YOMEDIA
NONE

Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 – 1954)

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • a. Âm mưu và hành động chiến tranh của Pháp

    – Mặc dù đã kí Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3 và Tạm ước ngày 14/9/1946, thực dân Pháp vẫn đẩy mạnh việc chuẩn bị chiến tranh xâm lược.

    + Ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, thực dân Pháp mở các cuộc tiến công.

    + Ở Bắc Bộ, hạ tuần tháng 11/1946, quân Pháp tiến công ở Hải Phòng, Lạng Sơn, cho quân đổ bộ lên Đà Nẵng, sau đó chiếm đóng Hải Phòng.

    + Tháng 12 – 1946, Pháp gây hấn ở Hà Nội, chiếm trụ sở Bộ Tài chính, gây ra vụ thảm sát ở phố Hàng Bún (Khu phố Yên Ninh)…

    + Ngày 18/12/1946, quân Pháp gửi tối hậu thư đòi giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, để cho Pháp làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự ở Hà Nội, nếu không chúng sẽ giành toàn quyền hành động vào sáng ngày 20/12/1946.

    – Tình thế khẩn cấp đã buộc Đảng và Chính phủ phải có quyết định kịp thời. Ngày 18 – 12 1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc.

    – Tối ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, phát động nhân dân cả nước kháng chiến chống Pháp, bảo vệ nền độc lập dân tộc.

    b. Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng

    – Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng ta thể hiện trong Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Trung ương Đảng (12/12/1946), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh (19/12/1946) và được giải thích cụ thể trong tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Trường Chinh (tháng 9/1947):

    – Nội dung của đường lối kháng chiến:

    + Xác định mục đích kháng chiến là đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược, giành độc lập tự do: “Thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.

    + Kháng chiến toàn dân: xuất phát từ truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc, từ tư tưởng “chiến tranh nhân dân” của Hồ Chí Minh, thực hiện toàn dân đánh giặc và đánh gặc bằng mọi vũ khi có trong tay.… Có lực lượng toàn dân mới thực hiện được kháng chiến toàn diện và tự lực cánh sinh;

    + Kháng chiến toàn diện: kháng chiến trên trên tất cả các mặt: quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và ngoại giao, nhằm làm thất bại mọi thủ đoạn của thực dân Pháp. Mặt khác phải xây dựng hậu phương kháng chiến toàn diện;

    + Kháng chiến lâu dài: vì so sánh lực lượng lúc đầu chưa có lợi cho cuộc kháng chiến; cần có thời gian để vừa kháng chiến vừa kiến quốc; chống lại chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh” của địch; từng bước làm thay đổi so sánh lực lượng, tiến lên giành thắng lợi quyết định.

    + Tự lực cánh sinh: nhằm phát huy mọi nỗ lực chủ quan, tránh tư tưởng bị động trông chờ vào sự giúp đỡ bên ngoài; mặt khác vẫn coi trọng sự ủng hộ quốc tế.

    Đường lối kháng chiến của Đảng là đường lối chiến tranh nhân dân, là ngọn cờ cổ vũ, dẫn dắt cả dân tộc Việt Nam đứng lên kháng chiến, là xuất phát điểm cho mọi thắng lợi của cuộc kháng chiến.

      bởi Vu Thy 22/01/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF