YOMEDIA
NONE

Tại sao công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm?

Tại sao công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm lại là  ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta?

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • a. Ngành công nghiệp trọng điểm: đó là các ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành kinh tế khác.

    b. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm  là ngành công nghiệp trọng điểm là vì:

                * Có thế mạnh lâu dài:

    - Có nguồn nhiên liệu tại chổ phong phú

                + Từ ngành trồng trọt:

    Lương thực: diện tích cây lương thực 8,4 triệu ha, trong đó 7,3 triệu ha trồng lúa. Sản lượng lương thực 39,5 triệu tấn, trong đó lúa chiếm 35,8 triệu tấn. Sản lượng ngô 3,8 triệu tấn. Đây là nguồn cung cấp nguyên liệu phong phú cho công nghiệp xây xát.

    Cây công nghiệp hàng năm: diện tích mía 266 nghìn ha và trên 14,7 triệu tấn, lạc 270 nghìn ha và 485 nghìn tấn, đậu tương 203 nghìn ha và 292 vạn tấn.

    Cây công nghiệp lâu năm: chè búp 118 nghìn ha và 534 nghìn tấn, cà phê 491 nghìn ha và 768 nghìn tấn cà phê nhân, điều 328 nghìn ha và 332 nghìn tấn, dừa 132 nghìn ha và 972 nghìn tấn. Đây là nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp chế biến thực phẩm (chè, đường, cà phê, dầu thực vật,…)

    Rau và cây ăn quả: nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến đồ hộp rau quả,….

                + Từ ngành chăn nuôi:

    Đàn gia súc và gia cầm khó đông: đàn lợn 27,4 triệu con, đàn trâu 2,9 triệu con, đàn bò 5,5 triệu con, gia cầm 220 triệu con (2005).

    Là nguồn nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp chế biến thịt, sữa, pho mát, bơ,….

                + Từ ngành đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản:

    Nước ta có tiềm năng lớn: vùng biển rộng trên 1 triệu km2, đường bờ biển dài 3260 km, có nhiều ngư trường lớn, phong phú về số loài cá tôm.

    Là nguồn cung cấp nguyên liệu dồi dào cho CNCB thủy hải sản.

    - Thị trường tiêu thụ rộng lớn:

    + Trong nước: đông dân, mức sống ngày càng tăng, là thị trường rộng lớn, tạo động lực cho ngành chế biến lương thực, thực phẩm phát triển mạnh.

    + Xuất khẩu: nhiều mặt hàng quan trọng như gạo, cà phê, điều, chè, cá ba sa, tôm đông lạnh,….Xuất khẩu sang thị trương khó tính như Hoa Kì, EU, Nhật Bản,…  

    - Cơ sở vật chất kĩ thuật khá phát triển:

    + Nhiều cơ sở công nghiệp chế biến nông – lâm – thủy sản đã xuất hiện với công nghệ hiện đại.

    + Phân bố tập trung tại các thành phố lớn, đông dân hoặc các vùng nguyên liệu.

                * Mang lại hiệu quả kinh tế cao.

    - Kinh tế:

    + Chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu các ngành công nghiệp của cả nước, góp phần tích lũy cho xã hội.

    + Xuất khẩu đem lại nguồn ngoại tệ quan trọng.

    * Tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác.

    - Chủ trương của Nhà nước: phải đi trước một bước so với các ngành kinh tế khác.

    - Tác động mạnh mẽ, toàn diện đến các ngành về các mặt: quy mô, kĩ thuật công nghệ, chất lượng sản phẩm.

     

      bởi Ngyễn Yến Chi 07/09/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON