Chủ quyền của Việt Nam đối với vùng đất Tây Nam Bộ được khẳng định bằng các văn bản có giá trị pháp lý, được cộng đồng quốc tế, trong đó có chính phủ Campuchia thừa nhận
Trả lời (1)
-
Hiện nay vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với vùng đất Nam Bộ nói chung, trong đó có Miền Tây Nam Bộ đã được luật pháp quốc tế thừanhận. Chính phủ và luật pháp Campuchia cũng hoàn toàn thừa nhận. Điều này thể hiện ở các văn bản Hiệp ước quan trọng mà các bên đã ký kết.
- Hiệp ước giữa An Nam (Việt Nam), Xiêm (Thái Lan) và Cao Miên (Campuchia), ký tháng 12/1845 đã thừa nhận về mặt pháp lý, Nam Kỳ lục tỉnh thuộc về Việt Nam.
- Hiệp ước năm 1846 giữa An Nam và Xiêm tiếp tục xác nhận nội dung này: Sau đó, Cao Miên cũng đồng ý và tham gia Hiệp ước này.
- Hiệp ước Việt - Xiêm năm 1847 với sự chứng kiến của vua Cao Miên là Ang Dương, khẳng định vùng đất Nam Kỳ thuộc chủ quyền Việt Nam. Hiệp ước đã công nhận Ang Dương là vua Cao Miên, nhưng Cao Miên nhận là chư hầu của hai nước Việt và Xiêm; Cao Miên cũng xác nhận vùng đất Nam Kỳ thuộc về Việt Nam.
- Hiệp ước Pháp - Tây Ban Nha và Nhà Nguyễn (Việt Nam), ký tại Sài Gòn ngày 05/6/1862 và trao đổi văn bản phê chuẩn tại Huế ngày 14/4/1863, đã khẳng định quyền lực của
Việt Nam trên lãnh thổ Nam Kỳ. Nhưng triều đình Nhà Nguyễn bất lực, đã nhượng 3 tỉnh miền Đông (1862) và 3 tỉnh miền Tây (1874) cho Pháp. Chính phủ Campuchia lúc đó không có phản ứng gì.
- Hiệp ước Xiêm - Cao Miên ngày 01/12/1863 chứng tỏ cả Campuchia và Xiêm đều công nhận Nam Kỳ là một vùng đất không phải là của Campuchia(“Campuchia nằm giữa các lãnh thổ Xiêm, Nam Kỳ”); điều đó cũng có nghĩa là vùng đất Nam Kỳ thuộc về Việt Nam.
- Trong thời Pháp thuộc, ranh giới giữa hai nước Việt Nam và Campuchia được phân định bao gồm hai đoạn: đoạn biên giới giữa Nam Kỳ với Campuchia và đoạn biên giới giữa Trung Kỳ với Campuchia. Đoạn biên giới ở Nam Kỳ (từ Tây Ninh đến Hà Tiên) được hình thành trên cơ sở các thỏa ước được ký kết giữa Pháp với Campuchia:
+ Thỏa ước Pháp - Campuchia ngày 09/7/1870.
Để chuẩn bị cho việc soạn thảo và ký kết Thỏa ước, tháng 3/1870, Ủy ban liên hợp Pháp - Campuchia đã được thành lập. Ủy ban này có nhiệm vụ nghiên cứu vạch ra một đường biên giới giữa Nam Kỳ và Campuchia, đề xuất xác định 19 cột mốc từ Tây Ninh đên Hà Tiên. Trên cơ sở đề xuất của Ủy ban này, hai bên đã nhất trí tiến hành phân ranh trên thực địa và cắm được 16/19 cột mốc từ bờ sông Tônlê Tru (mốc Số l, giáp Tây Ninh) đến điểm rạch Tà Sang gặp rạch Cái Cậy (mốc số 16), chưa thống nhất được biên giới khu vực Hà Tiên.
+ Thỏa ước Pháp - Campuchia ngày 15/7/1873.
Ngày 15/7/1873, Quốc vương Campuchia Norodom và Thống đốc Nam Kỳ, Chuẩn đô đốc Dupré nhân danh Chính phủ Pháp đã ký tiếp Thỏa ước về biên giới giữa Vương quốc Campuchia và Nam Kỳ thuộc Pháp. Đường biên giới được hai bên nhất trí thỏa thuận lần này là một đường biên giới được xác định dứt khoát, rành mạch, dựa vào các con sông hay các biến đổi địa hình khá ổn định, rõ ràng để xác định đường biên giới, tránh mọi tranh chấp về sau. Thỏa ước cũng đã quy định các điểm chính mà đường biên giới sẽ đi qua. Điểm xuất phát là tại cột mốc số 1 đặt trên bờ sông Tônlê Tru đến làng Giang Thành và từ đó đi thẳng đến Hà Tiên (Kiên Giang).
Với hai Thỏa ước nói trên đường biên giới giữa Campuchia và Nam Kỳ đã được xác lập đầy đủ trong thời Pháp thuộc- Trước những thắng lợi liên tiếp của nhân dân Việt Nam trong công cuộc kháng chiến chống Pháp, ngày 04/6/1949 Tổng thống Pháp Vincent Auriol đã ký Bộ luậtsố 49-733 trả lại Nam Kỳ lục tỉnh cho “Quốc gia Việt Nam”, đại diện là Bảo Đại. Điều 2 của Luật quy định “Vùng đất Cochinchine được trao lại nhà nước thuộc địa Việt Nam theo Tuyên bố chung ngày 05/6/1948 và Tuyên bố của Chính phủ Pháp ngày 19/8/1948. Vùng đất Cochinchine không còn nằm trong quy chế lãnh thổ thuộc Pháp”
Trước khi Chính phủ Pháp chuẩn bị trao trả lại vùng đất Nam Bộ cho Việt Nam, Chính quyền Campuchia lúc đó đã đưa ra các yêu sách phản đối.
Ngày 25/6/1945, Quốc vương Norodom Sihanouk ra tuyên bố về quan điểm của Campuchia về vùng đất Nam Kỳ, ngày 20/01/1948 ông gửi thư cho Cao ủy Cộng hòa Pháp, ngày 02/4/1949, ông gửi thư cho Chủ tịch Liên hiệp Pháp để phản đối ý định của Pháp trả đất Nam Kỳ cho phía Việt Nam.
Chính phủ Pháp có đủ căn cứ để phản bác lập luận trên. Trong thư gửi Quốc vương Norodom Sihanouk, ngày 08/6/1949, Chính phủ Pháp đã khẳng định: “…Ngoài những lý do thực tiễn, những lý do pháp lý và lịch sử không chophépChính phủ Pháp trù tính các cuộc đàm phán song phương với Campuchia để sửa lại các đường biên giới của Nam Kỳ. Quốc vương hẳn cũng biết rằng Nam Kỳ đã được An Nam nhượng cho Pháp theo các Hiệp ước năm 1862 và 1874...” và “Chính từ triều đình Huế mà Pháp nhận được toàn bộ miền Nam Việt Nam”, trước lúc Pháp có mặt ở Đông Dương, miền Tây Nam Kỳ không thuộc triều đình Khơme.
- Chủ quyền của Việt Nam đối với Nam Bộ nói chung, Miền Tây Nam Bộ nói riêng tiếp tục được công nhận tại Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954) và Hiệp định Pari (1973), được các nước lớn có liên quan như Anh, Pháp, Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc và Lào, Campuchia thừa nhận. Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 khẳng định: “11. Hội nghị ghi nhận tuyên bố của Chính phủ Pháp theo hướng là đế giải quyết mọi vấn đề liên quan đến việc củng cố và thiêt lập lại hoà bình ở Campuchia, Lào và Việt Nam, Chính phủ Pháp sẽ xuất phát từ nguyên tắc tôn trọng độc lập và chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia, Lào và Việt Nam. 12. Trong mối quan hệ của mình, Campuchia, Lào và Việt Nam, mỗi nước thành viên Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 cam kết tôn trọng chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia nói trên và kiềm chế trong bất cứ việc nào can thiệp đến công việc nội bộ của họ”.
Như vậy, theo Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam và Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 về khôi phục hoà bình ở Đông Dương, Việt Nam chỉ tạm thời bị cắt thành hai miền Nam - Bắc bởi một giới tuyến quân sự (vĩ tuyến 17), Campuchia, Lào và các nước tham gia Hội nghị đều đã cam kết tôn trọng chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, bao gồm cả vùng đất Tây Nam bộ.
- Trong những năm đất nước ta tạm thời bị chia cắt, đã nhiều lần xảy ra xung đột, tranh chấp biên giới giữa chính quyền Việt Nam Cộng hòa và Campuchia. Trước tình hình đó, các chính quyền khác nhau của Nhà nước Campuchia và Quốc vương Norodom Sihanouk đã nhiều lần kêu gọi cộng đồng quốc tế thừa nhận đường biên giới hiện tại giữa Campuchia với Nam Việt Nam được thể hiện trên các bản đồ (hợp pháp) do Sở Địa dư Đông Dương ấn hành trước năm 1954.
+ Khi tham dự Hội nghị các nước không liên kết tại Le Caire (Ai Cập) tháng 10/1964, Thủ tướng Campuchia Norodom Kan-ton chính thức ủng hộ nguyên tắc ghi trong bản Tuyên ngôn bế mạc Hội nghị và đã được biểu quyếtthông qua: "... tất cả cam kết rằng khi được độc lập, có những biên giới như thế nào thì cứ tiếp tục duy trì và tôn trọng các biên giới đó". Thủ tướng Norodom Kan-ton còn tuyên bố: "Vấn đề chủ yếu của chúng tôi là được các nước thừa nhận biên giới với Nam Việt Nam... đường giới tuyến này do mẫu quốc Pháp đặt ra... Mặc dù các biên giới này rất bất lợi cho Campuchia, chúng tôi cũng thừa nhận những biên giới đó.
+ Từ năm 1960 đến 1962, chính phủ Vương quốc Campuchia tiến hành thương lượng với chính quyền ngụy Sài Gòn nhằm giải quyết những xung đột biên giới, cải thiện quan hệ giữa hai bên nhưng không đạt được kết quả. Năm 1962, Norodom Sihanouk đề nghị Liên hợp quốc triệu tập một hội nghị quốc tế để công nhận độc lập, trung lập và toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia.
- Tháng 3/1964, Chính phủ Vương quốc Campuchia gửi Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà bản dự thảo Nghị định thư về tuyên bố nền trung lập của Vương quốc Campuchia, tại Điều 1 bản dự thảo viết: "...
bởi Tieu Giao 21/01/2021Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
làm rõ mối quan hệ việt pháp từ 9/1945-12/1946
30/11/2022 | 0 Trả lời
-
Nhận xét, đánh giá và so sánh phong trào cách mạng (1930-1931) với phong trào cách mạng trước đó
31/12/2022 | 0 Trả lời
-
24/01/2023 | 1 Trả lời
-
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), quân đội Việt Nam đã giành được thế chủ động trên chiến trường toàn Đông Dương với thắng lợi nào sau đây?
28/06/2023 | 0 Trả lời
-
Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời từ điều kiện kinh tế - xã hội nào?
18/09/2023 | 0 Trả lời
-
xu thế toàn cầu hóa tạo ra những thách thức gì cho các nước đang phát triển nói chung và việt nam nói riêng? Theo em, Việt Nam cần làm gì trước xu thế toàn cầu hóa?
31/10/2023 | 0 Trả lời
-
Thái độ chính trị của giai cấp tiểu tư sản Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất là? Vì sao?
12/12/2023 | 1 Trả lời