YOMEDIA
NONE

Vì sao lại có sự phân chia Đàng Trong, Đàng Ngoài và sự phân chia này có ảnh hưởng như thế nào đến tiến trình phát triển của lịch sử đất nước?

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • a) Có sự phân chia Đàng Trong, Đàng Ngoài, vì:

    –   Ngay từ khi cuộc chiến Nam – Bắc triều còn đang tiếp diễn thì nội bộ Nam triều đã nảy sinh mầm mống của sự chia rẽ. Trịnh Kiểm thâu tóm trong tay mọi quyền hành, loại bỏ dần ảnh hưởng của họ Nguyễn. Để tránh âm mưu bị ám hại của họ Trịnh, Nguyễn Hoàng – con trai của Nguyễn Kim, đã tìm mọi cách để được vào trấn thủ ở Thuận Hóa.

    –  Thuận Hóa (vùng đất phía nam đèo Ngang đến đèo Hải Vân) vốn là đất cũ của Cham-pa, tuy đã được sáp nhập vào Đại Việt từ lâu, nhưng đến lúc này dân cư vẫn rất thưa thớt, kinh tế kém phát triển. Để thu hút người đến Thuận Hóa làm ăn sinh sống, Nguyễn Kim thi hành một số chế độ cai trị khoan hòa, khuyến khích sản xuất. Sau hơn 10 năm làm Trấn thủ Thuận Hóa, đến năm 1570, Nguyễn Hoàng được giao kiêm lĩnh Trấn thủ cả xứ Quảng Nam (vùng đất từ đèo Hải Vân đến đèo Cù Mông).

    –    Họ Nguyễn vừa lo phát triển kinh tế, vừa lo củng cố quyền thống trị để thoát li dần sự lệ thuộc và trở thành một lực lượng đối địch với họ Trịnh. Dần dần, khu vực Thuận – Quảng trở thành vùng đất của tập đoàn phong kiến Nguyễn.

    –  Chiến tranh Trịnh ị Nguyễn bùng nổ. Trong vòng 45 năm (từ năm 1627 đến năm 1672), họ Trịnh ị Nguyễn đánh nhau bảy lần với những trận chiến ác liệt, có khi kéo dởi năm này qua năm khác. Cuộc chiến tranh đã làm hao tổn sức người, sức của của dân, triệt phá đồng ruộng, xóm làng. Cuộc chiến tranh dẫn đến việc chia đôi lãnh thổ nước Đại Việt thống nhất thành giang sơn riêng của hai dòng họ.

    –  Vùng đất từ sông Gianh, Lũy Thầy (Quảng Bình) trở ra Bắc nằm dưới quyền cai trị của chính quyền Lê – Trịnh gọi là Đàng Ngoài. Họ Trịnh xưng vương, lập phủ Chúa, tuy vẫn duy trì triều đình vua Lê, nhưng thực tế đã thâu tóm mọi quyền hành trong tay, biến vua Lê thành bù nhìn.

    – Vùng Thuận Quảng ở phía nam, được gọi là Đàng Trong, của chính quyền họ Nguyễn. Chúa Nguyễn tự xưng vương, lập phủ Chúa, cải tổ cơ cấu chính quyền theo quy cách một triều đình đế vương, bắt nhân dân phải thay đổi cách ăn mặc và phong tục tập quán cho khác với Đàng Ngoài. Mặc dầu vậy, theo quan niệm của nhân dân ta, Đàng Trong và Đàng Ngoài ch1 là hai khu vực của quốc gia Đại Việt.

    b) Ảnh hưởng của sự phân chia đến tiến trình phát triển của lịch sử đất nước:

    –  Sự phân chia đất nước của các tập đoàn phong kiến đã dẫn đến các cuộc chiến tranh kéo dài hết năm này qua năm khác, đã làm hao tổn sức người, sức của của dân, triệt phá đồng ruộng, xóm làng.

    – Nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ bị xâm phạm nghiêm trọng, đặc biệt với sự chia cắt đất nước thành Đàng Trong và Đàng Ngoài, hình thành chính quyền ở hai miền trở thành giang sơn của hai dòng họ (Đàng Ngoài, họ Trịnh xưng vương, thâu tóm mọi quyền hành trong tay, biến vua Lê thành bù nhìn; Đàng Trong, Chúa Nguyễn xưng vương, lập phủ chúa, bắt nhân dân phải thay đổi cách ăn mặc và phong tục tập quán cho khác với Đàng Ngoài), Đại Việt đứngtrước nguy cơ bị chia cắt thành hai quốc gia, đã làm tổn thương đến sự phát triển của đất nước, dân tộc.

      bởi Lê Tường Vy 26/07/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF