YOMEDIA
NONE

Phân tích vai trò của cây công nghiệp trong nền kinh tế nước ta?

Anh (chị) hãy:

1. Phân tích vai trò của cây công nghiệp trong nền kinh tế nước ta ?

2. Phân tích các điều kiện để phát triển cây công nghiệp?

3. Trình bày tình hình sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả?

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • 1. Vai trò của cây công nghiệp trong nền kinh tế nước ta

    - Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên nước ta (khí hậu, đất trồng)

    - Khai thác thế mạnh của vùng trung du và miền núi, phá thế độc canh trong sản xuất nông nghiệp.

    - Cung cấp nguồn nguyên liệu phong phú cho các ngành công nghiệp chế biến và sản xuất hàng tiêu dùng.

    - Tạo nguồn hàng xuất khẩu quan trọng,  có giá trị như cà phê, cao su, điều, hồ tiêu,…

    -  Giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần phân bố lại dân cư và lao động trên cả nước.

    - Nâng cao đời sống của nhân dân, giải quyết nhu cầu ăn, mặc, hàng tiêu dùng cho người lao động.

     2. Điều kiện để phát triển cây công nghiệp

    a. Điều kiện tự nhiên:

    - Địa hình:

    ¾ diện tích nước ta là đồi núi, phần lớn có độ cao dưới 1000m, có nhiều cao nguyên và đồi núi thấp. Vì vậy, thuận lợi cho việc phát triển các loại cây công nghiệp.

    - Đất trồng:

    + Chủ yếu là đất feralit trong đó:

    Đất đỏ badan có trên 2 triệu ha, phân bố chủ yếu Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Vì vậy, thích hợp cho việc trồng cà phê, cao su,…

    Đất feralit phát triển trên đá phiến và đá mẹ khác, rất thích hợp việc trồng chè và các cây đặc sản.

    Đất đỏ đá vôi phân bố chủ yếu ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, thích hợp việc trồng cây công nghiệp ngắn ngày như đậu tương, thuốc lá,…

    + Đất phù sa, phân bố tập trung ở các đồng bằng và ven biển, thuận lợi cho việc tròng cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng đất mặn ven biển có thể trồng cói, dừa, đước, sú, vẹt,….

    - Khí hậu:

    + Nhiệt đới ẩm gió mùa thích hợp với các loại cây công nghiệp nhiệt đới.

    + Khí hậu nước ta có sự phân hóa theo mùa, vĩ độ và độ cao. Các tỉnh phía Nam tính nhiệt đới tương đối ổn định nên thích hợp với các cây công nghiệp nhiệt đới. Vùng núi cao cả nước và ở miền Bắc có mùa đông lạnh nên thuận lợi phát triển các cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới.

    - Nguồn nước:

                + Nguồn nước dồi dào cả trên mặt, nước ngầm.

                + Hệ thống sông ngòi dày đặc.

    b. Điều kiện kinh tế - xã hội.

    - Dân cư và nguồn lao động:

    + Nguồn lao động nước ta dồi dào do dân số đông và tăng nhanh.

    + Mức sống tăng nhanh tạo nên thị trường tiêu thụ rộng lớn với sản phẩm cây công nghiệp.

    + Truyền thống, kinh nghiệm sản xuất và chế biến cây công nghiệp.

    - Cơ sở vật chất kĩ thuật.

    + Nhà nước đã xây dựng và quy hoạch các vùng chuyên canh cây nghiệp.

    + Chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp chế biến gắn liền với các vùng chuyên canh cây nghiệp.

    - Chính sách

    + Chính sách ưu tiên phát triển cây công nghiệp cùa Nhà nước.

    + Mở rộng thị trường xuất khẩu.

    c. Khó khăn

    - Mùa khô kéo dài ở các vùng chuyên canh cây nghiệp, gây ra tình trạng thiều nước ảnh hưởng đến năng suất cây công nghiệp.

    - Cơ sở hạ tầng, nhất là giao thông còn lạc hậu, ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm cây công nghiệp.

    - Công nghiệp chế biến nhỏ bé, chậm đổi mới công nghệ nên hạn chế khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

    - Thị trường xuất khẩu cây công nghiệp không ổn định.

    3. Tình hình sản xuất cây công nghiệp.

                Tổng diện tích gieo trồng cây công nghiệp năm 2005 là 2.500 nghìn ha, trong đó diện tích cây công nghiệp lâu năm là hơn 1.600 nghìn ha (chiếm gần 65%).

    - Cây công nghiệp lâu năm: chủ yếu là cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, dừa, chè.

    + Cà phê được trồng chủ yếu trên đất badan ở Tây Nguyên, ngoài ra còn trồng ở  Đông Nam Bộ, và rải rác ở Bắc Trung Bộ. Cà phê chè mới được trồng nhiều ở Tây Bắc.

    + Cao su được trồng chủ yếu trên đất badan và đất xám bạc màu trên phù sa cổ ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, một số tỉnh Duyên hải miền Trung.

    + Hồ tiêu được trồng chủ yếu trên đất badan ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và duyên hải miền Trung. + Điều được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ.

    + Dừa được trồng nhiều nhất ở đồng bằng sông Cửu Long.

    + Chè được trồng nhiều nhất ở trung du và miền núi Bắc Bộ, ở Tây Nguyên (nhiều nhất là tỉnh Lâm Đồng).

    - Cây công nghiệp hằng năm

    + Chủ yếu là mía, lạc, đậu tương, bông, đay, cói, dâu tằm, thuốc lá.

    + Mía được phát triển ở đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và Duyên hải miền Trung.

    + Lạc được trồng nhiều trên các đồng bằng Thanh – Nghệ - Tỉnh, trên đất xám bạc màu ở Đông Nam Bộ và ở Đắk Lắk.

    + Đậu tương được trồng nhiều ở trung du và miền núi Bắc Bộ, những năm gần đây được phát triển mạnh ở Đắk Lắk, Hà Tây và Đồng Tháp.

    + Đay ở đồng bằng sông Hồng

    + Cói nhiều nhất là ven biển Ninh Bình, Thanh Hóa.

      bởi Kagura San 04/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON