Hãy phân tích bản “Tuyên ngôn độc lập” ngày 2/9/1945.
Trả lời (1)
-
Cách mạng tháng Tám thành công đã đưa đến sự thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Hồ Chủ tịch đã trực tiếp soạn thảo “Tuyên ngôn độc lập” và thông qua Chính phủ lâm thời.
Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản “Tuyên ngôn độc lập”, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Mở đầu bản “Tuyên ngôn độc lập”, Hồ Chủ tịch đã lấy ngay hai ý cơ bản trong Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ năm 1776 và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp 1789 : “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng”.
Tiếp đó, Người đã nghiêm khắc lên án tội ác của thực dân Pháp : “Thế mà hơn tám mươi năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đảng, bác ái đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta”.
Từ những sự việc cụ thể, Người đã nêu lên tội ác của thực dân Pháp gây ra đối với đồng bào ta.
Người tố cáo mạnh mẽ sự đớn hèn của thực dân Pháp đã đầu hàng nhục nhã giặc Nhật.
Người lên án hai tầng áp bức nặng nề của thực dân Pháp và phát xít Nhật.
Chính sách đàn áp, bóc lột nặng nề ấy đã làm cho hơn hai triệu đồng bào miền Bắc chết đói trong năm 1945.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định rằng: từ đau thương tàn khốc, dân tộc Việt Nam anh dũng đứng dậy chống xâm lược.
Người tuyên bố: “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phía Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc ấy phải được tự do ! Dân tộc đó phải được độc lập !”.
Sau đó, Người đã chỉ rõ: dân tộc Việt Nam đã đứng lên tự giải phóng mình, giành lại độc lập, tự do từ tay Nhật.
Người khẳng định Việt Nam không còn là thuộc địa của Pháp, thực dân Pháp không còn quyền lợi gì ở Việt Nam bởi Pháp đã dâng Việt Nam cho Nhật từ tháng 9/1940.
Người tuyên bố trước toàn thế giới quyền hưởng tự do và độc lập của dân tộc Việt Nam.
Người tin rằng nhân dân thế giới, chính phủ và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới sẽ công nhận quyền độc lập tự do của nước Việt Nam.
Cuối cùng, “Tuyên ngôn độc lập” đã nêu lên ý chí sắt đá, lòng quyết tâm bảo vệ tự do, độc lập của dân tộc ta: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết tâm đem lại tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”.
“Tuyên ngôn độc lập” là một văn kiện lịch sử có giá trị tư tưởng và ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.
Độc lập tự do là tư tưởng trung tâm của bản “Tuyên ngôn độc lập” của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.
Đó là lí tưởng, là mục tiêu trên hết của Hồ Chí Minh, của Đảng và của dân tộc Việt Nam, cũng như của mọi dân tộc trên thế giới.
bởi thu hảo 21/01/2021Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
làm rõ mối quan hệ việt pháp từ 9/1945-12/1946
30/11/2022 | 0 Trả lời
-
Nhận xét, đánh giá và so sánh phong trào cách mạng (1930-1931) với phong trào cách mạng trước đó
31/12/2022 | 0 Trả lời
-
24/01/2023 | 1 Trả lời
-
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), quân đội Việt Nam đã giành được thế chủ động trên chiến trường toàn Đông Dương với thắng lợi nào sau đây?
28/06/2023 | 0 Trả lời
-
Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời từ điều kiện kinh tế - xã hội nào?
18/09/2023 | 0 Trả lời
-
xu thế toàn cầu hóa tạo ra những thách thức gì cho các nước đang phát triển nói chung và việt nam nói riêng? Theo em, Việt Nam cần làm gì trước xu thế toàn cầu hóa?
31/10/2023 | 0 Trả lời
-
Thái độ chính trị của giai cấp tiểu tư sản Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất là? Vì sao?
12/12/2023 | 1 Trả lời