YOMEDIA
NONE

Những khó khăn của nước ta sau Cách mạng tháng Tám đã được Đảng và Chính phủ cách mạng giải quyết như thế nào?

Những khó khăn của nước ta sau Cách mạng tháng Tám đã được Đảng và Chính phủ cách mạng giải quyết như thế nào? Kết quả và ý nghĩa ?

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • - Bước đầu xây dựng và củng cố chế độ mới về mọi mặt, giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính

    +  Xây dựng chính quyền cách mạng :

    Ngày 6-1-1946, Tổng tuyển cử, gần 90% cử tri đi bỏ phiếu, bầu được 333 đại biểu Quốc hội,

            Ngày 2-3-1946, Quốc hội đã thông qua danh sách Chính phủ liên hiệp chính thức của nước Việt Nam mới, do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch và lập ra Ban dự thảo Hiếp pháp.

           Ở địa phương Bắc Bộ và Trung Bộ tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp.

            Lực lượng vũ trang được chú trọng xây dựng. Ngày 22-5-1946, Quân đội quốc gia Việt Nam ra đời. Lực lượng dân quân tự vệ củng cố, phát triển.

    + Giải quyết nạn đói :

    Biện pháp cấp thời như tổ chức quyên góp, điều hoà thóc gạo giữa các địa phương... Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi nhân dân "Nhường cơm sẻ áo". Nhân dân  lập "Hũ gạo cứu đói", tổ chức "Ngày đồng tâm"...

    Biện pháp lâu dài, đẩy mạnh "Tăng gia sản xuất". Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi "Tăng gia sản xuất ! Tăng gia sản xuất ngay ! Tăng gia sản xuất nữa!".Đồng thời ta thực hiện giảm tô 25%, giảm thuế ruộng đất 20%, tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo, chia lại ruộng đất công.

    ð Nhờ những biện pháp trên, sản xuất nông nghiệp nhanh chóng được phục hồi, nạn đói bị đẩy lùi.

    +  Giải quyết nạn dốt :

    Ngày 8-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ -chuyên  trách chống “giặc dốt”, kêu gọi cả nước tham gia phong trào xoá nạn mù chữ.

    Đến ngày 8 - 9 - 1946, trên toàn quốc đã tổ chức gần 76 000 lớp học, xoá mù chữ cho hơn 2,5 triệu người. Đồng thời, trường học các cấp phổ thông và đại học sớm được khai giảng.

    +  Giải quyết những khó khăn về  tài chính :

    Trước mắt, Chính phủ kêu gọi nhân dân tự nguyện đóng góp, xây dựng "Quỹ độc lập" phát động "Tuần lễ vàng"... Chỉ trong thời gian ngắn nhân dân đã tự nguyện góp được 370 kg vàng, 20 triệu đồng vào Quỹ độc lập, 40 triệu đồng cho Quỹ đảm phụ quốc phòng.

           Ngày 23-11-1946, Quốc hội quyết định lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước.

    - Đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng

              + Từ ngày 2-9-1945 đến trước ngày 6-3-1946: Hoà với quân Trung Hoa Dân quốc kiến quyết chống Pháp ở Nam Bộ

        Kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược ở Nam Bộ

              Với dã tâm của thực dân Pháp muốn xâm lược nước ta lần nữa Đêm 22 rạng sáng 23 - 9 - 1945, thực dân Pháp cho quân đánh úp trụ sở Uỷ ban nhân dân Nam Bộ.

           Quân và dân Sài Gòn Chợ Lớn cùng với quân và dân Nam Bộ đã nhất tề đứng lên chiến đấu bảo vệ Tổ quốc

           Trung ương Đảng, Chính phủ đã kịp thời đề ra những chủ trương để lãnh đạo cuộc kháng chiến miền Nam. Cả nước chi viện về mọi mặt cho miền Nam. Các đơn vị "Nam tiến", nhân dân Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ quyên góp tiền thuốc men…ủng hộ nhan Nam Bộ.

    Ý nghĩa: đã ngăn chặn từng bước tiến công của địch, hạn chế âm mưu "đánh nhanh, thắng nhanh" của chúng, góp phần bảo vệ củng cố chính quyền cách mạng, tạo điều kiện cho cả nước có thêm thời gian chuẩn bị lực lượng về mọi mặt cho cuộc kháng chiến toàn quốc về sau.

     Đấu tranh với quân Trung Hoa Dân quốc và bọn phản cách mạng ở miền Bắc:

    Chủ trương của ta là hoà hoãn với quân Trung Hoa Dân quốc ở miền Bắc vì tránh cùng một lúc với nhiều kẻ thù.

    Nhân nhượng một số yêu sách về kinh tế, chính trị của quân Trung hoa Dân quốc như : nhận  tiêu tiền "Quan kim", "Quốc tệ", cung cấp một phần lương thực cho chúng, đồng ý nhường cho tay sai của Tưởng 70 ghế trong Quốc hội không qua bầu cử  và một số ghế trong Chính phủ Liên hiệp kháng chiến.

    Đối với bọn phản động tay sai ra mặt chống phá cách mạng thì kiên quyết trừng trị theo pháp luật.

    Ý nghĩa : chúng ta đã hạn chế đến mức thấp nhất các hoạt động chống phá của bọn chúng, làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của chúng.

             Từ ngày 6-3-1946 đến ngày 19-12-1946: Hoà hoãn với Pháp nhằm đẩy quân Trung Hoa Dân quốc ra khỏi nước ta

     - Hiệp ước Hoa Pháp :

    Ngày 28-2-1946, Hiệp ước Hoa-Pháp được kí kết giữa Chính phủ Trung Hoa Dân quốc và Pháp. Theo đó Trung Hoa Dân quốc được Pháp nhượng một số quyền lợi như  trả lại các tô giới…Đổi lại, Pháp được đưa quân ra Bắc thay quân Trung Hoa Dân quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật.

    Như vậy, Hiệp ước Hoa -Pháp đã đặt nhân dân ta trước sự lựa chọn một trong hai con đường:

     Hoặc cầm súng chiến đấu chống thực dân Pháp, không cho chúng đổ bộ lên miền Bắc.

     Hoặc là hoà hoãn, nhân nhượng Pháp để tránh tình trạng phải đối phó một lúc với nhiều kẻ thù.

          - Sách lược của Đảng và Chính phủ :

             Trước tình hình trên, Ban thương vụ Trung ương Đảng họp do Hồ Chí Minh chủ trì, đã họn giải pháp"Hoà để tiến".

              Chiều 6-3-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà với G. Xanhtơni đại diện Chính phủ Pháp bản Hiệp định Sơ bộ.

          -  Nội dung Hiệp định Sơ bộ :

    Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là một quốc gia tự do nằm trong khối Liên hiệp Pháp, có chính phủ riêng, nghị viện riêng, quân đội riêng, tài chính riêng.

    Chính phủ Việt Nam đồng ý để cho 15000 quân Pháp được ra miền Bắc thay quân Trung Hoa Dân quốc , số quân này sẽ đóng ở những địa điểm quy định và rút dần trong thời hạn 5 năm.

     Hai bên ngừng mọi cuộc xung đột ở miền Nam.

     Ý nghĩa :

                Ta đã tránh được cuộc chiến đấu bất lợi vì phải chống lại nhiều kẻ thù cùng một lúc.

                  Đẩy nhanh được 20 vạn Trung Hoa dân quốc cung tay sai về nước.

                   Có thời gian hoà bình để củng cố chính quyền cách mạng, chuẩn bị lực lượng mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp.

              Về mặt pháp lí, Chính phủ Pháp đã phải thừa nhận Việt Nam là một quốc gia tự do, không còn là thuộc địa của Pháp.

              -  Tạm ước 14-9-1946:

    Để kéo dài thêm thời gian hoà hoãn và tỏ rõ thiện chí hoà bình của Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh, lúc đó đang ở thăm nước Pháp với tư cách là thượng khách, đã kí với đại diện Chính phủ Pháp bản Tạm ước 14-9-1946, nhân nhượng cho Pháp một số quyền lợi kinh tế, văn hoá ở Việt Nam.

      bởi Đặng Thị Yến 19/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON