YOMEDIA
NONE

Địa lí 12 Bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long


Bài học sau đây sẽ cung cấp cho các em học sinh kiến thức về vùng ĐBSCL như: các bộ phận hợp thành ĐBSCLthế mạnh và hạn chế chủ yếu; phương án sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Các bộ phận hợp thành ĐBSCL

  • Diện tích: hơn 40 nghìn km2, dân số hơn 17,4 triệu người (năm 2006)
  • ĐBSCL gồm 13 tỉnh và thành phố: An Giang, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ.
  • Vị trí địa lí:
    • Bắc giáp ĐNB
    • Tây Bắc giáp Campuchia
    • Tây giáp vịnh Thái Lan
    • Đông giáp biển Đông
  • Là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta, bao gồm:
    • Phần đất nằm trong phạm vi tác động trực tiếp của sông Tiền và sông Hậu (thượng châu thổ và hạ châu thổ)
    • Phần nằm ngoài phạm vi tác động trực tiếp của 2 sông trên. 
  • Phần thượng châu thổ: tương đối cao; có nhiều vùng trũng rộng lớn
  • Phần hạ châu thổ: thấp; thường xuyên chịu tác động của thủy triều và sóng biển; có các giồng đất, cồn cát và bãi bồi.

1.2. Các thế mạnh và hạn chế chủ yếu

a. Thế mạnh:

  • Đất :
    • Đất phù sa là tài nguyên quan trọng hàng đầu
    • ĐBSCL có 3 nhóm đất chính: Đất phù sa ngọt, đất phèn, đất mặn
  • Khí hậu: Cận xích đạo, lượng mưa hàng năm lớn, thuận lợi cho phát triển, sản xuất nông nghiệp
  • Sông ngòi, kênh rạch chằng chịt thuận lợi cho giao thông đường thủy, sản xuất và sinh hoạt
  •  Sinh vật:
    • Thực vật: rừng tràm, rừng ngập mặn…
    • Động vật: cá và chim…
  • Tài nguyên biển phong phú: hàng trăm bãi cá, tôm…
  • Khoáng sản: đá vôi, than bùn, dầu khí…

b. Hạn chế:

  • Mùa khô kéo dài -> đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn, thiếu nước...
  • Một vài loại đất thiếu dinh dưỡng, đất quá chặt, khó thoát nước…
  • Tài nguyên khoáng sản bị hạn chế…

1.3. Sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long

  • Có nhiều ưu thế về tự nhiên so với đồng bằng sông Hồng
  • Sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên là vấn đề cấp bách:
    • Cần có nước ngọt để thau chua rửa mặn vào mùa khô
    • Tạo ra các giống lúa chịu phèn, chịu mặn
    • Duy trì và bảo vệ tài nguyên rừng
    • Chuyển dịch cơ cấu, đẩy mạnh trồng cây công nghiệp, cây ăn quả
    • Kết hợp nuôi trồng thủy sản và phát triển công nghiệp chế biến
    • Kết hợp khai thác vùng đất liền với mặt biển, đảo, quần đảo để tạo nền kinh tế liên hoàn
    • Chủ động sống chung với lũ

2. Luyện tập và củng cố

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lý 12 Bài 41 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 189 SGK Địa lý 12

Bài tập 2 trang 189 SGK Địa lý 12

Bài tập 3 trang 189 SGK Địa lý 12

Bài tập 1 trang 130 SBT Địa lí 12

Bài tập 2 trang 131 SBT Địa lí 12

Bài tập 3 trang 131 SBT Địa lí 12

Bài tập 4 trang 132 SBT Địa lí 12

Bài tập 5 trang 132 SBT Địa lí 12

Bài tập 6 trang 132 SBT Địa lí 12

Bài tập 7 trang 132 SBT Địa lí 12

Bài tập 8 trang 132 SBT Địa lí 12

Bài tập 9 trang 133 SBT Địa lí 12

Bài tập 10 trang 133 SBT Địa lí 12

Bài tập 11 trang 133 SBT Địa lí 12

Bài tập 12 trang 133 SBT Địa lí 12

Bài tập 13 trang 133 SBT Địa lí 12

Bài tập 14 trang 134 SBT Địa lí 12

Bài tập 15 trang 134 SBT Địa lí 12

Bài tập 16 trang 134 SBT Địa lí 12

Bài tập 1 trang 73 Tập bản đồ Địa Lí 12

Bài tập 2 trang 74 Tập bản đồ Địa Lí 12

Bài tập 3 trang 74 Tập bản đồ Địa Lí 12

3. Hỏi đáp Bài 41 Địa lí 12

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Địa Lý 12 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON