Các sự kiện Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (9-1939) và quân phiệt Nhật Bản đầu hàng Đồng minh (8-1945) tác động như thế nào đến Việt Nam?
Trả lời (1)
-
a) Tác động của sự kiện Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (9-1939)
- Sau khi tham chiến, Chính phủ Pháp thực hiện chính sách thù địch đối với các lực lượng tiến bộ trong nước và các phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa. Ở Đông Dương, bọn phản động thuộc địa ngóc đầu dậy chống phá cách mạng, xóa bỏ những quyền dân chủ mà nhân dân đã giành được trong phong trào 1936-1939, đồng thời thi hành chính sách vơ vét sức người, sức của để phục vụ chiến tranh. Khả năng hoạt động hợp pháp, công khai không còn nữa. Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược và tay sai phát triển gay gắt. Nhiệm vụ giải phóng dân tộc trở nên cấp bách.
- Tháng 11-1939, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp hội nghị, xác định nhiệm vụ, mục tiêu đấu tranh trước mắt của cách mạng là đánh đổ đế quốc và tay sai, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập; tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, đề ra khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của đế quốc và địa chủ phản bội quyền lợi dân tộc chia cho dân cày nghèo; chuyển từ hoạt động hopha, nửa hợp pháp sang hoạt động bí mật, bất hợp pháp, thành lập Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương thay cho Mặt trận Dân chủ Đông Dương; khẳng định con đường cách mạng bạo lực; đưa nhân dân bước vào giai đoạn trực tiếp vận động giải phóng dân tộc.
b) Tác động của sự kiện quân phiệt Nhật Bản đầu hàng Đồng minh (8-1945) - Ngày 14-8-1945, Hội đồng tối cao chiến tranh và Nội các Nhật họp thông qua quyết định đầu hàng Đồng minh không điều kiện. Trưa ngày 15-8-1945, Nhật hoàng chính thức tuyên bố đầu hàng. Quân Nhật ở Đông Dương rệu rã. Chính phủ Trần Trọng Kim và tay sai của Nhật hoang mang. Kẻ thù trực tiếp của dân tộc Việt Nam ngã gục, thời cơ tổng khởi nghĩa xuất hiện. Quân Đồng minh chuẩn bị và Đông Dương giải giáp quân đội Nhật.
- Ngàytừ ngày 13-5-1945, khi nhận được những thông tin về việc Nhật đầu hàng, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh lập tức thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc. 23 cùng ngày Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc ban bố "Quân lệnh số 1" chính thức phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước. Từ ngày 14 đến ngày 15-8-1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào (Tuyên Quang), quyết định phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước, giành chính quyền trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương… Từ ngày 16 đến 17-8-1945 Đại hội Quốc dân được triệu tập ở Tân Trào. Đại hội tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua chính sách của Việt Minh, cử ra Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.
- Từ ngày 14 đến ngày 28-8-1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn dân Việt Nam nổi dậy tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
bởi Mai Bảo Khánh 21/01/2021Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
làm rõ mối quan hệ việt pháp từ 9/1945-12/1946
30/11/2022 | 0 Trả lời
-
Nhận xét, đánh giá và so sánh phong trào cách mạng (1930-1931) với phong trào cách mạng trước đó
31/12/2022 | 0 Trả lời
-
24/01/2023 | 1 Trả lời
-
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), quân đội Việt Nam đã giành được thế chủ động trên chiến trường toàn Đông Dương với thắng lợi nào sau đây?
28/06/2023 | 0 Trả lời
-
Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời từ điều kiện kinh tế - xã hội nào?
18/09/2023 | 0 Trả lời
-
xu thế toàn cầu hóa tạo ra những thách thức gì cho các nước đang phát triển nói chung và việt nam nói riêng? Theo em, Việt Nam cần làm gì trước xu thế toàn cầu hóa?
31/10/2023 | 0 Trả lời
-
Thái độ chính trị của giai cấp tiểu tư sản Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất là? Vì sao?
12/12/2023 | 1 Trả lời