YOMEDIA
NONE

Chứng minh ĐBSCL có nhiều thế mạnh với phát triển lương thực thực phẩm?

Chứng minh ĐBSCL có nhiều thế mạnh với phát triển LTTP và ĐBSCL là vựa lúa lớn nhất cả nước
 

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • * ĐBSCL có nhiều thế mạnh với phát triển LTTP thể hiện sau sau:
    - Thế mạnh về vị trí địa lý:
    + ĐBSCL vì nằm gần xích đạo hơn là gần chí tuyến nên thiên nhiên của vùng là thiên nhiên nhiệt đới cận xích đạo nóng
    nắng quanh năm rất phù hợp với phát triển 1 nền nông nghiệp nhiệt đới mà điển hình là nông nghiệp lúa nước.

    + ĐBSCL nằm ở hạ lưu của 2 sông lớn nên không những đất đai luôn được phù sa bồi đắp thường xuyên rất màu mỡ mà
    còn có vùng biển rộng chính là nơi tạo ra nguồn thực phẩm từ biển rất có giá trị.
     

    - Thế mạnh về khí hậu:
    + Trước hết vì nằm gần xích đạo nên khí hậu của vùng có nền t0 và bức xạ cao với t0 trung bình từ 28-290c... rất thuận lợi để
    xen canh tăng vụ gối vụ quay vòng đất để sản xuất nhiều vụ trong năm mà điển hình là 3 vụ lúa.

    + Khí hậu của ĐBSCL khá ôn hòa ít bão không sương muối nên năng suất và sản lượng lương thực của vùng khá ổn định ít
    bị thiên tai.

    - Thế mạnh về nước tưới.
    + Nhờ có lượng mưa lớn lại có mật độ sông ngòi dày đặc nên có trữ lượng nước sông lớn, riêng của SCL khoảng 505 tỉ m3,
    chính đó là cơ sở để tạo ra nguồn nước tưới cho 3 vụ lúa quanh năm nếu có đầu tư phát triển thuỷ lợi.

    - Thế mạnh về đất: Trong tổng diện tích t/nh của vùng là 4tr ha thì đất nông nghiệp có 2,65 tr ha chiếm 66,2% diện tích tự
    nhiên trong đó đất phù sa ngọt khoảng 1,2tr ha rất tốt với trồng lương thực thực phẩm còn khoảng 1,5tr ha đất ngập phèn nếu đầu tư
    cải tạo thì rất tốt với phát triển nông nghiệp lại có khoảng 67 vạn ha là đất chưa khai thác trong đó gần 50 vạn ha là mặt nước mặn
    lợ có thể sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản.

    - Thế mạnh về hải sản.
    + Về hải sản có trữ lượng lớn nhất trong cả nước chiếm khoảng 42% sản lượng cá biển cả nước vì vùng này có biển rộng lại
    có nhiều bãi cá bãi tôm lớn điển hình là 2 ngư trường Kiên Giang - Minh Hải, Ninh Thuận - Bình Thuận.

    + Thế mạnh về phát triển nuôi trồng thì trong gần 50 vạn ha mặt nước, mặn, lợ thì có khoảng 35 vạn ha đang ddược sử dụng
    để nuôi trồng thuỷ sản trong đó có khoảng 10 vạn ha có giá trị nuôi tôm xuất khẩu.

    -Thế mạnh về các điều kiện kinh tế xã hội:
    + Người lao động trong vùng rất dồi dào tính đến năm 99 là 16,1 tr người trong đó 80% dân số làm nông nghiệp mà nguồn
    lao động này đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất luôn với tính chất hàng hóa cao ( nổi tiếng với nhiều "ông hai lúa").

    + CSHT trong vùng tuy mới được khai thác từ 75 đến nay nhưng đã được nhà nước luôn quan tâm đầu tư để nghiên cứu cải
    tạo đất, vạch ra những biện pháp phát triển thuỷ lợi, chống lũ lụt và xây dựng nhiều nhà máy chế biến nghiên cứu lai tạo giống mới
    đặc biệt có hệ thống kênh rạch chằng chịt được xây dựng hoàn chỉnh từ lâu.

    + Đường lối chính sách của Đảng thì ĐBSCL do đã quen và thích nghi với cơ chế thị trường từ lâu cho nên khi Nhà nước
    đổi mới theo cơ chế thị trường thì rất phù hợp với lòng dân đã kích thích sản xuất lương thực tăng trưởng nhanh...

    * Bên cạnh những thế mạnh về thiên nhiên cũng như về kinh tế xã hội để phát triển lương thực thực phẩm trong vùng thì
    việc phát triển lương thực thực phẩm ở ĐBSCL thì cần phải khắc phục nhiều khó khăn đó là:

    - Phải đẩy mạnh phát triển thuỷ lợi để lấy nước ngọt tưới lúa và cải tạo đất phèn vào mùa khô.
    - Phải tìm mọi biện pháp để hạn chế lũ lụt vào mùa mưa.
    - Phải đầu tư để nâng cao trình độ thâm canh xen canh tăng vụ mà hiện nay còn ở mức thấp.
    - Phải đầu tư tiếp tục nâng cấp CSHT mà cơ bản là đẩy mạnh xây dựng các nhà máy chế biến...

    * ĐBSCL là vựa lúa lớn nhất cả nước:
    Trên cơ sở phát huy tổng hợp những thế mạnh nêu trên và khắc phục những khó khăn lớn thì ĐBSCL hiện nay đã trở thành
    vùng có khả năng sản xuất được khối lượng LTTP lớn nhất cả nước thể hiện qua các chỉ tiêu sau:

    - Diện tích trồng lương thực cả miền (diện tích lúa cả năm có thể đạt tới 4tr ha) chiếm hơn 50% diện tích trồng lương thực
    cả nước.

    - Trong diện tích trồng lương thực thì diện tích lúa chiếm 99% và so với cả nước diện tích lúa vùng này chiếm 52%.

    - ở ĐBSCL hiện nay đã xuất hiện những tỉnh có diện tích trồng lúa rất cao trên 400 ngàn ha, điển hình như tỉnh An Giang
    460 ngàn ha, tỉnh Cần Thơ 466 ngàn ha, đặc biệt tỉnh Kiên Giang có diện tích trồng lúa 514 ngàn ha.

    - Mặc dù trình độ thâm canh lương thực ở ĐBSCL chưa cao nhưng nhờ có thiên nhiên ưu đãi nên năng suất lúa trung bình
    của vùng này lại cao hơn năng suất lúa trung bình của cả nước. Năm 99 đạt 40,3 tạ/ha (cả nước 40 tạ/ha).

    - Nhờ diện tích trồng lúa lớn năng suất trung bình cao nên ĐBSCL đã đạt SL lương thực cao nhất cả nước, năm 99 đạt 16,3
    tr tấn chiếm gần 50% sản lượng lương thực cả nước.

    - Chính những tỉnh có diện tích trồng lúa lớn như An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang thì cũng là những tỉnh có khả năng đạt
    sản lượng lúa từ 1-2 tr tấn/năm.

    - Nhờ sản lượng lương thực tăng nhanh ® bình quân lương thực đầu người cả vùng hiện nay rất cao và cao nhất cả nước:
    trong khi bình quân lương thực đầu người ở ĐBSH là 414kg/người/năm thì ở ĐBSCL năm 99 đạt 1012,3kg/người.

    - ĐBSCL vẫn còn nhiều khả năng tăng thêm sản lượng lương thực hơn nữa là nhờ vào sự tiến bộ của KHKT ngày càng phát
    triển, nhờ vào việc đầu tư cải tạo đất phèn và nhờ vào việc lai tạo thành công nhiều giống lúa năng suất cao và nhờ vào việc nâng
    cao dần trình độ thâm canh xen canh lương thức và đặc biệt nhờ vào sự quan tâm đầu tư đúng mức của Nhà nước.
    Qua chứng minh trên ta khẳng định ĐBSCL phải được coi là vựa lúa lớn nhất cả nước.

    * ĐBSCL không những là vựa lúa lớn nhất cả nước mà còn là vùng có khả năng sản xuất thực phẩm lớn nhất cả nước.

    - ĐBSCL trước hết là vùng có nhiều điều kiện thuận lợi để nuôi trâu bò:

    + Có khả năng nuôi trâu quy mô lớn vì vùng này có nhiều vùng trũng, nhiều đồng cỏ thích hợp với nuôi trâu mà vùng nuôi
    trâu nhiều nhất cả nước là 2 tỉnh Long An, Cà Mau. Đàn trâu tính đến 99 có khoảng 25-30 vạn con.

    + ĐBSCL cũng có nhiều khả năng nuôi bò quy mô lớn với đàn bỏ năm 99 có khoảng 18-20 vạn con. Vùng nuôi nhiều bò
    nhất là 2 tỉnh An Giang và Vĩnh Long.

    - ĐBSCL là vùng có khả năng lớn thứ 3 cả nước về nuôi lợn, với đàn lợn năm 99 là 2,8tr con, vì nhờ vào nguồn LTTP dồi
    dào có thị trường tiêu thụ lớn.

    + Nuôi gia cầm ở ĐBSCL mạnh nhất là nuôi vịt với đàn vịt hàng trăm triệu con lớn nhất cả nước nhờ vào diện tích chăn thả
    rộng lớn.

    - Vùng này mạnh nhất cả nước về đánh bắt hải sản và nuôi thuỷ sản...

    + Đánh bắt hải sản với sản lượng cá biển cả vùng hiện nay đã chiếm 42% sản lượng cá biển cả nước (chiếm 42% (370.000
    tấn/năm).

    + Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản cũng lớn nhất cả nước, vì có tới 350.000 ha mặt nước để nuôi trồng và hiện nay đã cho xuất
    khẩu 10 vạn tấn tôm cá/năm.

    - ĐBSCL còn có thế mạnh nhất cả nước về sản xuất các loại cây thực phẩm nhiệt đới điển hình là mía, lạc, đậu tương.

    - ĐBSCL về sản xuất các nguồn thực phẩm từ động vật hoang dã, vì trong vùng còn nhiều loài chim, với nhiều sân chim
    lớn, nhiều loài bò sát ong mật...

    - Qua đó ta thấy ĐBSCL vừa là vựa lúa vừa là vùng sản xuất thực phẩm lớn nhất cả nước.

      bởi Biến Chất Thầy Giáo 05/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF