Cách mạng tháng Tám năm 1945 có phải cuộc cách mạng bạo lực không? Vì sao?
Trả lời (1)
-
Cách mạng bạo lực, theo nghĩa kinh điển, là cuộc cách mạng bằng các biện pháp bạo lực, qua khởi nghĩa vũ trang và lật đổ được chế độ cũ. Như vậy Cách mạng tháng 8 là cuộc cách mạng cuộc dân tộc dân chủ kiểu mới. Nó có nhiệm vụ đánh đổ ách thống trị thực dân phong kiến, giành độc lập cho cho Tổ quốc, tự do hạnh phúc cho nhân dân, đưa đất nước tiến lên theo con đường xã hội chủ nghĩa.
+ Suốt 80 năm đô hộ nước ta, giặc Pháp chưa hề nương nhẹ đối với bất cứ ai chống lại chúng. Hàng chục cuộc khởi nghĩa vũ trang và hàng trăm, hàng nghìn cuộc đấu tranh lớn nhỏ cho các quyền dân tộc, dân chủ và dân sinh đã bị dìm trong máu. Lấy bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực của kẻ xâm lược là lẽ đương nhiên. Có điều, Đảng ta hiểu bạo lực cách mạng không chỉ là bạo lực vũ trang mà còn có bạo lực chính trị. Đấu tranh vũ trang kết hợp chặt chẽ với đấu tranh chính trị là 1 quy luật, trong đó đấu tranh chính trị là gốc, làm nền cho đấu tranh vũ trang, và đấu tranh vũ trang đến lượt nó sẽ làm chỗ dựa vững chắc và thúc đẩy đấu tranh chính trị đến cao trào, tiến tới một cuộc tổng khởi nghĩa toàn diện.
+ Từ lúc cao trào cứu nước được phát động vào những năm 1940 – 1941 trở đi, nhất là sau khi Pháp đầu hàng Nhật, nước ta ngày càng tiến lên trong thế sục sôi cách mạng. 1 căn cứ địa gồm sáu tỉnh Cao – Bắc – Lạng, Thái – Tuyên – Hà đã hình thành và ngày thêm mở rộng. Đồng thời, nhiều khu du kích nhỏ khác (như Ba Tơ ở Quảng Ngãi) và nhiều đội tự vệ vũ trang của quần chúng, 1 đội quân giải phóng đã hình thành. Ngoài ra, với sự hỗ trợ của Mặt trận Việt Minh và các đoàn thể cứu quốc, cách mạng nước ta đã tập hợp được một “đội quân chính trị” gồm hàng chục vạn, hàng triệu người sẵn sàng nổi dậy giành chính quyền.
+ Chính trong tình thế đó, mà đêm 13-8-1945, ngay sau khi được tin phát-xít Nhật đầu hàng đồng minh, Ủy ban khởi nghĩa do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã ra Quân lệnh số 1. Ngày 14, Tổng Bộ Việt Minh ra lời hiệu triệu kêu gọi Tổng khởi nghĩa. Nghe lời kêu gọi đó, cả nước hừng hực khí thế đứng lên đánh giặc, giành chính quyền ở các thành phố lớn, tỉnh lỵ. 30.8.1945, Vua Bảo Đại bằng lòng trao ấn kiếm, thoái vị để “làm dân một nước độc lập hơn là làm vua một nước nô lệ”, chấm dứt hàng ngàn năm tồn tại của chế độ phong kiến Việt Nam.
bởi Nguyễn Hồng Tiến 26/07/2021Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
làm rõ mối quan hệ việt pháp từ 9/1945-12/1946
30/11/2022 | 0 Trả lời
-
Nhận xét, đánh giá và so sánh phong trào cách mạng (1930-1931) với phong trào cách mạng trước đó
31/12/2022 | 0 Trả lời
-
24/01/2023 | 1 Trả lời
-
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), quân đội Việt Nam đã giành được thế chủ động trên chiến trường toàn Đông Dương với thắng lợi nào sau đây?
28/06/2023 | 0 Trả lời
-
Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời từ điều kiện kinh tế - xã hội nào?
18/09/2023 | 0 Trả lời
-
xu thế toàn cầu hóa tạo ra những thách thức gì cho các nước đang phát triển nói chung và việt nam nói riêng? Theo em, Việt Nam cần làm gì trước xu thế toàn cầu hóa?
31/10/2023 | 0 Trả lời
-
Thái độ chính trị của giai cấp tiểu tư sản Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất là? Vì sao?
12/12/2023 | 1 Trả lời