“Chiến tranh lạnh” giữa hai nước Mỹ và Liên Xô chấm dứt như thế nào ? Việc chấm dứt “chiến tranh lạnh”đã có tác động đến các mối quan hệ quốc tế như thế nào?
Trả lời (1)
-
Tại sao Xô - Mỹ chấn dứt cuộc “chiến tranh lạnh”
Cuộc “chiến tranh lạnh”kéo dài trên 40 năm đã làm cho 2 nước bị suy giảm nhiều về kinh tế, khoa học – kỹ thuật và đặc biệt, vị trí quôc tế của hai nước này bị giảm sút nhiều về mọi mặt, đang đứng trước những thử thách của sự phát triển của thế giới mới.
Nhật, Tây Âu vươn lên mạnh mẽ, đã trở thành đối thủ cạnh tranh, thách thức của Mỹ và LX.
Cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật và sự giao lưu quốc tế về kinh tế thương mại và văn hóa ngày càng phát triển rộng rãi.
Cuộc “chiến tranh kinh tế” mang tính toàn cầu đòi hỏi phải có cục diện ổn định, đối thoại và hợp tác trong cùng tồn tại hòa bình.
Cuộc “chiến tranh lạnh” giữa hai nước Xô - Mỹ đã chấm dứt như thế nào ?
Từ nửa sau thập niên 80, quan hệ quốc tế, xuất hiện xu thế mới, từ đối đầu sang đối thoại hợp tác trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi và cùng tồn tại hòa bình.
Xu thế này bắt đầu từ quan hệ Xô – Mỹ rồi dần dần mở rộng ra các mối quan hệ Đông – Tây, mối quan hệ giữa 5 ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an.
Liên Xô và Mỹ đã mở nhiều hội nghị cấp cao để:
Thỏa thuận giảm một bước quan trọng trong cuộc chạy đua vũ trang.
Từng bước chấm dứt cục diên “ chiến tranh lạnh” giữa hai nước.
Cùng hợp tác với nhau, giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột quốc tế (1987 kí hiệp ước INF: thủ tiêu tên lửa tầm trung ở châu Âu, giải quyết xung đột ở Afghanistan, Nam Phi, Campuchia, Nicaragua….).
Cuối 1989, tại cuộc gặp không chính thức giữa Bush và Gorbachev ở đảo quốc Malta, Xô – Mỹ tuyên bố chấm dứt cuộc “ chiến tranh lạnh” mở ra thời kỳ sau
“chiến tranh lạnh”.
Như vậy, thời kỳ “ chiến tranh lạnh” đã chấm dứt, quan hệ quốc tế bước sang thời kỳ mới.
Tác động của việc chấm dứt “ chiến tranh lạnh” đối với các mối quan hệ quốc tế.
Việc chấm dứt “ chiến tranh lạnh” giữa Liên Xô và Mỹ tạo nên biến chuyển quan trọng trong quan hệ quốc tế và cục diện chính trị thế giới:
Quan hệ giữa 5 nước Ủy viên thường trực Hội đồng bảo an đã chuyển từ đối đầu sang đối thoại, thỏa hiệp, hợp tác, giải quyết những tranh chấp xung đột quốc tế.
Khối Varsava tự giải thể (3/1991) nên không còn khối quân sự đối đầu nhau.
Các tranh chấp, xung đột khu vực chuyển dần sang giải quyết bằng đối thoại, hợp tác như Xô – Mỹ hợp tác, thỏa hiệp giải quyết các vụ xung đột khu vực: , Nam Phi, Afghanistan, Trung Đông, Campuchia, Nicaragua…..
Liên Xô không can thiệp vào Đông Âu, chấm dứt việc thực hiện những cam kết với các nước XHCN.
bởi trang lan 21/01/2021Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
làm rõ mối quan hệ việt pháp từ 9/1945-12/1946
30/11/2022 | 0 Trả lời
-
Nhận xét, đánh giá và so sánh phong trào cách mạng (1930-1931) với phong trào cách mạng trước đó
31/12/2022 | 0 Trả lời
-
24/01/2023 | 1 Trả lời
-
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), quân đội Việt Nam đã giành được thế chủ động trên chiến trường toàn Đông Dương với thắng lợi nào sau đây?
28/06/2023 | 0 Trả lời
-
Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời từ điều kiện kinh tế - xã hội nào?
18/09/2023 | 0 Trả lời
-
xu thế toàn cầu hóa tạo ra những thách thức gì cho các nước đang phát triển nói chung và việt nam nói riêng? Theo em, Việt Nam cần làm gì trước xu thế toàn cầu hóa?
31/10/2023 | 0 Trả lời
-
Thái độ chính trị của giai cấp tiểu tư sản Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất là? Vì sao?
12/12/2023 | 1 Trả lời