN tập kết ra bắc, ra sức khôi phục kinh tế hàn gắn vết thương chiến tranh và tiến hành công tác cải tạo XHCN để trở thành chỗ dựa, đủ sức hậu thuẫn cho cách mạng MN và bảo vệ MB, đồng thời xây dựng MB trở thành hậu phương lớn cho MN tiền tuyến lớn cùng đấu tranh giải phóng MN thống nhất nước nhà.
+ ở Miền Nam: do vẫn còn đế quốc và phong kiến tay sai thống trị đế quốc CP’ chủ trương tiếp tục tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân pháp thành chiến tranh nhân dân, chiến tranh giải phóng dân tộc, đánh đổ ách thống trị của ĐQ mĩ và tay sai thân mĩ nhằm giải phóng hoàn toàn MN hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước tiến tới thống nhất nước nhà và góp phần bảo vệ vững chắc miền bắc.
Như vậy từ sau hiệp định giơnevơ dưới sự lãnh đạo của 1 đảng nhân dân ta cùng 1 lúc thực hiện 2 chiến lược cách mạng khác nhau: chiến lược cách mạng XHCN ở MB và chiến lược cách mạng DTDC ND ở MN. Đây cũng chính là đặc điểm lớn nhất của cách mạng nước ta từ sau hiệp định giơnevơ 5.1975.c) Mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ cách mạng:
– Cách mạng 2 miền có 2 nhiệm vụ riêng nhưng xét cho cùng cả hai nhiệm vụ đều có chung 1 mục tiêu là đánh đuổi đế quốc mĩ, đánh đổ cường quyền tay sai và phản động thân mĩ giải phóng hoàn toàn miền nam bảo vệ miền bắc tiến tới thực hiện hoà bình thống nhất đất nước tạo điều kiện để cả nước đi lên CNXH, xây dựng 1 nước Việt Nam hoà bình thống nhất, độc lập dân chủ và giàu mạnh, thiết thực góp phần tăng cường phe XHCN, bảo vệ hoà bình ở ĐNA và TG.– Trong việc thực hiện những nhiệm vụ, mục tiêu chung của cách mạng mỗi chiến lược cách mạng có vị trí và vai trò khác nhau nhưng có mối quan hệ chặt chẽ, khăng khít với nhau tạo điều kiện cho nhau cùng PT.
CM XHCN ở MB không chỉ có mục tiêu xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân miền bắc mà còn nhằm giải phóng MN và đáp ứng nhu cầu xây dựng đất nước sau khi thống nhất.– dân tộc dân chủ nhân dân ở MN vừa có nhiệm vụ giải phóng MN vừa có nhiệm vụ bảo vệ MB. Mối quan hệ giữa cách mạng 2 miền đồng thời cũng là mối quan hệ giữa hậu phương và tiền tuyến. Thắng lợi giành được ở mỗi miền là thắng lợi chung của sự nghiệp chống mĩ cứu nước của toàn dân tộc. Trong mối quan hệ giữa cách mạng 2 miền mỗi chiến lược có 1 vị trí vai trò khác nhau. MB là hậu phương lớn đóng vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước và sự nghiệp kháng chiến chống mĩ cứu nước. MN là tiền tuyến lớn nên giữ vai trò quyết định trực tiếp trong việc đánh đổ ách thống trị của ĐQ mĩ và tay sai của chúng giải phóng MN thống nhất đất nước.
– Việc đề ra hai chiến lược cách mạng ở 2 miền trong cùng 1 thời điểm lịch sử là sự vận dụng sáng tạo nguyên lý của CN Mác LêNin vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của nước ta.bởi Meo Thi 26/07/2021Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
làm rõ mối quan hệ việt pháp từ 9/1945-12/1946
30/11/2022 | 0 Trả lời
-
Nhận xét, đánh giá và so sánh phong trào cách mạng (1930-1931) với phong trào cách mạng trước đó
31/12/2022 | 0 Trả lời
-
24/01/2023 | 1 Trả lời
-
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), quân đội Việt Nam đã giành được thế chủ động trên chiến trường toàn Đông Dương với thắng lợi nào sau đây?
28/06/2023 | 0 Trả lời
-
Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời từ điều kiện kinh tế - xã hội nào?
18/09/2023 | 0 Trả lời
-
xu thế toàn cầu hóa tạo ra những thách thức gì cho các nước đang phát triển nói chung và việt nam nói riêng? Theo em, Việt Nam cần làm gì trước xu thế toàn cầu hóa?
31/10/2023 | 0 Trả lời
-
Thái độ chính trị của giai cấp tiểu tư sản Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất là? Vì sao?
12/12/2023 | 1 Trả lời