Chính quyền cách mạng của dân ,do dân và vì dân là như thế nào
Trả lời (1)
-
Nhà nước của dân, là Nhà nước trong đó dân là chủ, dân làm chủ; dân là người có địa vị cao nhất, có quyền quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Hồ Chí Minh luôn luôn khẳng định: “Nước ta là nước dân chủ, bao nhiêu quyền hạn là của dân; mọi quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”.
Trong nhà nước ta, dân là chủ thể của quyền lực nhà nước, do đó người cầm quyền, cán bộ công chức nhà nước chỉ là người được dân ủy quyền có điều kiện và có thời hạn để gánh vác, giải quyết những công việc chung của đất nước, do đó theo Hồ Chí Minh cán bộ công chức nhà nước là công bộc, đầy tớ của dân. Và vì vậy bất cứ việc gì đều phải bàn bạc với dân, hỏi ý kiến và kinh nghiệm của dân .
Làm công bộc, đầy tớ của dân là một trách nhiệm rất vẻ vang, nhưng cũng rất khó khăn, nặng nề. Muốn vậy người cầm quyền cần phải gần dân, sát dân, hiểu dân, tin dân và phải biết sử dụng sức mạnh to lớn của nhân dân, tác phong của người cầm quyền phải: “óc nghĩ, mắt thấy, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm chứ không phải nói suông, chỉ ngồi viết mệnh lệnh. Họ phải thật thà nhúng tay vào việc”.
Từ quan niệm về vị thế của người cầm quyền, Hồ Chí Minh tự ý thức vị trí của mình trước nhân dân, người nói ở nước ta, từ Hồ Chủ tịch trở xuống là đầy tớ của dân, dân đặt ở đâu thì làm ở đó, người làm Chủ tịch nước cũng là nhờ sự trao quyền ủy thác của dân và khẳng định “khi nào đồng bào bảo tôi lui thì tôi vui lòng lui”.
Nhà nước do dân, Nhân dân là người tổ chức nên cơ quan nhà nước từ Trung ương đến cơ sở thông qua chế độ phổ thông đầu phiếu, trực tiếp, kín để lựa chọn những người đủ tiêu chuẩn bầu vào cơ quan nhà nước.
Nhân dân có quyền thực hiện chế độ bãi miễn theo 3 mức độ từ thấp đến cao, bãi miễn đại biểu, bãi miễn các cơ quan nhà nước, bãi miễn nội các Chính phủ nếu các đại biểu đó, các cơ quan nhà nước và nội các chính phủ không còn phù hợp với nhân dân, đi ngược lại lợi ích của nhân dân, và sự bãi miễn đó là bất cứ lúc nào.
Nhà nước do dân, nghĩa là dân có trách nhiệm, nghĩa vụ đóng góp trí tuệ, sức người, sức của để tổ chức, xây dựng, bảo vệ và phát triển nhà nước “đẩy thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân”.
Nhà nước do dân còn thể hiện ở vai trò tham gia quản lý nhà nước, phê bình, kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, các đại biểu dân cử.
bởi Trần co_co tah 17/11/2019Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
làm rõ mối quan hệ việt pháp từ 9/1945-12/1946
30/11/2022 | 0 Trả lời
-
Nhận xét, đánh giá và so sánh phong trào cách mạng (1930-1931) với phong trào cách mạng trước đó
31/12/2022 | 0 Trả lời
-
24/01/2023 | 1 Trả lời
-
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), quân đội Việt Nam đã giành được thế chủ động trên chiến trường toàn Đông Dương với thắng lợi nào sau đây?
28/06/2023 | 0 Trả lời
-
Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời từ điều kiện kinh tế - xã hội nào?
18/09/2023 | 0 Trả lời
-
xu thế toàn cầu hóa tạo ra những thách thức gì cho các nước đang phát triển nói chung và việt nam nói riêng? Theo em, Việt Nam cần làm gì trước xu thế toàn cầu hóa?
31/10/2023 | 0 Trả lời
-
Thái độ chính trị của giai cấp tiểu tư sản Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất là? Vì sao?
12/12/2023 | 1 Trả lời